Các cuộc khảo sát gần đây đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt bậc của ngành thương mại điện tử Việt Nam.

Tuy nhiên còn nhiều vấn đề tồn đọng trên các sàn thương mại điện tử như: thanh toán COD, quy mô doanh nghiệp phải lớn và khó khăn trong quá trình hoàn tất đơn hàng.

Vậy các nhà bán đã giải quyết những bài toán cồng kềnh này như thế nào?

Các vấn đề “nóng” trên các sàn TMĐT

Mua sắm trực tuyến thanh toán trực tiếp

Tưởng chừng mua sắm online phát triển sẽ kéo theo hình thức thanh toán “không tiếp xúc” được phát triển và lan rộng.

Thế nhưng đây là bài toán khó với thương mại điện tử Việt Nam khi người tiêu dùng đều đa số chọn phương thức thanh toán COD.

Lý do được giải thích là do lòng tin về chất lượng sản phẩm được rao bán trên nền tảng số vốn là nơi “không biết người, chẳng biết mặt”.

Nhiều người dùng vẫn chọn phương thức thanh toán COD vì chưa tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Nhiều người dùng vẫn chọn phương thức thanh toán COD vì chưa tin tưởng vào chất lượng sản phẩm.

Thực tế, thanh toán theo hình thức “tiền trao cháo múc” của người tiêu dùng Việt đã ăn sâu trong tiềm thức và mô hình mua sắm online tiềm năng dù rất tươi sáng nhưng chưa dễ dàng có thể thay đổi thói quen cố hữu trong tức thì.

Vì lẽ đó, người mua hàng vẫn chưa đặt được niềm tin trọn vẹn vào chất lượng sản phẩm được bán trên các sàn thương mại điện tử.

Ngoài ra, chất lượng dịch vụ thanh toán điện tử cũng chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu của xã hội như là sự hạn chế liên kết nhiều ngân hàng của một số ví điện tử hay quá trình thanh toán số thỉnh thoảng bị lỗi, gây khó chịu cho người dùng.

Quy mô doanh nghiệp bán hàng trực tuyến lớn

Giao dịch mua bán tại các nền tảng số có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi trên quy mô toàn cầu. Chính vì vậy, tỷ lệ cạnh tranh trong bán hàng trực tuyến là rất cao.

Do đó quy mô của các nhà kinh doanh online phải lớn, thậm chí rất lớn thì mới có thể thu được lợi nhuận từ loại hình kinh doanh này.

Với mục tiêu phát triển dài hạn, các doanh nghiệp buộc phải chấp nhận rủi ro với những khoản lỗ ban đầu.

Vì khi mới tiếp cận thị trường, các nhà bán nên đẩy mạnh các chương trình quảng cáo, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, tung ra các voucher đặc biệt vào những dịp lễ hoặc đầu tư mạnh tay vào các nền tảng công nghệ hay Martech (công nghệ tiếp thị).

Khó khăn trong quá trình hoàn tất đơn hàng

Nếu như trước kia chỉ sau khi có được hợp đồng thì các nhà bán hàng online mới thuê bên thứ ba vận chuyển sản phẩm đến người mua thì hiện nay.

Cùng với sự phát triển công nghệ và nhu cầu tối ưu của đôi bên đặc biệt mong muốn “ngay tại thời điểm”, khái niệm và các giải pháp, dịch vụ “hoàn tất đơn hàng” (fulfillment) ra đời.

Hiểu đơn giản, hoàn tất đơn hàng là một quá trình phân phối từ người bán tới người tiêu dùng, từ lức nhận sản phẩm tới khi người tiêu dùng nhận được món hàng đó. Quy trình này đương nhiên sẽ bao gồm cả quy trình lưu trữ, đóng gói, đổi trả hàng,...

“Gã khổng lồ” Amazon là một “Big Case Study” trong dịch vụ hoàn tất đơn hàng.

Dịch vụ FBA (Fulfillment by Amazon) là hình thức hỗ trợ người bán đã xuất hiện từ lâu của ông lớn Amazon. Dịch vụ FBA (Fulfillment by Amazon) là hình thức hỗ trợ người bán đã xuất hiện từ lâu của ông lớn Amazon.

