Khi bắt đầu nảy sinh ý tưởng kinh doanh, các nhà sáng lập phải tự tìm cho mình một mô hình nhất định, thích hợp để công ty thực hiện theo.

Hơn ai hết, họ phải hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ cung cấp, về thị trường mục tiêu, về những vấn đề của khách hàng là gì và sau đó cố gắng tìm ra giải pháp phù hợp cho vấn đề đó.

Đó không chỉ là yêu cầu cơ bản và tất yếu về tư duy đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, mà còn là một trong những nhiệm vụ & thách thức của họ.

null
Xây dựng mô hình kinh doanh là bài toán đầu tiên cho các doanh nghiệp đặc biệt là các startups khi khởi sự.
Nếu không có một mô hình kinh doanh phù hợp, chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ gặp nhiều khó khăn và chật vật trên con đường xây dựng thương hiệu.

Vậy mô hình kinh doanh là gì? Làm thế nào để xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả?

Bạn đã biết những thành phần nào tạo nên một mô hình kinh doanh chưa?

Trong bài này, chúng ta sẽ khám phá “thế giới” của mô hình kinh doanh và những loại hình phổ biến hiện nay.

Định nghĩa về mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Business Model. Thuật ngữ này bắt đầu phổ biến vào những năm 90 của thế kỉ 20 và hiện nay được các nhà nghiên cứu học thuật, nghiên cứu ứng dụng quan tâm.

Mô hình kinh doanh thực chất không phải là kế hoạch kinh doanh.

Hiện nay, chưa có một định nghĩa nào cố định, vì thế mỗi người sẽ có cách tiếp cận và nhìn nhận khái niệm khác nhau.

Trong số đó, mô hình kinh doanh có thể được định nghĩa như sau:

“Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một kế hoạch hay một hình mẫu mô tả doanh nghiệp đó cạnh tranh, sử dụng những nguồn lực, các quan hệ với khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào để tồn tại và phát triển” (Theo “Entrepreneurship: Successfully Launching New Ventures”, 2005 của Bruce R. Barringer, R. Duane Ireland).
“Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một đại diện đơn giản hóa lí luận kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nó mô tả doanh nghiệp bán gì cho khách hàng, làm sao doanh nghiệp tìm đến và thiết lập quan hệ với khách hàng, qua những nguồn nào, những hoạt động và đối tác nào để đạt được điều đó và doanh nghiệp đó tạo ra lợi nhuận bằng cách nào“. (Theo “How to Describe and Improve your Business Model to Compete Better”, 2004 của Alexander Osterwalder)

null
Mô hình kinh doanh là khái niệm trừu tượng có khá nhiều định nghĩa khác nhau.

Nói ngắn gọn và dễ hiểu, mô hình kinh doanh là mô hình kiếm tiền của cá nhân, doanh nghiệp mà khi nhìn vào mô hình đó giúp ta có cái nhìn tổng quát và hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp này.

Nhưng điều quan trọng phải hiểu được mối liên kết giữa các khái niệm liên quan đến mô hình kinh doanh như: đặc điểm ngành hàng, hệ sinh thái, cơ cấu sản phẩm/dịch vụ, mô hình doanh thu, mô hình chi phí.

Bởi, nếu nhìn nhận mô hinh kinh doanh chỉ đơn giản là “cỗ máy" hay công thức kiếm tiền thì đôi khi chỉ dừng lại ở câu chuyện hệ thống bán bánh mì “hái ra tiền" nhưng đó lại không phải là câu chuyện kinh doanh thực sự.

Do đó, nói lên mô hình kinh doanh, các nhà quản trị cần tư duy nhiều hơn thế, trong đó bao gồm:

Mục đích, mục tiêu kinh doanh, sứ mệnh, tầm nhìn doanh nghiệp, quy trình kinh doanh, thị trường, phân khúc, khách hàng mục tiêu, các đề xuất, chiến lược, cơ sở hạ tầng, cấu trúc tổ chức, nguồn tài nguyên, các cách thức, phương thức giao dịch, quá trình tổ chức và chính sách.

Và một nội dung tưởng rất không liên quan nhưng lại chính là phần “hồn” của tổ chức, cũng là thứ quyết định mức độ “trường tồn" của doanh nghiệp chính là yếu tố văn hoá.

