Sự khác nhau giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý

Những người theo chủ nghĩa cổ điển như chủ nghĩa Plato đã suy nghĩ về các phẩm chất khác nhau của các nhà lãnh đạo.

Đồng thời, nhà triết học Niccolò Machiavelli đã viết về sự khác nhau giữa các nhà lãnh đạo và quản lý. 

Sau một khoảng thời gian dài nghiên cứu, học giả Warren Bennis đã tổng hợp và đưa ra những nhận xét nổi tiếng như sau: 

- Người quản lý quan tâm đến những điểm nối; nhà lãnh đạo lại khám phá đường chân trời. 
- Người quản lý hỏi làm thế nào và khi nào; người lãnh đạo hỏi điều gì và tại sao. 
- Người quản lý có tầm nhìn ngắn hạn; nhà lãnh đạo có tầm nhìn dài hạn. 

Tất cả các điều này đều thấy rằng các nhà lãnh đạo và quản lý là những người có tư duy rất khác nhau (Ảnh: Internet).
Tất cả các điều này đều thấy rằng các nhà lãnh đạo và quản lý là những người có tư duy rất khác nhau (Ảnh: Internet).

Thông thường, những người có kỹ năng lãnh đạo sẽ cung cấp các định hướng dài hạn, trong khi những nhà quản lý yêu cầu chúng ta tập trung vào việc thực hiện những kế hoạch hiện tại.

Tuy nhiên, thay vì công ty thuê những người để xử lý bức tranh lớn trong khi những người khác lại đổ mồ hôi chỉnh sửa những chi tiết, thì cần có những người có thể cân bằng cả hai kỹ năng này.

Nói cách khác, lãnh đạo và quản lý nên được xem là động từ, chứ không phải là danh từ.

Quản lý và lãnh đạo nên bổ sung cho nhau

Đây là điều quan trọng mà các tổ chức cần nên làm được.

Nếu không, các nhà lãnh đạo ở cấp cao nhất của một tổ chức thiết lập hướng đi mà không có ý thức về các hoạt động chi tiết.

Hoặc ngược lại, các nhà quản lý cấp trung thực hiện mà không cần truyền cảm hứng hay nghĩ đến hiệu quả lâu dài.

Quản lý và lãnh đạo cần bổ sung cho nhau (Ảnh: Internet).
Quản lý và lãnh đạo cần bổ sung cho nhau (Ảnh: Internet).

Ví như:

CEO cần quản lý được nhân viên chứ không chỉ lãnh đạo. 

Các nhà quản lý cấp trung gian cũng cần lãnh đạo để định hướng và dẫn dắt nhân viên.  

Quản lý và lãnh đạo là kỹ năng cần có của mọi người đứng đầu (Ảnh: Internet).
Quản lý và lãnh đạo là kỹ năng cần có của mọi người đứng đầu (Ảnh: Internet).

Học giả Warren Bennis đã từng nói rằng: 

Các nhà lãnh đạo “làm điều đúng đắn”; các nhà quản lý "hãy làm điều hướng đúng đắn."   

Cả hai bổ sung cho nhau.

Điều đó sẽ là sai lầm nếu cứ làm mà mà không định hướng trước.

Tuy nhiên, làm điều đúng sẽ không hiệu quả nếu như tổ chức, cá nhân làm điều đó chậm.

Vậy nên, lãnh đạo và quản lý nên là hai kỹ năng bổ sung cho nhau, và các Giám đốc Điều hành nên xem xét để cân bằng chúng.

Chuyển đổi hoặc cân bằng giữa lãnh đạo và quản lý

CEO quá cố của Southwest Airlines James Parker là một ví dụ điển hình. 

Đây là cách ông ấy trả lời câu hỏi về khả năng lãnh đạo là gì:

- Xác định và truyền đạt sứ mệnh; 
- Cung cấp hướng dẫn về cách hoàn thành;
- Trang bị cho mọi người những công cụ thích hợp (thông tin, đào tạo, v.v.); 
- Thúc đẩy và truyền cảm hứng thông qua sự cống hiến quên mình và tôn trọng người khác; 
- Cung cấp cả phản hồi tích cực và tiêu cực, bao gồm cả sự công nhận đối với thành tích; 
- Và cuối cùng, trao quyền để nhân viên có thể hoàn thành công việc, với sự tin tưởng hoàn toàn và chỉ hỗ trợ khi cần thiết.

CEO quá cố của Southwest Airlines James Parker (Ảnh: Internet).
CEO quá cố của Southwest Airlines James Parker (Ảnh: Internet).

Dưới đây là một số gợi ý để chuyển đổi hoặc cân bằng cả hai kỹ năng:

- Thống nhất các kênh truyền thông nội bộ phải rõ ràng giữa lãnh đạo và quản lý.

Ví dụ như: 

Thông báo (quản lý) và tầm nhìn (lãnh đạo); Email (quản lý) và ấn phẩm (lãnh đạo;...

Sử dụng các ngôn ngữ đơn giản nhưng hiệu quả để mô tả cách thức lãnh đạo và quản lý, tránh sự chồng chéo lên nhau và thể hiện được tầm quan trọng của công việc cân bằng cả hai.

Đồng thời, cũng nên rõ ràng về mặt thời gian thực hiện để tất cả cá nhân, tổ chức có thể dễ dàng theo dõi.

Cần có sự thống nhất trong truyền thông nội bộ (Ảnh: Internet).
Cần có sự thống nhất trong truyền thông nội bộ (Ảnh: Internet).

- Đối thoại thường xuyên với các giám đốc điều hành C-suite và các cán bộ khác.

Để tránh mỗi người một việc và không hướng đến một mục tiêu chung, các Giám đốc Điều hành nên dành thời gian để tất cả được ngồi chung với nhau.

Đây là cách để nhận ra những lỗ hổng trong quá trình huấn luyện kỹ năng, tập trung đào tạo và các phương thức hỗ trợ khác. 

Đồng thời, cũng là cách để Giám đốc Điều hành nắm bắt tình hình thực tế và thống nhất mọi thứ, không phải chỉ nhìn vào các báo cáo riêng lẻ.

Cuộc đối thoại thường xuyên là điều cần thiết cho mọi tổ chức (Ảnh: Internet).
Cuộc đối thoại thường xuyên là điều cần thiết cho mọi tổ chức (Ảnh: Internet).

Kiểm tra và đối thoại cũng như trao quyền không phải là dấu hiệu của sự yếu kém mà là tăng sự tin tưởng lẫn nhau, hướng đến sự dẫn dắt vì mục tiêu chung.

Chúng ta có thể biến nó trở thành một phần của các cuộc họp và hỏi ý kiến thường xuyên ở mọi cấp bậc của tổ chức.

Từ đó, đưa ra những câu chuyện cảnh giác nếu có sự chênh lệch giữa tầm nhìn và các kế hoạch.

Đồng thời, điều này cũng sẽ đề cập đến những lợi ích chung khi các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn được hòa hợp với nhau.

- Công khai những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn đến cả những cổ đông và khách hàng.

Vì nếu các cổ đông và khách hàng tiếp cận một trong hai nguồn kế hoạch thì có thể sẽ gây hiểu nhầm.

Vậy nên, việc công khai rõ ràng minh bạch là điều cần thiết, không chỉ nội bộ mà còn cả bên ngoài tổ chức.

Truyền thông về các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn cho các đối tác bên ngoài (Ảnh: Internet).
Truyền thông về các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn cho các đối tác bên ngoài (Ảnh: Internet).

Lược dịch từ bài viết của giáo sư James R. Bailey.