Với công nghệ tân tiến, Amazon có thể dự đoán được sẽ có bao nhiêu phần trăm người mua một món hàng với từng khu vực cụ thể.

Điều này nhằm giúp phân bổ số lượng sản phẩm trên hệ thống kho hàng và nhanh chóng cho việc vận chuyển hàng.

Còn tại thị trường Việt Nam, theo chia sẻ từ Chủ tịch VECOM trong một cuộc phỏng vấn đã nói rằng “Chúng ta đang tiến từ giai đoạn chuyển phát sang hoàn tất đơn hàng. Song hành với sự phát triển của TMĐT là sự phát triển nhanh của lĩnh vực chuyển phát.
Việc hợp tác liên kết và hình thành hiệp hội của các doanh nghiệp chuyển phát là điều tất yếu và VECOM hoàn toàn ủng hộ. Đây là thị trường vô cùng lớn và phải liên kết để khai thác.”

Nhưng, tự lực cánh sinh trong toàn bộ quá trình hoàn tất đơn hàng đòi hỏi các công ty chuyển phát phải bao quát rộng hơn, cẩn thận trong từng khâu thống kê, mạng lưới với các đối tác giao vận phải đa dạng,...

3 nút thắt trên đã và đang được các sàn thương mại điện tử gỡ rối như thế nào?

Tạo dựng niềm tin cho người dùng

Ông Lê Anh Dũng chia sẻ “Khi chất lượng hàng hoá và dịch vụ đi kèm như giao nhận, giải quyết tranh chấp… được nâng lên, thì sẽ vực dậy lòng tin của người tiêu dùng để họ lựa chọn thanh toán trực tuyến.” Ông Lê Anh Dũng chia sẻ “Khi chất lượng hàng hoá và dịch vụ đi kèm như giao nhận, giải quyết tranh chấp… được nâng lên, thì sẽ vực dậy lòng tin của người tiêu dùng để họ lựa chọn thanh toán trực tuyến.”

Bắt đầu với công việc trong tầm kiểm soát là lựa chọn các đối tác kinh doanh trên sàn. Chủ động lọc “sạn” sẽ giúp chất lượng sản phẩm hàng hóa bày bán trên sàn gần như là được cải thiện rõ rệt.

Tiếp đến, các sàn thương mại đều chủ động công khai minh bạch giá cả sản phẩm, các chi phí có liên quan như phí hoạt động trên sàn cho người bán, phí vận chuyển cho người mua,...

Ngoài ra, cách thức giao nhận hàng và chính sách đổi trả cũng được thông báo rõ ràng nhằm tránh những hiểu nhầm, sự cố không đáng có.

Bên cạnh đó, theo ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam cho biết “Để giải quyết bài toán niềm tin, quan trọng phải có cơ chế để người mua đánh giá được người bán. Nếu muốn vậy doanh nghiệp kinh doanh mua bán trực tuyến cần đầu tư một đội ngũ để liên tục quản lý chất lượng hàng bán và ghi nhận phản hồi của khách hàng.”

Ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam. Ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam.

Bài toán quy mô

Khi thực chiến, công nghệ được coi như một trợ thủ đắc lực giúp các sàn thương mại điện tử nâng cao hiệu suất kinh doanh vượt bậc cũng như tinh giản được một số công đoạn thủ công rườm rà.

Đáng chú ý, mô hình liên kết chuỗi giá trị cũng là một chiến lược kinh doanh mà các sàn mua bán điện tử nên cân nhắc để áp dụng.

Mô hình liên kết giá trị được hoạt động theo phương thức chu trình khép kín được liên kết liên minh từ nhiều doanh nghiệp nhỏ kinh doanh các danh mục sản phẩm khác nhau.

Mô hình này vừa tối ưu hóa lợi nhuận vừa giúp gia tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh trên sàn.

Chiến lược kinh doanh sử dụng mô hình chuỗi liên kết giá trị mà các sàn thương mại điện tử nên áp dụng. Chiến lược kinh doanh sử dụng mô hình chuỗi liên kết giá trị mà các sàn thương mại điện tử nên áp dụng.

Dịch vụ Fulfillment nở rộ giải quyết khúc mắc trong quy trình hoàn tất đơn hàng

Dịch bệnh là rào cản lớn đối với dịch vụ giao nhận hàng - một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng hàng hóa và các sàn thương mại điện tử.

