Trong cuốn sách Marketing 5.0 của tác giả Philip Kotler, ông đã chỉ ra những đặc điểm trong hành vi mua sắm của các bạn trẻ Gen Z. 

Một trong số đó là việc quan tâm nhiều hơn tới tính bền vững của sản phẩm, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và những giá trị được lan tỏa khi họ thực hiện hành vi mua sắm, không chỉ cho doanh nghiệp mà tới toàn xã hội.

Vậy doanh nghiệp cần làm gì trước sự xoay chuyển của xu hướng tiêu dùng, cũng như tình hình thế giới, đặc biệt sau đại dịch COVID-19?

CSR - mô hình kinh doanh đặt xã hội lên hàng đầu

Từ một hoạt động “phú quý sinh lễ nghĩa" của các doanh nghiệp lớn, CSR giờ đây đã trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của nhiều doanh nghiệp. 

Trên thực tế, , đây là một phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. 

CSR được coi như một tiêu chuẩn để đánh giá một doanh nghiệp nào đó. CSR được coi như một tiêu chuẩn để đánh giá một doanh nghiệp nào đó.

CSR (Corporate social responsibility) là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, vừa được được coi là cam kết của một DN đối với nhiều cộng đồng, vừa là tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh. CSR giúp người lao động nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời cũng đóng góp vào sự phát triển bền vững về kinh tế.

Hiện nay các công ty thường lựa chọn 2 kiểu CSR chính mà doanh nghiệp cố gắng hoàn thành các mục tiêu về tài chính mà không có tác động tiêu cực tới xã hội và môi trường.

Các chương trình CSR kiến tạo cho doanh nghiệp mang lại lợi ích cho xã hội. Đồng thời giúp họ phát triển thương hiệu. 

Hiệu ứng tốt mà chương trình này mang lại đó là thúc đẩy tinh thần làm việc và gắn kết các nhân viên trong tổ chức lại với nhau.

Một số doanh nghiệp đề cao giá trị của CSR thì lựa chọn hoàn thành mục tiêu xã hội hoặc môi trường làm mục đích chính cho hoạt động của doanh nghiệp. 

Sắc thái khác nhau của CSR

Xây dựng và phát triển xã hội chính là trách nhiệm của mỗi cá nhân và của các doanh nghiệp. 

Theo đó, trách nhiệm của doanh nghiệp được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như về trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm môi trường, trách nhiệm đạo lý

Trách nhiệm pháp lý - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc đóng thuế

Đây có thể xem là nghĩa vụ và trách nhiệm tối thiểu mà bất kỳ một doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn đều phải thực hiện.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện qua việc đóng thuế. Hành động này giúp duy trì các nhu cầu xã hội do Nhà nước đảm nhận. 

Lý do bởi của cải của Nhà nước do doanh nghiệp tạo ra, còn Nhà nước sẽ giữ vai trò tạo ra sự cân bằng.

Đóng thuế là hành động cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp với Nhà nước và xã hội. Đóng thuế là hành động cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp với Nhà nước và xã hội.

Trách nhiệm về môi trường

Môi trường là thứ cần bảo vệ thì mới có thể giúp con người phát triển. 

Chúng ta có thể nhận thấy có rất nhiều thông tin thời sự về việc chất thải công nghiệp được xả xuống những dòng sông nơi có nguồn nước sinh hoạt.

Kinh doanh, sản xuất phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Kinh doanh, sản xuất phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường.

Việc này khiến cho sức khỏe con người bị đe dọa, bên cạnh đó thực vật, môi trường sống của nhiều loài vật xung quanh cũng bị ảnh hưởng. 

Vì thế trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đầu tiên cần quan tâm đó là không kinh doanh làm ảnh hưởng đến môi trường.

Trách nhiệm đạo lý

Việc này liên quan đến chính lương tâm của chủ doanh nghiệp. Những hành động thiện nguyện đều xuất phát từ cái tâm. 

