Hiện nay, nhiều nền kinh tế thế giới cảnh báo phải mất cả thập niên để khôi phục mức tăng trưởng trước đại dịch và có thể hai thế hệ tiếp theo sẽ gánh chịu các hậu quả do COVID-19 gây ra.

Đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế Việt Nam "lao đao". Đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế Việt Nam "lao đao".

Tại Việt Nam, thử so sánh về con số của ngành du lịch – ngành kinh tế chiếm 10% GDP để thấy mức độ ảnh hưởng này.

“Vết sẹo” đại dịch COVID gây ra cho nền kinh tế Việt Nam

Năm 2020, tổng doanh thu ngành trở về mức năm 2013 và tổng lượt khách quốc tế vào Việt Nam về mức năm 2006.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch dự  báo, ngành du lịch Việt Nam có khả năng chịu thiệt hại lên đến hàng tỷ USD do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch dự báo, ngành du lịch Việt Nam có khả năng chịu thiệt hại lên đến hàng tỷ USD do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Việc ngắt mạch lưu thông khiến ngành hàng không nói riêng và giao thông vận tải nói chung điêu đứng, các hãng hàng không đối mặt với nguy cơ cạn kiệt dòng tiền, tổng con số thua lỗ đến 40 ngàn tỉ đồng.

Những mặt hạn chế hạn chế, bất cập trong phòng, chống dịch gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế

Để khôi phục nền kinh tế nói chung, ngành hàng không – du lịch nói riêng, cần một kế hoạch tái thiết lớn mang tính quyết đoán và kịp thời đến từ Chính phủ.

Một số chính sách phòng phục hồi kinh tế còn chậm chạp chưa hiệu quả

Có một thực tế là các chính sách rất chậm và lúng túng, thiếu nhất quán, chưa mang tính dẫn dắt nhưng lại thường xuyên thay đổi khiến cho việc vận hành của doanh nghiệp khó khăn, làm hạn chế chính sách thẩm thấu vào thực tiễn kinh doanh và hoạt động của xã hội.

Chẳng hạn, nghị quyết 128 quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19 được Chính phủ ban hành từ ngày 11/10.

Tuy nhiên, từng địa phương đưa ra các rào chắn, kỹ thuật riêng, dẫn đến việc chính sách mới ban hành được tiếp cận rất chậm.

Dân phòng đứng canh tại một điểm cách ly ở TPHCM trong đợt dịch COVID-19 thứ tư Dân phòng đứng canh tại một điểm cách ly ở TPHCM trong đợt dịch COVID-19 thứ tư.

Điều này cho thấy chủ trương sống chung với COVID-19 nhưng việc điều hành lại theo hướng “zero Covid” dẫn đến tình trạng cục bộ, chính sách không chuyển dịch được thì doanh nghiệp và người dân cũng chưa thể chuyển dịch thông suốt.

Xuất hiện tình trạng ngân hàng giảm lãi suất “cho có”

Một thực tế khác, chính phủ yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong 16 ngân hàng cam kết chỉ có một vài ngân hàng thực hiện với tỷ trọng tương đối thấp.

Bản chất ngân hàng cũng là doanh nghiệp, nếu từng ngân hàng đơn lẻ thực hiện thì hiệu ứng hỗ trợ sẽ không đủ lớn, cần đến vai trò kiến tạo của nhà nước.

Doanh nghiệp phản ánh về việc giảm lãi suất tại nhiều ngân hàng "làm cho có, chưa thực chất". Doanh nghiệp phản ánh về việc giảm lãi suất tại nhiều ngân hàng "làm cho có, chưa thực chất".

Về chủ trương, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua bù trừ lãi suất để ngân hàng tạo dòng tiền giá rẻ đến doanh nghiệp. 

Nhưng thực tế, doanh nghiệp hiện nay khó vay được mức lãi suất 2,5-3,5%.

Điều này phản ánh chính sách thiếu tính cụ thể, không trúng đích và cũng không có đủ chế tài thực hiện.

Nhiều nước đưa ra gói hỗ trợ 10-20% GDP để vực dậy doanh nghiệp và hỗ trợ thị trường, Việt Nam tính toán tung gói hỗ trợ 10% GDP nhưng rất chậm và thiếu quyết đoán.

Cộng đồng doanh nghiệp hiện đã tổn thương nghiêm trọng, nếu  không dùng biện pháp “chữa trị” quyết đoán thì vết thương sẽ lâu lành, có khi hoại tử.

Ngành hàng không - du lịch “thoi thóp” trước đại dịch

Tổ chức hàng không thế giới dự báo số người đi lại bằng đường hàng không sẽ tăng lên 75% so với trước đây 65%.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng mạnh nhất và trở thành động lực phát triển ngành hàng không thế giới.

