Trên thực tế, farmstay không phải là trào lưu mới. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), vài năm gần đây, đã có một số trang trại hoạt động theo hình thức farmstay.

Farmstay là trang trại sản xuất nông nghiệp kết hợp kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, hoạt động theo mô hình khu du lịch trải nghiệm nông thôn.

Mô hình này hoạt động tương tự như homestay (kinh doanh nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê), nhằm phục vụ khách du lịch lưu trú và trải nghiệm các hoạt động sản xuất, sinh hoạt tại nông thôn.

Mô hình farmstay vẫn còn nhiều khoảng trống pháp lý. Mô hình farmstay vẫn còn nhiều khoảng trống pháp lý.

Khoảng giữa năm 2020, farmstay đã trở thành một trào lưu bùng nổ. Thủ tướng đã có văn bản yêu cầu sớm tạo khung pháp lý cho mô hình này. HoREA cũng đã kiến nghị cấm tách thửa đất nông nghiệp nhằm tránh tình trạng phân lô bán nền.

Xu hướng kinh doanh trang trại theo mô hình farmstay

Trong bối cảnh dịch bệnh, không ít người bị mắc kẹt với mô hình farmstay dù đã sở hữu mảnh đất vừa ý.

Một nhà đầu tư sở hữu farmstay có diện tích 2 ha tại Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) chia sẻ rằng anh đã chuyển hướng phát triển thêm dịch vụ lưu trú ở trang trại khi nhận thấy việc trồng trọt đơn thuần không mang lại nhiều lợi nhuận. 

Tuy nhiên, kết quả mà nhà đầu tư farmstay này nhận được lại không như mong đợi:

"Đến bây giờ tôi vẫn chưa biết cách kinh doanh thế nào để thoát lỗ. Tôi nghĩ bản thân cần cân nhắc về công thức là phải sống được từ farm rồi mới kết hợp thêm mảng stay".

Tổng giám đốc Colliers Việt Nam là ông David Jackson chia sẻ:

"Khi nhu cầu gần gũi thiên nhiên của mọi người ngày càng gia tăng, cùng với lợi thế là quốc gia phát triển về nông nghiệp, mô hình farmstay lại càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Có thể khẳng định rằng đầu tư farmstay thực sự là một xu hướng".

Ông cũng chia những người làm farmstay thành bốn nhóm:

Nhóm thứ nhất là các gia đình ở thôn quê, ngoại thành. Họ đã có sẵn đất đai và muốn phát triển mô hình farmstay để thu hút du khách, từ đó kiếm thêm nguồn thu nhập. 

Nhóm thứ hai là những cư dân đô thị có mong muốn sở hữu một nơi nghỉ dưỡng riêng tư chốn thôn quê.

Nhóm thứ ba là nhà đầu tư từ các thành phố lớn. Họ xem farmstay như một trong số các kênh đầu tư của mình. 

Nhóm thứ tư là những người muốn rời xa cuộc sống đô thị nhiều áp lực, về lập nghiệp ở miền quê.

Giá đất vườn tăng 2-5%

Colliers International Việt Nam cho biết, những địa điểm được các nhà đầu tư chọn làm farmstay thường nằm tại các vùng ngoại thành, ven đô hoặc vùng nông thôn cách thành phố không quá xa để thuận tiện trong việc di chuyển.

Cũng theo thống kê của Colliers International Việt Nam, giá đất vườn tại khu vực ngoại thành Hà Nội vẫn tăng nhẹ từ 2 - 5% so với khoảng 3 tháng vừa qua, mặc cho tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. 

Tại huyện Sóc Sơn, giá đất vườn hiện dao động từ 2 - 10 triệu đồng/m2. Còn tại khu vực Yên Bái và hồ Suối Hai (Ba Vì, Hà Nội), giá đất vườn khoảng 600.000 - 700.000 đồng/m2, một phần diện trong đó có thể chuyển thổ cư.

"Giá này là rẻ nhất rồi, đất vườn ở Ba Vì bây giờ chủ yếu khoảng 1 - 2 triệu đồng/m2. Hai lô này lại nằm gần núi, hồ, thích hợp để làm farmstay. Chưa kể ngay cạnh là đô thị vệ tinh Sơn Tây, đất sau này sẽ còn tăng giá...".

- Thông tin từ một môi giới cho hai lô đất vườn ở Ba Vì.

Năm 2020, tại thành phố Long Khánh (Đồng Nai), bà H. có mua một mảnh đất vườn để làm chỗ nghỉ ngơi cho gia đình cho hay:

"Kể từ khi mua đất, đã có không ít mối lái đến trả giá, muốn mua lại khu đất của tôi với giá cao hơn khoảng vài trăm nghìn đồng/m2, nhưng do mục đích ban đầu không phải vì lợi nhuận nên tôi từ chối.”

Bà H. cũng chia sẻ về việc đầu tư mô hình farmstay:

“Nói về farmstay, so với năm ngoái, theo tôi thời điểm hiện tại không phải lúc thích hợp để đầu tư mô hình này. Còn nếu chỉ đơn thuần mua đất lướt sóng, người ở Sài Gòn đổ về Long Khánh mua đất vườn tương đối nhiều".

Lợi nhuận trong ngắn hạn là điều không thể

Ông David Jackson - Tổng Giám đốc Colliers International Việt Nam nhấn mạnh, nhà đầu tư farmstay muốn tìm kiếm lợi nhuận cần xác định từ đầu rằng:

“Farmstay là cuộc chơi dài hơi, trường vốn, không thể tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn và đòi hỏi sự am hiểu nhiều lĩnh vực liên quan.”

Về cơ bản, đối với tầng lớp trung lưu, giá đất farmstay với vài triệu đồng cho một m2 không phải là quá cao. Tuy nhiên, đây là hình thức kết hợp giữa đất trang trại (farm) và dịch vụ lưu trú (stay).

Vì thế, việc đầu tư farmstay cũng cần phát triển đồng bộ cả hai yếu tố trên. Kéo theo đó là những khoản chi phí phát sinh thường xuyên như chi phí vận hành, bảo trì, nhân công, marketing,… 

Bên cạnh giá đất, dịch vụ lưu trú tại farmstay còn phát sinh thêm nhiều chi phí. Bên cạnh giá đất, dịch vụ lưu trú tại farmstay còn phát sinh thêm nhiều chi phí.

Không chỉ vậy, khi mô hình farmstay nở rộ sẽ còn nảy sinh áp lực cạnh tranh giữa các cơ sở farmstay. Khi đó, nhà đầu tư nếu không muốn bị “chìm” giữa cuộc chơi thì phải sở hữu tiềm lực và ngân sách đủ lớn.

Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, ngành du lịch sẽ cần nhiều thời gian để hồi phục. Theo đó, ở giai đoạn hiện tại farmstay với những khoảng về trống pháp lý sẽ là mô hình khiến nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn.

Khi đã xác định được những thách thức đã nói trên, nhà đầu tư cần có những tính toán rõ ràng, cụ thể để việc đầu tư vào mô hình farmstay không gây ảnh hưởng đến các kênh đầu tư khác, cũng như cuộc sống của bản thân và gia đình.

Theo Vietnambiz