Mô hình kinh doanh - Không dễ dàng để “fixed" ngay từ đầu

Mô hình kinh doanh cho phép các doanh nghiệp thử nghiệm, kiểm tra và lập mô hình theo nhiều cách khác nhau để cấu trúc chi phí và dòng doanh thu.

Đối với những người mới bắt đầu, việc khám phá các mô hình kinh doanh tiềm năng có thể giúp xác định xem ý tưởng kinh doanh của mình có khả thi hay không, giúp thu hút các nhà đầu tư và định hướng chiến lược quản lý tổng thể.

Đối với các doanh nghiệp đã thành lập, nó là cơ sở để phát triển các dự báo tài chính, thiết lập các mốc quan trọng và thiết lập cơ sở để xem xét kế hoạch kinh doanh.

Tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình kinh doanh

Khi mới bắt đầu công việc kinh doanh, mở rộng thị trường hay thay đổi chiến lược tiếp cận thị trường thì việc xây dựng mô hình kinh doanh là rất cần thiết.

Xây dựng doanh nghiệp cũng tương tự như việc xây dựng một ngôi nhà.

Nếu một ngôi nhà được xây cần phải có bản vẽ sơ bộ mới có thể thực hiện, thì xây dựng doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể thiếu việc xác định mô hình kinh doanh.

null
Đối với các startup thì việc xác định và tạo dựng một mô hình​​ kinh doanh là quan trọng hơn bao giờ hết.

Đó chính là cơ sở ban đầu giúp họ bình tĩnh ngồi lại và xem xét mọi thứ, thay vì phấn khích quá độ và đánh giá sai về thực tế tiềm năng thành công của ý tưởng kinh doanh ấy.

Cốt lõi của mô hình kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đó xác định được:

  • Tiềm năng của sản phẩm/dịch vụ
  • Đối tượng khách hàng nhắm đến
  • Cách mà doanh nghiệp phân phối sản phẩm/dịch vụ
  • Doanh nghiệp sẽ mang tới cho khách hàng giá trị gì
  • Làm thế nào để duy trì tính cạnh tranh
  • Tất cả doanh thu và chi phí có thể dự đoán
Nói tóm lại, với một mô hình kinh doanh được thiết lập rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp việc khởi nghiệp đi đúng hướng và là một trong những yếu tố quan trọng giúp khởi nghiệp thành công.

Điều này cũng chính là những câu hỏi của hầu hết các nhà đầu tư. Chúng ta có thể tham khảo điều này khi theo dõi các tập phát sóng của chương trình Shark Tank ở cả Việt Nam và thế giới.

Các thành phần chính trong mô hình kinh doanh

Mặc dù các mô hình kinh doanh có thể được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau.

Nhưng về tổng thể, chúng vẫn có chung những thành phần chính như sau:

1. Customer Segment - Phân khúc khách hàng

Đây là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần quan tâm trong một mô hình kinh doanh.

Xác định phân khúc khách hàng cho từng loại sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp muốn sở hữu.

Nhóm khách hàng này có thể là thị trường đại chúng (mass market), thị trường ngách (niche market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market).

Ở cách phân chia khác, nhóm khách hàng có thể chia ra B2C hay B2B. Việc xác định và phân chia này rất quan trọng vì nó quyết định toàn bộ kế hoạch truyền thông, tiếp thị.

Bởi vì “insights" của hai nhóm đối tượng này xa nhau “cả vòng trái đất".

null
Phân khúc khách hàng là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần quan tâm trong một mô hình kinh doanh.

Phân khúc khách hàng giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng về việc xây dựng và phát triển sản phẩm tiếp theo.

2. Value Propositions - Hệ thống đường giá trị và định vị

Là những giá trị mà doanh nghiệp đã và đang đem đến cho khách hàng thông qua sản phẩm/dịch vụ.

Nó bao gồm những thế mạnh của doanh nghiệp, khiến người dùng lựa chọn sử dụng sản phẩm của bạn thay vì sản phẩm của đối thủ.

Lý thuyết là như vậy nhưng ngày nay khi thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đường giá trị của các thương hiệu ngày càng được “build" sắc nét để xác định rõ DN đó ở đâu trong bản đồ định vị của ngành, thị trường.

Khi đó, hệ thống giá trị không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu khách hàng mà phải đảm bảo khả năng cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.

Thời đại ngày nay không còn là câu chuyện của sản phẩm “tốt" mà phải là “tốt hơn" hoặc “tốt nhất".