Hàng không Việt Nam phát triển mạnh khoảng mười năm gần đây, thêm các hãng hàng không tư nhân mới, số chuyến bay tăng nhanh hàng chục lần, nhiều dự án sân bay lớn được đầu tư.

được dự báo sẽ vẫn là một năm đầy khó khăn đối với ngành hàng không, khi thị trường nội địa đã lấp đầy, bay quốc tế chưa được khôi phục, thị trường bị thu hẹp cũng khiến cạnh tranh gay gắt hơn. được dự báo sẽ vẫn là một năm đầy khó khăn đối với ngành hàng không, khi thị trường nội địa đã lấp đầy, bay quốc tế chưa được khôi phục, thị trường bị thu hẹp cũng khiến cạnh tranh gay gắt hơn.

Tuy nhiên quy mô ngành hàng không Việt Nam vẫn rất nhỏ, toàn ngành có 200 máy bay, tương đương số máy bay của một hãng hàng không quốc tế quy mô lớn.

Ngành hàng không Việt Nam vốn đã yếu thế so với các hãng nước ngoài, trong tình trạng hiện tại lại càng bất lợi.

Khi du khách không chi tiêu, không mang lại nguồn thu, không giải quyết được lao động thì dịch vụ du lịch không thẩm thấu vào nền kinh tế địa phương và không còn ý nghĩa.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, dựa vào mạng lưới giao thông vận tải và hạ tầng cơ sở dịch vụ địa phương, nhưng các địa phương chưa mở cửa hoặc mở cửa hạn chế thì khó thể thúc đẩy.

Khi tổ chức phát triển một ngành nghề mà sự liên kết lỏng lẻo sẽ làm tăng chi phí chuỗi cung ứng và mất lợi thế cạnh tranh không chỉ của từng doanh nghiệp mà cả nền kinh tế.

Các doanh nghiệp nên giữ suy nghĩ tích cực

“MỘT KHI CHẤP NHẬN SỐNG CHUNG VỚI DỊCH THÌ CÁC GIẢI PHÁP PHẢI CHỦ ĐỘNG ĐI TRƯỚC, KHÔNG THỂ GIỮ TƯ DUY ĐỐI PHÓ VÀ TRIỆT TIÊU DỊCH, NẾU KHÔNG CHÚNG TA SẼ LUÔN Ở THẾ RƯỢT ĐUỔI VỚI NHỮNG RỦI RO.”

Nhìn ở khía cạnh tích cực, chúng ta có thể xem những thử thách vừa qua cũng là cơ hội tái cấu trúc với toàn ngành.

Bản thân doanh nghiệp sẽ phải tái cấu trúc theo hướng thay đổi này mới có thể hành động phù hợp để vượt lên.

Xu thế nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp làm du lịch nói riêng, đang ở vào bối cảnh kinh doanh yêu cầu nhanh, ít chạm và tính an toàn cao hơn.

việc tái cấu trúc doanh nghiệp hiệu quả sẽ giúp ích cho doanh nghiệp nhiều về chi phí cũng như nhân lực. Việc tái cấu trúc toàn ngành hiệu quả sẽ giúp ích cho doanh nghiệp nhiều trong việc tối ưu chi phí cũng như nhân lực sau đại dịch COVID-19.

Các doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh, từ kênh phân phối, kênh bán cho đến thanh toán, làm cho cấu trúc doanh nghiệp phải thay đổi theo hướng gọn, nhanh và nhẹ hơn.

Giữ lại cách tư duy cũ sẽ không đủ năng lượng tồn tại để từng bước phục hồi.

Bênh cạnh đó, không có nghĩa vì thế mà doanh nghiệp "co cụm" tất cả, họ cần tính toán đến việc đầu tư mới, những việc dang dở trước dịch cần ưu tiên khôi phục.

Việc doanh nghiệp đầu tư cho công nghệ thiết bị, phương tiện trở thành bắt buộc.

Ví dụ, hiện nay check in khách sạn hay quầy hàng không không còn xếp hàng dài, quy trình check in trước, quét mã nhận phòng, ra vào thang máy hay phòng lưu trú.

Xu hướng này sẽ mở rộng trong hầu hết giao dịch, bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi quy trình và công nghệ theo khái niệm “một chạm”.

Kết luận

Doanh nghiệp mong chờ một kế hoạch tái thiết tổng thể của chính phủ với quyết tâm cao, xuyên suốt và kịp thời.

Hoạch định tái thiết, bao gồm phục hồi và xây dựng mới, duy trì những cái đang làm và phục hồi những gì bị tổn thương.

Nếu chính sách không rõ ràng, việc vận hành của doanh nghiệp sẽ rất khó khăn.

Chính phủ nên coi doanh nghiệp là đối tác, không phải đối tượng, để đồng hành trong sự hồi phục đó.

Theo tạp chí Forbes Việt Nam.