Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (tiếng Anh: Corporate Social Responsibility – CSR) là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng vào sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của họ.

CSR có thể liên quan đến các hoạt động như:

  • Hợp tác với cộng đồng địa phương
  • Đầu tư có trách nhiệm xã hội
  • Phát triển mối quan hệ với nhân viên và khách hàng
  • Bảo vệ môi trường và bền vững

Ngoài phát triển kinh doanh, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhân viên, cộng đồng địa phương, môi trường… là vấn đề được quan tâm.

Bởi lẽ, ý thức của doanh nghiệp chính là một trong những nhân tố lớn tác động các vấn đề liên quan trong đời sống, xã hội.

Và bản chất của CSR là việc mang đến giá trị và tạo ra tác động xã hội.

Ngoài kinh doanh, doanh nghiệp cần quan tâm tới việc nâng cao đời sống xã hội.
Ngoài kinh doanh, doanh nghiệp cần quan tâm tới việc nâng cao đời sống xã hội.

Trong những năm gần đây ở nước ta, các doanh nghiệp đã thực hiện CSR nghiêm túc và nhiều đổi mới sáng tạo hơn.

Việc này cũng giúp việc quảng bá thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.

Ở góc nhìn rộng hơn thì CSR là việc xây dựng các hệ thống giá trị dù là bất cứ điều gì.

Vì thế các hoạt động CSR ngày càng mở rộng và bao phủ nhiều khía cạnh.

Từ nâng cao nhận thức về môi trường tới lan tỏa văn hoá nghệ thuật, chăm lo đời sống tinh thần những người ở vùng khó khăn.

Dưới đây là những ý tưởng sáng tạo mang đến những góc độ mới trong việc thực hiện CSR giúp kiến tạo mọi mặt xã hội.

Tặng tiền xăng để giữ chân nhân viên

Hoạt động CSR đơn giản và thiết thực nhất doanh nghiệp có thể làm đó là chăm lo tới đời sống của nhân viên.

Trong tình hình giá xăng liên tục tăng như hiện nay, thêm phụ cấp tiền xăng cho nhân viên là một cách động viên họ.

Đây là giải pháp được nhiều công ty ở Mỹ áp dụng nhằm lôi kéo nhân viên không nghỉ việc.

Giá xăng trung bình tại Mỹ chạm ngưỡng 5 USD một gallon (3,79 lít) vào tháng 6.

Đây cũng là thời điểm nhân viên quay trở lại văn phòng tại các thành phố lớn của Mỹ sau dịch.

Vậy nên nhiều công ty đề ra giải pháp thêm khoản phụ cấp tiền xăng cho nhân viên để giữ chân họ.

Driftwood Garden Centre, nhà bán lẻ với 100 công nhân gần Naples, bang Florida, bắt đầu tăng khoản phụ cấp 30 USD và 50 USD vào phiếu lương của nhân viên cho xăng xe.

Hỗ trợ tiền xăng góp phần nâng cao mức sống của nhân viên.
Hỗ trợ tiền xăng góp phần nâng cao mức sống của nhân viên.

Công ty này cũng từng tăng 20-30% tiền trợ cấp vào các tháng trước.

Craig Hazelett, giám đốc điều hành của Driftwood Garden Centre nói:

"Chúng tôi phải làm điều đó nếu không muốn mất các nhân viên có năng lực".

Còn tại bang Washington, SuperGraphics LLC lập công thức chi trả tiền xăng theo quãng đường.

Đồng thời họ thêm khoản phụ cấp 1,5 USD cho mỗi gallon xăng, vào mỗi lần trả lương.

Chủ tịch của SuperGraphics cho biết công ty cũng đang xem xét việc tặng thẻ đi xe buýt cho công nhân không lái xe và thực hiện việc tăng chi phí sinh hoạt cho toàn nhân viên.

Mặt khác, một số giám đốc điều hành lại lo lắng về cuộc suy thoái tiềm ẩn.

Chủ tịch của Quality Marble & Granite ở bang California, đã tạm dừng kế hoạch hỗ trợ xăng xe cho nhân viên và tập trung tìm giải pháp tránh sa thải nhân sự nếu suy thoái xảy ra.

Trồng cây gỗ quý bảo tồn đa dạng sinh học

Không ít người hiểu lầm trách nhiệm cộng đồng (CSR) tập trung vào hoạt động từ thiện, hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn mà quên vấn đề cấp thiết về môi trường.

Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và để giải quyết đòi hỏi sự đồng lòng nhất trí của toàn xã hội.

Tích cực trồng cây đặc biệt là những giống gỗ quý góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và tăng độ phủ xanh của rừng.

Vì lẽ đó nhóm Đại sứ môi trường Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Gaia tổ chức hoạt động trồng rừng "Gieo mầm xanh – Ươm sự sống".

Mục đích của chương trình là nhằm nâng cao nhận thức, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu và hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6/2022).

