Sự minh bạch đem lại cơ hội chiếm lĩnh thị trường cho Startup

Tính minh bạch và sự tin cậy đang trở thành một chủ đề nóng hơn rất nhiều đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Theo khảo sát từ Label Insight, 94% người tiêu dùng thừa nhận họ trung thành hơn với các nhãn hàng có sự minh bạch thông tin cao.

Ngoài ra, 73% số người được hỏi cũng tỏ ra sẵn sàng chi trả thêm cho sản phẩm/dịch vụ của các tổ chức này.

Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều cơ hội cho công ty khởi nghiệp tận dụng công nghệ mới nổi như Blockchain vào mô hình kinh doanh của mình.

Blockchain được xem là công nghệ quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số.
Blockchain được xem là công nghệ quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số.

Bằng việc ứng dụng công nghệ trên, Startup có thể lấp đầy những khoảng trống trên thị trường.

Nơi mà sự tin tưởng có thể mang lại lợi thế cho doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng.

Và, khi làm như vậy, hãy tạo sự khác biệt với các thương hiệu khác để tăng tốc độ tăng trưởng.

Ông Anastasios Papadopoulos Founder và CEO tại IMS Digital Ventures chia sẻ:

Từng làm việc với các công ty khởi nghiệp cũng như các nhà lãnh đạo trong ngành, chúng tôi thấy được Blockchain đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp phát triển vượt bậc.

Ông Anastasios Papadopoulos  Founder và CEO tại IMS Digital Ventures.
Ông Anastasios Papadopoulos Founder và CEO tại IMS Digital Ventures.

Blockchain tạo ra sự tin tưởng rõ ràng và không thể chỉnh sửa đồng thời cho phép giao dịch nhanh hơn và an toàn hơn.

Cũng theo ông, 3 dấu hiệu cho thấy công ty khởi nghiệp của bạn có thể được hưởng lợi từ Blockchain đó là:

● Bạn đang hoạt động trong một thị trường có đặc điểm là thiếu lòng tin.

● Những người chấp nhận công nghệ của bạn cần quyền truy cập vào thông tin thời gian thực, an toàn.

● Người dùng của bạn đang tìm kiếm xác thực an toàn và bảo vệ danh tính kỹ thuật số của họ.

Cả ba điều trên đều liên quan đến sự tin tưởng rõ ràng.

Vì sao Startup nên ứng dụng Blockchain vào hoạt động kinh doanh?

Hạn chế được những sai sót

Các giao dịch trên hệ thống Blockchain được chấp thuận bởi một mạng lưới của hàng nghìn máy tính.

Điều này hầu như loại bỏ mọi sự tham gia của con người vào quá trình xác minh, dẫn đến ít sai sót của con người hơn và khả năng thu thập thông tin chính xác hơn.

Ngay cả khi một máy tính trên mạng mắc lỗi tính toán, lỗi sẽ chỉ xảy ra với một bản sao của Blockchain.

Để lỗi này có thể lây lan sang phần còn lại của các chuỗi khối khác, nó phải cần thực hiện ít nhất 51% máy tính của mạng, điều rất khó để thực hiện.

Tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp

Thông thường, người tiêu dùng phải trả tiền cho ngân hàng để xác minh một giao dịch, một công chứng viên để ký một văn bản.

Blockchain loại bỏ nhu cầu xác minh của bên thứ ba và cùng với đó là các chi phí liên quan của họ.

Ví dụ như chủ doanh nghiệp phải chịu một khoản phí nhỏ mỗi khi nào họ chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Bởi vì các ngân hàng và công ty thanh toán phải xử lý các giao dịch này.

Mặt khác, các đồng tiền điện tử chẳng hạn như Bitcoin không có cơ quan trung ương vì thế phí giao dịch được hạn chế.

Blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin vì thế mà đem đến sự tiết kiệm.
Blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin vì thế mà đem đến sự tiết kiệm.

Giao dịch nhanh chóng và hiệu quả

Quá trình xử lý các giao dịch được thực hiện thông qua một cơ quan trung ương có thể mất đến vài ngày.

Chẳng hạn như việc bạn chuyển tiền vào tối thứ sáu có thể không thấy tiền vào tài khoản của mình cho đến sáng thứ Hai.

Trong khi các tổ chức tài chính hoạt động giờ hành chính, thường là năm ngày một tuần, thì Blockchain hoạt động 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần và 365 ngày một năm.