Ngoài kinh doanh và uy tín trên thương trường, doanh nghiệp còn được ghi nhận dựa trên sự bác ái. Nếu không có điều này, động lực phát triển của doanh nghiệp sẽ sớm bị lụi tàn.

Nhìn lại CSR tại Việt Nam

Nổi bật nhất trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam có thể là Vinamilk. 

Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, doanh nghiệp đầu tàu này đã liên tục triển khai hàng loạt các chương trình CSR mang tầm vóc quốc gia.

Điển hình như chương trình quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” và gửi đến trên 40.000 trẻ nghèo tại hơn 40 tỉnh thành đang gặp khó khăn trong chiến dịch kỷ niệm 40 năm thành lập.

Chiến dịch “Mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày” của Vinamilk. Chiến dịch “Mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày” của Vinamilk.

Mục tiêu “Mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày” được cộng đồng hưởng ứng nhiệt tình. Đây chính là giá trị được xây dựng giúp cho mầm non tương lai của đất nước phát triển cả về thể chất lẫn trí óc. 

Hay ví dụ như Honda Việt Nam, từ năm 2008, Honda đã xây dựng nhiều chương trình giáo dục ý nghĩa như:

“An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”, “Chương trình Tôi yêu Việt Nam”… nhằm phổ biến kiến thức về giao thông và hướng dẫn người dân lái xe an toàn.

Honda luôn dựa trên quan điểm giá trị mang lại cho xã hội thông qua trách nhiệm trong việc phát triển, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn, giảm thiểu tác động của sản phẩm lên môi trường toàn cầu. 

Trong hơn 20 năm hoạt động tại Việt Nam, bên cạnh việc đưa ra các sản phẩm ngày một thân thiện với môi trường, sản xuất an toàn và giảm lượng khí thải, Honda Việt Nam chú trọng đến sáng kiến về giáo dục, đặc biệt là phổ biến kiến thức lái xe an toàn.

Đón đầu CSV - phiên bản “lên đời” của CSR

Nếu như CSR dừng lại ở việc tuân thủ các chuẩn mực của cộng đồng, là một "công dân" doanh nghiệp tốt, thì CSV (Creating Shared Values - Tạo lập giá trị sẻ chia) lại tích hợp các vấn đề và thách thức xã hội vào quá trình tạo ra giá trị kinh tế của doanh nghiệp.

CSV (Creating Shared Values - Tạo lập giá trị sẻ chia) đang được đặt ra mục tiêu mới cho các DN muốn hướng đến tạo lập giá trị trường tồn và phát triển bền vững.

Hoạt động CSR thiên về trách nhiệm, còn CSV chính là khao khát được tạo ra giá trị tốt đẹp. Hoạt động CSR thiên về trách nhiệm, còn CSV chính là khao khát được tạo ra giá trị tốt đẹp.

Không giống CSR có xu hướng bị các yếu tố bên ngoài thúc đẩy và được nhìn nhận là chi phí DN phải bỏ ra, CSV được tạo dựng từ chính động lực lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cộng đồng của doanh nghiệp.

Điển hình như Nestle, ngoài các chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội thông thường, tập đoàn hàng tiêu dùng này còn áp dụng mô hình CSV tại Việt Nam nhằm hỗ trợ người trẻ và phát triển cộng đồng.

null

Nestle cho tung ra thị trường nhiều loại thực phẩm và đồ uống bổ dưỡng, đơn giản hóa danh sách thành phần, loại bỏ màu nhân tạo để giúp giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tình trạng dư cân, béo phì ở trẻ em.

null

Hơn nữa, với tình hình có hàng triệu người vẫn đang chung sống với cảnh nghèo đói, Nestle đã xây dựng một cộng đồng vững chắc, tập trung hỗ trợ các bạn trẻ định hướng và vượt qua được những rào cản trên con đường sự nghiệp.