Không thể khoanh tay đứng nhìn, các doanh nghiệp vận chuyển cùng các sàn thương mại điện tử liên tục phối hợp nhằm quán triệt tài xế bảo vệ bản thân và cộng đồng thông qua các biện pháp quy định phòng chống dịch theo quy định Nhà nước.

Một giải pháp tối ưu mang tính hiệu quả cao hơn là dịch vụ Fulfillment - hoàn tất đơn hàng.

Đại diện Shopee cho biết “Fulfillment cần hiểu rộng hơn 1 dịch vụ quản lý đơn hàng, mà là toàn bộ quá trình vận hành cho 1 doanh nghiệp để đưa sản phẩm từ người bán đến tay người mua.” Đại diện Shopee cho biết “Fulfillment cần hiểu rộng hơn 1 dịch vụ quản lý đơn hàng, mà là toàn bộ quá trình vận hành cho 1 doanh nghiệp để đưa sản phẩm từ người bán đến tay người mua.”

Tại thị trường Việt, Boxme, một công ty thuộc hệ sinh thái Nexttech của Shark Bình có thể nói là 1 trong những doanh nghiệp đầu tiên khai phá dịch vụ Fulfillment 1 cách chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Gửi hàng quốc tế là điều khiến các nhà bán phải chật vật vì cách thức giao vận, theo dõi đơn hàng phức tạp cũng như nhiều chi phí rắc rối khác.

Chính vì thế, việc xuất hiện những công ty chuyên trong mảng Fulfillment như Boxme sẽ giúp các nhà bán hàng giảm bớt những khó khăn trong khâu vận hành như trên.

Bởi khi đó nhà bán chỉ cần gửi sản phẩm đến kho Fulfillment, các công ty này sẽ chịu trách nhiệm mọi quy trình còn lại của đơn hàng.

Dịch vụ giao vận quốc tế của Boxme giúp nhà kinh doanh giảm bớt gánh lo. Dịch vụ giao vận quốc tế của Boxme giúp nhà kinh doanh giảm bớt gánh lo.

Hơn nữa, doanh nghiệp vẫn được thương hiệu hóa qua bao bì đóng gói sản phẩm khi sử dụng dịch vụ fulfillment của Boxme. Hơn nữa, doanh nghiệp vẫn được thương hiệu hóa qua bao bì đóng gói sản phẩm khi sử dụng dịch vụ fulfillment của Boxme.

Đặc biệt, lịch trình hoặc kế hoạch kiểm kho giám sát số lượng sản phẩm cũng được Boxme thiết lập. Số lượng hàng tồn luôn luôn được cập nhật thực tế ngay trên hệ thống.

Một trong những yếu tố khiến cho dịch vụ Fulfillment của Boxme khác biệt là sự ứng dụng công nghệ vào để tối ưu cho cả Boxme và khách hàng của họ khi thực hiện khâu xử lý đơn hàng.

Bất kỳ khi đơn hàng được tạo, toàn bộ vận đơn, trạng thái vận chuyển sản phẩm đều được cập nhật ngay trên hệ thống nhằm giúp nhà bán yên tâm trong quá trình giao chuyển hàng hóa.

Boxme hệ thống hóa trong các khâu từ quản lý hàng tồn, tình trạng vận chuyển sản phẩm,... Boxme hệ thống hóa trong các khâu từ quản lý hàng tồn, tình trạng vận chuyển sản phẩm,...

Mọi quy trình thuộc dịch vụ fulfillment đều được Boxme hệ thống hóa nhằm kiểm soát tốt và nâng cao hiệu suất.

Có thể thấy, hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại là một bài toán quản trị tổng hợp.

Các sàn thương mại điện tử đang từng bước giải từng bài toán về “niềm tin mua sắm’’ của người dùng.

Đồng thời, sự tham gia của các bên thứ ba bao gồm nền tảng thương mại điện tử, các dịch vụ Logistics tiêu chuẩn cao cũng góp phần giúp nhà bán tinh giản, rút gọn quy trình như dịch vụ fulfillment mà các công ty như Boxme mang lại.

Thục San - Trends Việt Nam