Những năm vừa qua, Việt Nam đã có những thay đổi mạnh mẽ về cơ chế, chính sách cho đổi mới sáng tạo.

Điều này thể hiện trên bảng xếp hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), từ hạng 52/141 quốc gia và nền kinh tế năm 2015 đến hạng 44/132 năm 2021.

Việt Nam giữ vị trí số một trong nhóm 29 quốc gia cùng mức thu nhập.

Sự chuyển đổi từ đổi mới “đóng” sang đổi mới “mở” được thể hiện giữa mối quan hệ giữa hệ thống trường đại học công với các tập đoàn tại Mỹ ở nửa đầu thế kỷ 20.

Các trường đại học công được các chính quyền bang thành lập và công tác nghiên cứu được thực hiện để đáp ứng với nhu cầu thương mại của địa phương.

Các ngành công nghiệp địa phương thu lợi từ việc tập trung vào Khoa Học & Công Nghệ ở hệ thống trường đại học.

   1. Đổi mới sáng tạo đóng - bộ phận chuyên trách sẽ thực hiện nghiên cứu đổi mới trong công ty

Đổi mới sáng tạo đóng là mô hình dựa trên nguồn tài nguyên và nguồn lực bên trong công ty.

Theo Chesbrough, đổi mới đóng là mô hình đổi mới khép kín, trong đó công ty có một bộ phận R&D chuyên trách, dành riêng để thực hiện nghiên cứu đổi mới trong công ty.

Công ty phải tự tạo ra ý tưởng riêng, sử dụng các nguồn lực của mình để phát triển, xây dựng, tiếp thị, phân phối, phục vụ, cấp tài chính và hỗ trợ cho những ý tưởng này.

Bộ phận R&D tìm kiếm ra các ý tưởng và biến chúng thành các dự án nghiên cứu của riêng doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sẽ đánh giá các dự án và giữ kín nghiêm ngặt trong phạm vi của công ty, một khi nghiên cứu được thực hiện, một dự án cụ thể sẽ được triển khai và thực hiện trong phạm vi công ty.

Kết quả sẽ là một sản phẩm hay một dịch vụ mới được đưa tới thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới.

null
Đổi mới sáng tạo đóng sẽ do chính những nhân viên của doanh nghiệp chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển.

Tuy nhiên mô hình đổi mới sáng tạo khép kín cũng có những mặt hạn chế.

Thứ nhất, công ty thường phụ thuộc vào nhân lực giỏi nên doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi những người có kinh nghiệm và kỹ năng này rời bỏ công ty.

Thứ hai, tốc độ tới thị trường, công nghệ mới có tuổi thọ ngắn, tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ giảm nên vì thế đòi hỏi tốc độ tới thị trường của đổi mới cũng phải rất ngắn.

Ngày nay, đổi mới ngày càng trở nên nhanh hơn và cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường.

Nguyên tắc của đổi mới sáng tạo là:

  • Những người chuyên trách trong lĩnh vực này đều làm việc cho công ty
  • Để thu lợi từ nghiên cứu và phát triển (R&D), công ty phải tự làm tất cả từ việc tìm kiếm, phát hiện, phát triển sản phẩm và đưa sản phẩm đến thị trường.
  • Công ty phải kiểm soát các tài sản trí tuệ (IP) để các đối thủ cạnh tranh không thể hưởng lợi được từ ý tưởng của họ.

   2. Đổi mới sáng tạo mở - Kết hợp với các chủ thể bên ngoài

Đổi mới sáng tạo mở là dựa trên sự trao đổi tài nguyên và nguồn lực với các chủ thể bên ngoài công ty.

Mô hình đổi mới mở này đã “mở cửa” mô hình đóng và bao gồm thêm một số nguồn phi R&D bên ngoài và nội bộ.

Giáo sư Chesbrough diễn giải lần đầu vào năm 2003 trong tác phẩm “Kỷ nguyên của Đổi mới sáng tạo Mở” của ông về khái niệm đổi mới sáng tạo như sau:

“Đổi mới mở là việc sử dụng có mục đích những nguồn tri thức từ bên trong và từ bên ngoài để thúc đẩy đổi mới sáng tạo nội bộ, đồng thời mở rộng cho việc sử dụng đổi mới bên ngoài.

