Thế nào là một doanh nghiệp tạo tác động đến xã hội?

Thế giới đang thay đổi nhanh chóng, với tác động từ đại dịch, biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, cùng những vấn đề về công bằng xã hội ngày càng trở nên rõ rệt.

Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp bắt đầu nhận thức rõ ràng hơn về tác động của mình lên xã hội, cũng như những lợi ích có thể đem lại cho cộng đồng.

Nhóm doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB) ngày càng nhận nhiều sự quan tâm khi hướng đến cân bằng giữa lợi nhuận với các chuẩn mực xã hội.

Thế nào là một doanh nghiệp tạo tác động đến xã hội? Thế nào là một doanh nghiệp tạo tác động đến xã hội?

Doanh nghiệp tạo tác động xã hội (Social Impact Business - SIB) là nhóm các tổ chức, doanh nghiệp thông qua hoạt động thương mại, giải pháp kinh doanh để tạo tác động tích cực lên xã hội và môi trường. 

Các nhà nghiên cứu nhận định loại hình doanh nghiệp này bao gồm cả những đơn vị kinh doanh xã hội, khởi nghiệp tạo tác động xã hội và kinh doanh với người có thu nhập thấp.

Việc cân bằng giữa mục tiêu xã hội/môi trường với mô hình thương mại cho phép loại hình tổ chức này có thể giải quyết các thách thức xã hội và môi trường một cách bền vững.

Doanh nghiệp tạo tác động xã hội ngày càng được quan tâm

Hiện tại, không ít doanh nghiệp đã thích ứng và thay đổi nhằm đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng, nhân viên cũng như nhà đầu tư vốn đang có xu hướng quan tâm hơn đến "phát triển bền vững".

Thống kê về sự quan tâm của người tiêu dùng với trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và nhu cầu với nhóm này có dấu hiệu tăng cao trong những năm gần đây.

Trong đó, người tiêu dùng dành sự quan tâm đến những công ty cân bằng giữa lợi nhuận và tác động xã hội. 

Điều này thể hiện ở sự thay đổi thói quen mua sắm. Theo Trung tâm Kinh doanh bền vững Stern NYU (Mỹ), năm 2020, sản phẩm bền vững đã có mức tăng trưởng vượt các sản phẩm tiện lợi trên 36 ngành hàng, đạt 16,8% tổng lượng hàng hóa được bán ra.

Thống kê về sự quan tâm của người tiêu dùng với trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và nhu cầu với nhóm này có dấu hiệu tăng cao trong những năm gần đây. Người tiêu dùng dành sự quan tâm đến những công ty cân bằng giữa lợi nhuận và tác động xã hội. 

Đồng thời, Theo Báo cáo Trust Barometer do Edelman thực hiện năm 2021, 86% người tham gia khảo sát cho biết họ đều kỳ vọng CEO của các doanh nghiệp tạo tác động xã hội công khai lên tiếng về một hoặc nhiều vấn đề thách thức trong xã hội và cộng đồng địa phương. 

Một cuộc khảo sát khác của IE University Insights thực hiện trên 1.000 người trẻ thuộc thế hệ Millenials (có năm sinh trong khoảng 1980-1995) về sự quan tâm đến trách nhiệm xã hội từ phía doanh nghiệp. 

Khảo sát kết luận rằng các sáng kiến hiệu quả cao là những sáng kiến gắn liền với hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty. 

Tại Việt Nam, doanh nghiệp SIB trong quá khứ vẫn chưa được quan tâm đúng mức. 

Song trong những năm gần đây, mô hình này lại được nhân rộng, nhất là trong giới khởi nghiệp và được nhiều start-up chọn hướng đến. Theo đó, số doanh nghiệp SIB tính đến cuối năm 2020 đã chiếm khoảng 4% tổng số các đơn vị đang hoạt động, tương đương 22.000 doanh nghiệp.

Thúc đẩy mô hình doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam. Thúc đẩy mô hình doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam.

Lý do các doanh nghiệp tạo tác động xã hội ngày càng được quan tâm bắt nguồn từ các vấn đề môi trường và hệ sinh thái mà thế giới đang phải đối mặt. 

Các tổ chức, doanh nghiệp SIB khi lựa chọn kinh doanh mô hình này đều phải chú trọng nhu cầu xã hội và yếu tố môi trường trước tiên.