3. Key Resources - Nguồn lực chủ chốt

Đây là các nguồn lực quan trọng phục vụ cho các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Được chia ra thành nguồn lực hữu hình (ví dụ tài nguyên môi trường) nhân lực và tài chính và các nguồn lực vô hình như nguồn lực tri thức (bằng sáng chế), giá trị thương hiệu, lực đẩy thị trường.

Trong thời đại 4.0 hiện nay, doanh nghiệp nên tận dụng các kênh online để phục vụ cho mô hình kinh doanh của mình và phát triển hiệu quả các giá trị sản phẩm.

4. Key Partnerships - Đối tác chính

Là các tổ chức mà doanh nghiệp có thể liên kết, hợp tác cùng nhau phát triển cho mục tiêu kinh doanh.

null
Cùng hợp tác sẽ giúp phát triển kinh doanh nhanh chóng.

Được phân chia thành: đối tác chiến lược không cạnh tranh lẫn nhau, đối tác giữa các công ty là đối thủ của nhau để cùng nâng thị trường lên, đối tác cùng đầu tư, quan hệ mua bán để đảm bảo đầu vào cho công ty.

5. Key Activities - Hoạt động trọng yếu

Là các hoạt động được đánh giá là cần thiết và quan trọng trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng nguồn lực để có thể tạo ra các giá trị và qua đó thu được lợi nhuận.

Và đương nhiên các hoạt động này phải phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

6. Customer Relationships - Quan hệ khách hàng

Được hiểu là mối quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập với khách hàng của mình.

Nó thường được triển khai dưới hình thức các chương trình như tri ân khách hàng cũ, tích điểm khách hàng, quà tặng với khách hàng mới…

7. Distribution Channels - Các kênh phân phối

Mô tả các kênh truyền thông và phân phối để đưa giá trị sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng.

Có rất nhiều kênh kinh doanh khác nhau, bao gồm kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp, kênh bán hàng online...

null
Doanh nghiệp cần xác định các kênh phân phối khi xây dựng mô hình kinh doanh.

Mỗi kênh nên được thực hiện các chiến lược marketing riêng.

Doanh nghiệp cần tập trung nhân lực vào các kênh mà sản phẩm được khách hàng chào đón nhiều.

Song song đó, vẫn nên liên tục đánh giá xu hướng hành vi mua sắm thay đổi qua từng thời kỳ của khách hàng.

8. Revenue Streams - Dòng doanh thu

Đây là luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các phân khúc khách hàng của mình.

Qua đó đánh giá được phân khúc khách hàng có thực sự lý tưởng và phù hợp với các mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp hay không.

9. Cost Structure - Cơ cấu chi phí

Đây là các chi phí cần thiết để duy trì, phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu chi phí này cần được tính toán một cách chi tiết và tối ưu, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều vấn đề khi mô hình kinh doanh đi vào hoạt động.

Các bước xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả

Như nói ở trên, mô hình kinh doanh sẽ được xây dựng khác nhau để phù hợp với từng đơn vị, doanh nghiệp cũng như sản phẩm mình kinh doanh. Tuy nhiên, về cơ bản thì hầu hết mọi người đều phải trải qua những bước áp dụng xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả như sau:

1. Khảo sát, tìm hiểu, đánh giá, xác định nhu cầu khách hàng

Đây là bước đầu tiên để xây dựng mô hình kinh doanh.

Việc khảo sát, tìm hiểu để xác định đối tượng khách hàng & nhu cầu của khách hàng là vô cùng quan trọng.

null
Tìm hiểu đối tượng khách hàng & nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng.

Tìm hiểu kỹ Pain Point (nỗi đau của khách hàng), những vấn đề cụ thể mà khách hàng hiện thời cũng như khách hàng tiềm năng đang gặp phải là gì.

Khách hàng cần thỏa mãn những nhu cầu gì và cần làm gì để thu hút sự quan tâm, chú ý, tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm của họ?

Xác định đúng nhu cầu và đối tượng chúng ta sẽ vạch ra những ý tưởng và hướng đi cho hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả, với tỷ lệ thành công cao, hạn chế được nhiều rủi ro trong các bước sau này.

2. Lên ý tưởng sản phẩm/dịch vụ/giải pháp phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Nắm bắt được đối tượng, nhu cầu khách hàng thì bước tiếp theo là phải tạo ra những sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đó, làm sao để hiệu quả nhất có thể.