Đổi mới mở là một mô hình mà các doanh nghiệp khi muốn thúc đẩy công nghệ có thể sử dụng những ý tưởng bên ngoài cũng như những ý tưởng nội bộ, những hướng bên trong cũng như những hướng bên ngoài để hướng đến thị trường chung.

Học giả Van de Viande cho rằng tính lưu động của lao động, mức độ dồi dào của vốn mạo hiểm và sự phân tán rộng rãi của tri thức đã làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tự đổi mới.

Đổi mới sáng tạo mở khuyến khích các ý tưởng bên ngoài, có thể dưới hình thức hợp tác với các công ty khác, phản hồi từ khách hàng hoặc mua giấy phép bên ngoài.

null
Thay vì chỉ tập trung vào nguồn lực bên trong, đổi mới sáng tạo mở có sự tham gia của nguồn lực bên ngoài.

Có ý kiến cho rằng đổi mới sáng tạo mở tiêu tốn thời gian bởi vì quy trình này tạo ra quá nhiều ý tưởng thất bại.

Tuy vậy quy trình này cũng đồng thời có khả năng phục hồi những dự án mà doanh nghiệp cho là sẽ thất bại ở lần đầu tiên.

Các doanh nghiệp phối hợp với lực lượng bên ngoài, bao gồm các Startup, viện, trường để giải quyết bài toán cho chính doanh nghiệp.

Mặt khác, viện, trường cũng có thể áp dụng sáng kiến từ lực lượng doanh nghiệp khác để giải quyết chính bài toán của mình.

Độ "mở" càng lớn thì chúng ta càng tiếp cận được nhiều tri thức, công nghệ sẵn có ở trên Thế Giới và tránh việc nghiên cứu lại, trùng lặp.

Theo Báo cáo toàn cảnh đổi mới đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021 – thực hiện bởi Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP.

Trong vòng 5 năm tới, các công ty Startup được dự báo sẽ chiếm 44% trong các nguồn đổi mới sáng tạo cho các tập đoàn, doanh nghiệp ở mọi loại hình (từ lớn tới nhỏ).

Hiện nay với sự phát triển, bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là mạng lưới Internet thì xu hướng "mở" trong đổi mới sáng tạo đem lại hiệu quả kinh tế rất rõ nét.

Ngày càng nhiều công ty ở mọi quy mô, lĩnh vực khác nhau đã và đang tiếp cận đổi mới sáng tạo mở nhằm mục đích giành ưu thế cạnh tranh và kiếm tìm lợi nhuận từ công nghệ.

Từ các tập đoàn lớn như Xerox, IBM, Lucent Technologies, General Motor, Facebook, Samsung, Apple,...

Đến các chương trình có tác động xã hội sâu rộng như dự án gene Hợp nhất (cho phép nhiều nhà khoa học khắp nơi trên Thế Giới nghiên cứu trên một cơ sở dữ liệu mở về gen người),...

Có thể thấy, các thực hành đổi mới sáng tạo mở bắt nguồn bên trong các hãng lớn, và bây giờ đã lan truyền tới các chính phủ và các tổ chức khu vực xã hội.

Doanh nghiệp có chương trình đổi mới sáng tạo mở điển hình như các doanh nghiệp từ lĩnh vực thuê nhà, vận tải, giao hàng như Airbnb, Grab…

Nguyên tắc của đổi mới sáng tạo mở là:

  • Việc mở rộng R&D ra bên ngoài có thể tạo ra giá trị đáng kể, các hoạt động R&D nội bộ vẫn cần thiết để đòi hỏi quyền lợi tại một vài phần trong giá trị đó.
  • Công ty xây dựng được mô hình kinh doanh tốt hơn sẽ giành được nhiều lợi ích hơn so với việc đưa sản phẩm ra thị trường trước tiên.
  • Không phải tất cả những người thông minh đều làm việc cho công ty, cần phải làm việc với cả những người thông minh ở trong và ngoài công ty

   3. Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở - Việt Nam nhiều tiềm năng để thực hiện đổi mới sáng tạo

Mô hình đổi mới mở hiện nay đã phát triển và vượt ra ngoài phạm vi công ty lan tỏa tới nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ ở cấp độ vĩ mô.

Điều này hình thành nên các liên minh, các cụm, các hệ sinh thái theo hướng đổi mới mở để cùng tồn tại và phát triển.

Ở cấp độ cá thể, việc chia sẻ tri thức không chỉ đem lại lợi ích cho riêng cá nhân hay tổ chức mà còn góp phần khuếch tán tri thức, đem lại lợi ích cho xã hội.