Hoạt động này cũng góp phần tăng cường sự quan tâm đến ứng phó biến đổi khí hậu và thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường ngay từ trong đội ngũ các nhân viên của Nestlé.

null
Nestlé Việt Nam tham gia vào trồng cây xanh tại Đồng Nai.

Doanh nghiệp đã đóng góp 1.000 cây gỗ lớn để trồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai.

Tất cả cây trồng đợt này là những loại cây gỗ quý bản địa và cây làm thức ăn cho động vật hoang dã như:

Liêu chiêu, sao đen, gõ đỏ, cẩm lai, dâu da, bằng lăng, muồng hoa đào...

Nestlé cũng có các hành động cụ thể nhằm tạo ra những tác động tích cực đến môi trường.

Chẳng hạn như chương trình hợp tác góp phần giảm thiểu rác thải nhựa.

Tới năm 2025, Nestlé hiện thực hóa cam kết, 100% bao bì của doanh nghiệp sẽ có thể tái chế hoặc tái sử dụng.

Ngoài ra tập đoàn cũng hỗ trợ canh tác cà phê theo phương pháp bền vững tại Tây Nguyên cũng như các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất.

Nestlé Việt Nam liên tục mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Công ty cũng có nhiều sáng kiến thiết thực góp phần làm thay đổi thói quen, ý thức của cộng đồng người tiêu dùng, doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường và gìn giữ hành tinh xanh.

Đưa phim ảnh tới gần hơn các với các em nhỏ vùng cao

Ngoài môi trường, CSR trong lĩnh vực văn hóa cũng đang dần được chú trọng hơn.

Rạp chiếu phim là thứ còn xa lạ trong tâm trí của học sinh vùng cao.

Bởi các em chỉ biết đến con trâu, con gà, ngọn núi, con suối nơi mình sinh sống.

Không ít đứa trẻ miền núi ngơ ngác khi lần đầu nhìn thấy bãi biển, thấy ôtô chạy trên đường trong điện thoại.

Những hoạt động từ thiện thường thấy đó là hỗ trợ xây trường, tài trợ lương thực, đồ dùng học tập cho học sinh.

Tuy nhiên đời sống tinh thần của trẻ nhỏ và bà con vùng cao ít được quan tâm đến.

Đây là một gợi ý cho các doanh nghiệp triển khai hoạt động CSR.

Cõng rạp chiếu phim lên núi là ý tưởng của anh Hồ Hoàng Liêm ở Đà Nẵng.

Câu hỏi "Đây là cái gì?" của một cậu bé khi chỉ vào tòa nhà cao tầng khiến anh quyết định hành động.

Nhìn gương mặt háo hức của học sinh khi lần đầu được xem phim hoạt hình, anh Liêm cùng các thầy cô giáo không khỏi xúc động.

Các học sinh tại vùng cao tại điểm trường Tắk Pổ lần đầu xem phim hoạt hình trên máy chiếu.
Các học sinh tại vùng cao tại điểm trường Tắk Pổ lần đầu xem phim hoạt hình trên máy chiếu.

Cô giáo Trà Thị Thu, giáo viên điểm trường Tắk Pổ chia sẻ:

Từ trước đến nay các con phải tự mường tượng về thế giới qua lời kể của thầy cô, còn nay được tận mắt nhìn thấy.

Ngoài giải trí, máy chiếu còn là công cụ giảng dạy hiện đại, giúp các thầy cô có thêm các bài giảng trực quan về thế giới, thu hút trẻ đến trường thay vì cảnh đi từng nhà vận động.

Không chỉ mang rạp chiếu phim lên núi, đoàn từ thiện của anh Liêm còn mang tặng các em con diều, ô tô đồ chơi, gấu bông.

Lũ trẻ thích thú hay gọi anh là "ông thần đồ chơi".

Nhóm từ thiện của anh Liêm và các em nhỏ ở Quảng Nam.
Nhóm từ thiện của anh Liêm và các em nhỏ ở Quảng Nam.

Từ học sinh đến bà con nhân dân ai cũng yêu quý và biết ơn nhóm từ thiện của anh.

CSR đem đến những lợi ích xã hội làm nâng cao đời sống của người dân vùng khó khăn.

Bên cạnh đó hoạt động này giúp cho người tiêu dùng có cái nhìn tích cực về doanh nghiệp.

Đây mới chỉ là hoạt động từ thiện tự phát ở cấp độ cá nhân nhưng vẫn tạo ra được những tác động tuy nhỏ nhưng tích cực tới cộng đồng.

Nếu doanh nghiệp biết tận dụng những cơ hội “nhỏ bé” này thì không chỉ mang lại những giá trị nhân văn thiết thực mà còn gây sự chú ý mạnh mẽ tới cộng đồng và báo chí, tăng khả năng “earned media”.

Những ý tưởng CSR trên đây dù xuất phát từ một cá nhân hay một doanh nghiệp dẫn đầu ngành hàng là những ý tưởng CSR hoàn toàn mới mẻ, dễ ứng dụng mà các doanh nghiệp có thể khai thác.