Từ mẫu mã đến giá cả đều phải thỏa mãn nhu cầu của khách và phải tạo sản phẩm có sự khác biệt, luôn luôn đổi mới.

Luôn luôn cho khách hàng của bạn có cảm giác được sử dụng sản phẩm chất lượng tốt, xứng đáng “đồng tiền bát gạo” mà họ phải bỏ ra để mua.

3. Lên kế hoạch sản xuất sản phẩm với chi phí phù hợp

Để xây dựng được mô hình kinh doanh thành công thì bước này khá quan trọng, vừa phải đảm bảo sản phẩm được sản xuất chất lượng với chi phí thấp nhất, mang lại nguồn lợi nhuận cao nhất.

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, sản xuất công nghiệp sẽ giúp giảm chi phí trên mỗi sản phẩm.

null
Lên kế hoạch sản xuất sản phẩm với chi phí phù hợp.

Bên cạnh đó, tìm những nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín, giá tốt những vẫn đảm bảo chất lượng.

Tuyển những nhân viên có tay nghề chuyên môn vững và có tinh thần trách nhiệm với công việc.

Đồng thời các doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất để sản phẩm ra đời đạt tiêu chuẩn chất lượng cũng như mẫu mã.

4. Có chiến lược đưa sản phẩm đến tay khách hàng

Có sản phẩm tốt thì chiến lược tiếp theo là phải quảng bá sản phẩm đến khách hàng bằng các chiến dịch Marketing.

null
Hội chợ triển lãm sản phẩm - nơi các doanh nghiệp thường xuyên tham gia để đẩy mạnh hoạt động Marketing.

Sau mỗi đợt thực hiện chiến dịch quảng bá các doanh nghiệp cần nắm bắt nhu cầu khách hàng xem đã đúng với những gì đã khảo sát chưa.

Đặc biệt thu thập phản hồi của khách để rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện sản phẩm tốt hơn.

Đồng thời, thiết lập những kênh phân phối hiện đại và tiết kiệm thời gian nhất để sản phẩm có thể đến tay được nhiều khách hàng nhất bằng việc mở các đại lý, cửa hàng hoặc hợp tác với các cơ sở kinh doanh.

5. Hoàn thiện mô hình kinh doanh và bắt tay vào hoạt động

Đây là bước thực tế hóa mô hình kinh doanh. Khi đã có trong tay mô hình kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp hoặc công ty sẽ bắt đầu xây dựng hoàn thiện về cơ sở vật chất.

Chuẩn bị đầy đủ nguồn nhân lực và vốn đầu tư, đồng thời liên tục tìm kiếm những đối tác tiềm năng để liên kết lâu dài và bền vững trong tương lai.

null

Khi đã tự tin, bạn sẽ tìm kiếm các nhà đầu tư vào mô hình kinh doanh của bạn.

Khi tìm đến các nguồn đầu tư này, bạn phải chứng minh được kết quả kinh doanh tốt trong một thời gian và sẽ mang lại lợi nhuận cho họ nếu họ sẵn sàng đầu tư cho bạn.

Một số mô hình kinh doanh phổ biến trên thị trường

Hiện nay, có rất nhiều mô hình kinh doanh đang hoạt động song song với nhau.

Nên kinh doanh gì thì còn tùy sản phẩm và hướng đi của từng doanh nghiệp mà sẽ lựa chọn mô hình phù hợp.

Ngoài ra, không nhất thiết phải tìm ra mô hình kinh doanh mới để bắt đầu mà có thể sử dụng những mô hình sẵn có nhưng phải tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng của mình.

Sau đây là một số mô hình kinh doanh phổ biến đã tạo được thành công cho các doanh nghiệp

Mô hình đăng ký

Đây là loại hình áp dụng cho cả hai loại hình doanh nghiệp là truyền thống và các mô hình startup trực tuyến.

Nó phổ biến trong các startup về công nghệ hiện nay.

Về cơ bản, nó giống như mô hình của Netflix, khách hàng sẽ trả một khoản thanh toán định kỳ hàng tháng để được truy cập vào dịch vụ/sản phẩm.

Sau đó, công ty đó sẽ gửi sản phẩm trực tiếp qua bưu điện cho bạn.

null
Netflix là doanh nghiệp đại diện cho mô hình kinh doanh đăng ký.