Tuy vậy, khi áp dụng vào thực tiễn cụ thể, nghiên cứu và lựa chọn những điểm tốt, phù hợp theo hoàn cảnh là hết sức cần thiết vì đổi mới mở vẫn là một lĩnh vực tương đối mới.

Với chủ đề “Vùng đất sáng tạo”, báo cáo hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở năm 2022 do BambuUP xây dựng mong muốn truyền tải khát vọng về một Việt Nam đổi mới sáng tạo, được kiến tạo bởi các “cư dân” bao gồm:

Công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp, nhà đầu tư, viện, trường, các tổ chức thúc đẩy đổi mới sáng tạo…
null
Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo được kiến tạo bởi các “cư dân” trong mọi lĩnh vực.

Phân tích về xu hướng đổi mới sáng tạo tại Việt Nam gồm 5 lĩnh vực trọng điểm:

Sản xuất thông minh, công nghệ tài chính và công nghệ bảo hiểm, công nghệ nông nghiệp và thực phẩm, công nghệ tiếp thị và bán hàng, công nghệ Blockchain…

Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Viet Lotus cho biết ĐMST trên Thế Giới cũng là một khái niệm tương đối mới, đối với Việt Nam lại càng mới.

Cũng có không ít các doanh nghiệp thành công và cũng có những doanh nghiệp thất bại do áp dụng sai đổi mới sáng tạo vào kinh doanh.

Các nước phát triển đã kiến tạo được hệ sinh thái đổi mới sáng tạo rất phong phú, đa dạng và tương đối phát triển.

Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của các nước phát triển như Mỹ, Israel, châu u và đặc biệt gần đây là Singapore là một mô hình rất đáng để chúng ta lưu tâm", ông Ngoạn chia sẻ.

Trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, có nhiều chủ thể tham gia, sự kết nối - tương tác giữa chủ thể trong hệ sinh thái đó là rất tốt, chặt chẽ, hiệu quả và cần cơ chế chính sách để kết nối, tương tác giữa các chủ thể trong hệ sinh thái.

Không ít các bạn trẻ Việt Nam sang Singapore, một số thị trường khác nữa để khởi nghiệp và sau đó mới quay về Việt Nam hoặc là "đóng đô" ở nước ngoài, phát triển rộng ra về Việt Nam.

Nhiều người khởi nghiệp ở Việt Nam sang Singapore để tìm kiếm nguồn vốn, ý tưởng sáng tạo, quản trị để tạo sản phẩm mới.

Hiện nay, Hàn Quốc hiện là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam, với 9.288 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 79 tỷ USD (chiếm 18,5%).

Đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, công nghệ cao, logistic, xây dựng...

Hàn Quốc hiện đã có đầu tư tại 59/63 tỉnh thành phố của Việt Nam.

Về thương mại, Hàn Quốc là đối tác lớn thứ 3 của Việt Nam trong năm 2021, với tổng giá trị kim ngạch thương mại 2 chiều năm đạt 78,1 tỷ USD.

Theo ông Phùng Văn Đông, Giám đốc Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam.

Trong bối cảnh hiện nay khi COVID-19 đã ảnh hưởng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu và trong mọi lĩnh vực, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường có thể bị lạc hậu chỉ trong vài tháng.

Chính vì thế đổi mới sáng tạo sẽ giúp thúc đẩy khả năng thích ứng của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong bất kỳ ngành nghề, hoạt động kinh doanh sản xuất nào luôn tồn tại những đối thủ cạnh tranh cùng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau.

Vì vậy, đổi mới sáng tạo còn giúp cho doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt.

Nhiều đối tác, chuyên gia đánh giá nền kinh tế của Việt Nam đang cực kỳ năng động trong khu vực và mong muốn đầu tư vào Việt Nam.

“Con người Việt Nam rất sáng tạo, nhưng điều quan trọng là chúng ta có thực hành văn hóa đổi mới sáng tạo đó không", ông Phùng Văn Đông bày tỏ quan điểm.

Kết luận

Đổi mới sáng tạo mang đến những lợi ích kinh tế cho một quốc gia hoặc một doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào.

Đặc biệt với những doanh nghiệp nhỏ hoặc Startup thì đổi mới sáng tạo là cơ hội để các doanh nghiệp có thể tiến xa hơn trên thị trường.