Các giao dịch có thể được hoàn thành ít nhất 10 phút và có thể được coi là an toàn chỉ sau vài giờ.

Điều này đặc biệt hữu ích cho các giao dịch quốc tế, vì chúng thường mất nhiều thời gian do các vấn đề về múi giờ.

Ngoài ra tất cả các bên phải xác nhận việc xử lý thanh toán.

Như vậy khi ứng dụng Blockchain vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đem lại sự nhanh chóng và tiện lợi cho khách hàng từ đó chiếm được lòng tin và cảm tình của họ.

Giao dịch an toàn và có độ bảo mật cao

Khi một giao dịch được ghi lại, tính xác thực của nó phải được xác minh bởi hệ thống Blockchain.

Hàng nghìn máy tính trên Blockchain nhanh chóng xác nhận rằng các chi tiết của giao dịch là chính xác.

Sau khi máy tính đã xác nhận giao dịch, nó sẽ được thêm vào các khối Blockchain.

Mỗi một khối Blockchain sẽ chứa một hàm duy nhất của riêng nó, cùng với hàm duy nhất của khối trước đó.

Khi thông tin trên khối bị chỉnh sửa bởi một cách nào đó, thì hàm của khối đó sẽ thay đổi nhưng hàm khối sau thì không.

Sự khác biệt này khiến thông tin trên Blockchain khó bị thay đổi mà không cần phải thông báo.

Dữ liệu trên Blockchain có tính bảo mật cao do được lưu trữ phân tán trên khắp các khối trong chuỗi khối.
Dữ liệu trên Blockchain có tính bảo mật cao do được lưu trữ phân tán trên khắp các khối trong chuỗi khối.

Tương lai sáng cho Blockchain Việt Nam

Trước làn sóng bùng nổ của công nghệ toàn cầu cùng sự nhạy bén nắm bắt xu hướng mới, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt cung cấp nền tảng ứng dụng Blockchain.

Theo Hiệp hội Blockchain Việt Nam, trong số top 200 công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên công nghệ Blockchain, có 7 doanh nghiệp do người Việt Nam thành lập.

Việt Nam cũng là 1 trong 5 quốc gia đi đầu về Blockchain.

Hiện có khoảng 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo người Việt Nam trong lĩnh vực Blockchain có vốn hóa trên 100 triệu USD.

Theo báo cáo của MarketsandMarkets, thị trường thiết bị liên quan đến Blockchain tại Việt Nam dự kiến đạt giá trị gần 2,5 tỷ USD vào năm 2026, tăng gấp 5 lần quy mô so với năm 2021.

Nhiều quỹ đầu tư quan tâm, rót vốn vào các Startup Blockchain Việt.
Nhiều quỹ đầu tư quan tâm, rót vốn vào các Startup Blockchain Việt.

Quỹ đầu tư công nghệ cao Alpha Moon Capital có quy mô quản lý 10 triệu USD dành riêng cho các dự án Blockchain tại Việt Nam đã ra mắt năm 2021.

Quỹ này sẽ tìm kiếm và hỗ trợ những dự án Startup trong lĩnh vực Blockchain, Fintech và tài chính phi tập trung tại Việt Nam để đầu tư giai đoạn đầu…

Alpha Moon Capital đã đầu tư vào hơn 20 dự án, trong đó có nhiều dự án GameFi đầy triển vọng của Việt Nam, như Heroes & Empires, Heroverse, Warena…

Vì thế, thị trường Blockchain Việt Nam được dự đoán tăng trưởng hai con số giai đoạn 2023-2027.

Hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu TechSci Research đánh giá, nhu cầu ngày càng tăng với mạng 5G từ các ngành công nghiệp chính của đất nước như:

Chăm sóc sức khỏe, năng lượng, giao thông vận tải và sản xuất.

Các ngành này được yêu cầu để phát triển thành phố thông minh dự kiến thúc đẩy tăng trưởng thị trường Blockchain Việt Nam trong 5 năm tới.

Các nhà cung cấp và người tiêu dùng ngày càng mở rộng nhận thức của họ về tin cậy và bảo mật.

Điều này sẽ làm tăng số lượng các cơ hội sử dụng để Blockchain hỗ trợ và chứng minh giá trị của nó.

Bởi vậy khởi nghiệp trong lĩnh vực Blockchain đem đến nhiều cơ hội biến Startup trở thành kỳ lân.