Netflix là doanh nghiệp đại diện cho mô hình kinh doanh đăng ký.

Ngoài ra, còn một số đơn vị sử dụng mô hình này như Facebook – sản phẩm là miễn phí, doanh thu đến từ quảng cáo. Hay sản phẩm là miễn phí nhưng phải trả phí dịch vụ như việc chơi game là miễn phí nhưng muốn on top nhanh thì phải mua thêm vũ khí hoặc thêm tính năng.

Mô hình Freemium

Đây là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến nhất trên Internet.

Các công ty về phần mềm, lưu trữ sẽ cung cấp một dịch vụ độc quyền để người dùng được tự do truy cập. Tuy nhiên, họ sẽ giữ lại và giới hạn sử dụng những tính năng nhất định, nâng cao hơn.

Và muốn có quyền sử dụng được những tính năng đó thì khách hàng phải chi trả thêm tiền.

Hiện nay đây là mô hình kinh doanh rất được cá startup ưa chuộng.

null
Canva chính là minh chứng điển hình cho mô hình Freemium.

Canva là công cụ sửa ảnh & thiết kế đồ hoạ miễn phí, nhưng để sử dụng được hết chức năng của Canva người dùng phải mua thêm bản Pro.

Hoặc như Spotify, Linkedin, Skype hay MailChimp… đều là các doanh nghiệp sử dụng mô hình freemium.

Mô hình “lưỡi dao cạo”

Ví như khi đi mua dao cạo râu ta sẽ nhận thấy rằng lưỡi dao cạo có thể có giá cao hơn dao cạo.

Sự thông minh nằm ở chỗ các công ty sẽ bán dao cạo với giá rẻ và lưỡi dao cạo sẽ là phụ kiện đi kèm có giá cao.

Như vậy, họ sẽ bán sản phẩm ban đầu với giá thấp và sau đó tạo doanh thu từ các sản phẩm bổ sung. Vì lý do này, mô hình này có tên là lưỡi dao cạo.

Ngoài mô hình lưỡi dao cạo truyền thống này thì những ai sắp khởi nghiệp cũng có thể hoàn toàn áp dụng thêm mô hình lưỡi dao cạo ngược.

null
Apple là một trong những doanh nghiệp thành công trong mô hình lưỡi dao cạo ngược.

Trong đó, nhà cung cấp sẽ bán cho khách hàng một sản phẩm được xem là chính hãng với mức giá cao.

Sau đó thúc đẩy doanh số bằng cách khuyến khích khách hàng mua thêm các phụ kiện đi kèm với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Cái tên điển hình đại diện cho mô hình này đáng để các startup học hỏi đó là Apple, Samsung…

Họ bán điện thoại, laptop chính hãng với giá cao và kêu gọi khách hàng mua thêm tai nghe, dán màn hình chống trầy xước, chuột v.v.

Mô hình cho thuê

Với mô hình này, một công ty sẽ mua sản phẩm từ người bán. Sau đó, cho phép một công ty khác sử dụng sản phẩm họ đã mua bằng việc đóng phí định kỳ đã cam kết.

Một số thành công của mô hình này như Airbnb (Air Bed and Breakfast) - Ứng dụng hỗ trợ đặt phòng khắp thế giới.

null
Mô hình kinh doanh từ ý tưởng share phòng vì điều kiện kinh tế hạn hẹp đến startup triệu đô khiến thế giới ngỡ ngàng.

Brian Chesky và Joe Gebbia là hai anh chàng vốn không thể trả nổi tiền thuê nhà ở San Francisco nên quyết định chia sẻ bớt chi phí bằng cách thuê người lạ ở chung.

Sau đó, phát triển dần lên thành startup trị giá 25 tỷ USD và có giá trị thứ 3 toàn cầu.

Mô hình nhượng quyền kinh doanh

Đây cũng là cách để khởi nghiệp nhanh chóng và tạo nên bức tranh sống động trong nền kinh tế thế giới.

Nhượng quyền cho phép bên nhượng cũng như bên nhận quyền có thể trao đổi, chuyển giao về công nghệ, thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ.

Nhượng quyền có rất nhiều kiểu như nhượng quyền thương hiệu. Đây là mô hình kinh doanh phổ biến ở các tiệm trà sữa, cà phê.