SIB - doanh nghiệp tạo tác động cho xã hội hướng đến cân bằng bền vững

Thời gian gần đây thuật ngữ SIB (doanh nghiệp tạo tác động xã hội) được nhiều người nhắc tới như một định hướng mới hay chiến lược hành động cần thiết trong kinh doanh.

Để nói về bước tiến này thì SIB đã nâng cao hơn về mặt chiến lược, biến những hoạt động mang tính đơn lẻ, gia tăng hay cộng thêm thành mục tiêu trọng tâm của tổ chức.

Nhóm doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB) ngày càng nhận nhiều sự quan tâm khi hướng đến cân bằng giữa lợi nhuận với các chuẩn mực xã hội.

Doanh nghiệp tạo tác động xã hội (Social Impact Business - SIB) là nhóm các tổ chức, doanh nghiệp thông qua hoạt động thương mại, giải pháp kinh doanh để tạo tác động tích cực lên xã hội và môi trường. 

Các nhà nghiên cứu nhận định loại hình doanh nghiệp này bao gồm cả những đơn vị kinh doanh xã hội, khởi nghiệp tạo tác động xã hội và kinh doanh với người có thu nhập thấp.

Thống kê về sự quan tâm của người tiêu dùng với trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và nhu cầu với nhóm này có dấu hiệu tăng cao trong những năm gần đây.

Theo Báo cáo Trust Barometer do Edelman thực hiện năm 2021, 86% người tham gia khảo sát cho biết họ đều kỳ vọng CEO của các doanh nghiệp tạo tác động xã hội công khai lên tiếng về một hoặc nhiều vấn đề thách thức trong xã hội và cộng đồng địa phương. 

Theo đó, mô hình SIB vốn không còn xa lạ với thị trường thế giới. Theo đó, mô hình SIB vốn không còn xa lạ với thị trường thế giới.

Đồng thời, người dân toàn cầu cũng có một bộ phận thể hiện sự quan tâm và có hiểu biết nhất định đối với các doanh nghiệp này, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển. 

Cụ thể hơn, theo một báo cáo của Global Social Entrepreneurship Network, 5 quốc gia phát triển bao gồm Mỹ, Canada, Anh, Singapore, và Israel đều là những nước thành công trong việc kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội gắn liền với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, mô hình này lại được nhân rộng, nhất là trong giới khởi nghiệp và được nhiều startup chọn hướng đến.

Lý do các doanh nghiệp tạo tác động xã hội ngày càng được quan tâm bắt nguồn từ các vấn đề môi trường và hệ sinh thái mà thế giới đang phải đối mặt. 

Các tổ chức, doanh nghiệp SIB khi lựa chọn kinh doanh mô hình này đều phải chú trọng nhu cầu xã hội và yếu tố môi trường trước tiên.

Đây cũng là yếu tố cốt lõi với các doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững. 

Xu hướng mua sắm hướng đến tính bền vững không chỉ đơn giản là mua một sản phẩm, mà khách hàng còn muốn mua cả những giá trị, câu chuyện tích cực, truyền cảm hứng đằng sau sự ra đời của mỗi sản phẩm đó.

Khách hàng không chỉ mua sản phẩm và tiêu dùng sản phẩm, họ mua cả câu chuyện thương hiệu và truy cứu phẩm giá của các nhà lãnh đạo

Chân lý đó hoàn toàn đúng với hoạt động của The Animal Project (TAP) - doanh nghiệp xã hội Singapore thuộc Made With Passion - sáng kiến quốc gia của Singapore nhằm tôn vinh những thương hiệu nội địa sẵn sàng lan tỏa đam mê và tinh thần biến tiềm năng thành hiện thực của đảo quốc. 

The Animal Project hiện tại đang hỗ trợ 5 nghệ sĩ trẻ người Singapore. The Animal Project hiện tại đang hỗ trợ 5 nghệ sĩ trẻ người Singapore.

Được thành lập vào năm 2013, TAP mang trong mình sứ mệnh tạo ra sự đổi mới trong các mô hình kinh doanh khi kết hợp các loại hình nghệ thuật được khắc hoạ bởi những nghệ sĩ có nhu cầu đặc biệt (special needs) và biến chúng thành những sản phẩm đời sống đầy chất lượng. 