Đây cũng là yếu tố cốt lõi với các doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững. 

Xu hướng mua sắm hướng đến tính bền vững không chỉ đơn giản là mua một sản phẩm, mà khách hàng còn muốn mua cả những giá trị, câu chuyện tích cực, truyền cảm hứng đằng sau sự ra đời của mỗi sản phẩm đó.

“Tính bền vững” sẽ trở thành xu thế trong tương lai?

Khi "tính bền vững" trở thành xu hướng, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội sẽ có thêm cơ hội thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, biến mô hình kinh doanh thành "lợi điểm bán hàng độc nhất" để phát triển trong thị trường.

Tại Singapore, nơi nổi tiếng với những chính sách thân thiện cho doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị đóng góp cho mục tiêu phát triển bền vững quốc gia, những tổ chức tạo tác động xã hội có môi trường thuận lợi để khẳng định vị thế và nâng tầm ảnh hưởng.

Một trong những doanh nghiệp hàng đầu thuộc lĩnh vực này tại đảo quốc sư tử là The Animal Project (TAP). Hoạt động từ năm 2013, TAP khởi đầu là doanh nghiệp xã hội do một nhóm phụ huynh và bạn bè muốn trưng bày tác phẩm và hỗ trợ những nghệ sĩ có nhu cầu đặc biệt. 

Khởi nghiệp tác động xã hội gắn với các mục tiêu phát triển bền vững. Khởi nghiệp tác động xã hội gắn với các mục tiêu phát triển bền vững.

Thương hiệu này hỗ trợ xã hội bằng cách tạo việc làm cho những người có nhu cầu đặc biệt và tôn vinh khả năng nghệ thuật của họ.

Các tác phẩm nghệ thuật được lựa chọn đặc biệt và gia công thành sản phẩm, hàng hóa, tập trung vào giá trị nghệ thuật và chất lượng thay vì chỉ chú trọng tính ứng dụng.

Với những sản phẩm chất lượng, phù hợp thị hiếu người dùng, cùng mục tiêu tốt đẹp mà doanh nghiệp hướng đến, TAP nhanh chóng trở thành thương hiệu được yêu thích, góp phần thay đổi cách nhìn của cộng đồng về người có nhu cầu đặc biệt.

Thông qua dự án "The Animal Story", các nghệ sĩ có thể thu hút đối tượng khách hàng có hứng thú với tài năng của họ và trở thành khách hàng trung thành. 50% lợi nhuận thu được từ việc bán sản phẩm thông qua dự án sẽ được quyên góp cho một tổ chức từ thiện do TAP lựa chọn.

Niềm đam mê của TAP đã góp phần thúc đẩy sự hòa nhập và mang lại năng lượng sống động, thông qua tác phẩm nghệ thuật, giúp các nghệ sĩ này hiện thực hóa ước mơ và lý tưởng của mình. 

Hiện dự án mở rộng cơ hội việc làm trên phạm vi cả nước. Bất cứ cư dân nào đang sinh sống, làm việc tại Singapore đều có thể tham gia thử sức với TAP.

Cách đây 2 năm, doanh nghiệp đã hợp tác với Starbucks ra mắt bộ sưu tập Happy Holidays 2019 với những thiết kế của họa sĩ Tay Jun Yi, người mắc hội chứng tự kỷ. Đây cũng là một hoạt động thuộc chương trình hợp tác giữa Starbucks và Trung tâm Nguồn lực Tự kỷ.

The Animal Project hợp tác với Starbucks ra mắt bộ sưu tập Happy Holidays 2019. The Animal Project hợp tác với Starbucks ra mắt bộ sưu tập Happy Holidays 2019.

Tay Jun Yi yêu thích vẽ động vật trong những tình huống khác nhau. Anh tạo dựng các tương tác xã hội giữa chúng - điều anh hiếm khi có trong cuộc sống thực. 

Với một chiếc bút màu đen, anh vẽ từng động vật theo bản năng một cách dứt khoát, mỗi loài lại có một biểu hiện khác nhau. Chính điều này tạo ra nét đặc trưng không thể hòa lẫn cho những tác phẩm của Jun Yi và khiến bộ sưu tập được người dùng đặc biệt yêu thích.

Tổng hợp, nguồn: VnExpress, Zing News