Chỉ cần "dạo quanh shopping", bạn sẽ thấy vô vàn sản phẩm từ đồ lưu niệm, bộ chén đĩa, quần áo, văn phòng phẩm… với những họa tiết, thiết kế độc đáo. 

null

Đằng sau mỗi sản phẩm là câu chuyện của các nghệ sĩ với nhu cầu đặc biệt và năng khiếu nổi trội, TAP đã giúp họ thay đổi cuộc sống từ tiền bản quyền cho các tác phẩm. 

Ngay cả các công đoạn sau sản xuất, bao gồm đóng gói, dán nhãn và nhập kho cũng như vận chuyển được hỗ trợ bởi các nhân viên "đặc biệt".

TAP ra đời không chỉ giúp cho những nghệ sĩ có nhu cầu đặc biệt có được một cuộc sống ổn định hơn, mà còn mang nghệ thuật địa phương tới đông đảo khách hàng trên toàn cầu. 

Bên cạnh đó, 50% lợi nhuận cũng sẽ được quyên góp cho một tổ chức từ thiện được chọn lọc bởi TAP. 

Các loại hình nghệ thuật được chọn lọc kỹ lưỡng và được sử dụng trong các sản phẩm/ấn phẩm. 

Khi khách hàng mua một món đồ, điều họ "yêu" không chỉ là tính năng thông dụng mà món đồ đó đem lại, mà còn là những giá trị nghệ thuật, câu chuyện ý nghĩa phía sau.

Khi nhận thức của cộng đồng về doanh nghiệp xã hội ngày càng tăng cao, các doanh nghiệp như TAP sẽ tiếp tục tạo ra được nhiều giá trị trong cộng đồng, góp phần thay đổi thói quen mua sắm của người trẻ và hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn.

Doanh nghiệp đến khách hàng - Kinh doanh hay mua sắm cũng thể hiện trách nhiệm xã hội

Các bạn trẻ giờ đây chọn những chiếc áo được sản xuất bởi các công ty không sử dụng lao động trẻ em hay chọn nhãn đồ uống cam kết giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần. 

Shopping không chỉ đơn giản là mua một sản phẩm nữa rồi khi người tiêu dùng muốn mua cả những giá trị, câu chuyện tích cực đằng sau sự ra đời của mỗi sản phẩm. 

Trước sự thay đổi hành vi ấy, những doanh nghiệp tạo tác động xã hội ngày càng nổi lên như "điểm đến" tin tưởng cho người tiêu dùng. 

Thảm họa đại dịch COVID-19 một lần nữa thắt chặt bất bình đẳng xã hội vào nhận thức của cộng đồng. 

Khi hầu hết các thành phố đóng cửa, sự chênh lệch có thể nhận thấy ở hàng triệu người thất nghiệp gần đây. 

Sức khỏe, thu nhập, nơi ở và các mục tiêu cuộc sống khác của người dân hiện đang bị thách thức bởi nhiều rủi ro và bất ổn hơn phát sinh từ các cuộc tấn công COVID-19.

Do đó, trong giai đoạn quan trọng này, nghĩa vụ đạo đức của các công ty là hỗ trợ cho cộng đồng tốt nhất, thông qua các hành động từ thiện thiết thực như: cho người đói thức ăn, tặng thiết bị y tế, chia sẻ thông tin, đóng góp tiền mặt, tư vấn, tất cả các khoản đóng góp bằng hiện vật, và cho công ty khác.

Giờ đây, một tỉ phú sẽ không còn được vinh danh hay tung hô theo cách như trước. Một người bình thường vẫn có thể toả sáng và được ghi nhận trong lòng công chúng nếu thực sự biết cách tạo ra những thay đổi tích cực trong xã hội, dù nhỏ nhất.

Anh Thư - Trends Việt Nam