Một cửa hàng nào đó lấy tên thương hiệu có tên tuổi để bán các sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng thì phải có ràng buộc về tài chính nhất định đối với thương hiệu đó.

null
KFC - một trong những thương hiệu thành công nhất thế giới nhờ mô hình kinh doanh nhượng quyền.
Chi phí nhượng quyền không phải là rẻ nhưng nó lại có lợi cho hai bên.

Những người khởi nghiệp mang lại lợi nhuận và bên bán thì có thể mang thương hiệu có độ phủ sóng dày đặc hơn, cũng như đưa về được một khoản thu đáng kể cho mình.

Một trong những thương hiệu nổi tiếng về mô hình nhượng quyền có thể kể đến như McDonalds, KFC, Subway, Century 21…

Mô hình dịch vụ đám đông

Mô hình kinh doanh dịch vụ đám đông liên quan tới việc người dùng đóng góp vào giá trị được cung cấp.

Mô hình kinh doanh này thường được kết hợp với các mô hình kinh doanh và doanh thu khác để tạo ra một giải pháp tối ưu cho người dùng và đem lại lợi nhuận.

Ví dụ về các doanh nghiệp sử dụng mô hình kinh doanh dịch vụ đám đông là Wikipedia, reCAPTCHA, Duolingo, v.v.

Mô hình Agency

Agency là những công ty chuyên tư vấn và cung cấp các giải pháp marketing cho đơn vị khác.

Agency cũng có nghĩa là tập hợp các chuyên gia Marketing có chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm.

Họ được đào tạo bài bản và có thể tạo ra những sản phẩm truyền thông với chất lượng tốt nhất.

null
Agency - Nơi tập hợp các chuyên gia Marketing có chuyên môn và kinh nghiệm.

Các Agency có thể tận dụng thương hiệu của mình để tạo ra khách hàng tiềm năng và kiếm tiền từ nguồn traffic.

Ý tưởng cho mô hình kinh doanh này là: Tạo ra lượng lớn khách hàng tiềm năng, xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp để quản lý các dự án, tiếp tục phát triển agency để thực hiện các dự án khách.

Mô hình Agency rất thích hợp để áp dụng trong lĩnh vực Digital Marketing.

Mô hình môi giới

Các doanh nghiệp môi giới kết nối người mua và người bán và giúp tạo ra một giao dịch.

Doanh nghiệp môi giới sẽ được trả phí hoa hồng nếu giao dịch thành công.

Họ tính phí cho mỗi giao dịch cho người mua hoặc người bán và đôi khi cả hai.

Một trong những doanh nghiệp môi giới phổ biến nhất là công ty bất động sản, nhưng có nhiều loại môi giới khác như môi giới vận chuyển hàng hoá, môi giới tìm người giúp việc…

​​Những mô hình kinh doanh đã thành công tại Việt Nam

Với sự phát triển bùng nổ của Internet trong nhiều năm qua, hiểu được mô hình kinh doanh là gì và từ đó những mô hình tại Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng.

Một trong số đó đã chứng minh được hiệu quả cho đến tận ngày nay. Những mô hình kinh doanh thành công có thể kể đến như:

Mô hình kinh doanh truyền thống

Như chúng ta đã biết trong mô hình kinh doanh truyền thống, tức là sản phẩm xuất xưởng từ nhà sản xuất để đến được tay người tiêu dùng cần phải đi qua khâu trung gian như các tổng đại lý, đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3, và cuối cùng là đến các cửa hàng bán lẻ gần ở khắp nơi.

Khi qua những khâu trung gian này, nhà sản xuất cần phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để chi trả cho vận chuyển, kho hàng, nhân công, bến bãi… mất khoảng 30-40% giá thành một sản phẩm.

null
Sản phẩm trong mô hình kinh doanh truyền thống phải đi qua nhiều khâu mới có thể đến được người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, để tiếp cận người tiêu dùng một cách dễ dàng hơn, nhà sản xuất còn phải có những chiến lược như quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi sản phẩm, chi phí bỏ ra cũng rất tốn kém.

Nói tóm lại một sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng có giá bán lẻ là 100% thì giá xuất xưởng của nó tại nhà sản xuất chỉ khoảng từ 20-30%.

Có thể nói phương pháp kinh doanh truyền thống là một mô hình kinh doanh tốt và đã tồn tại hàng trăm năm nay.

Mô hình kinh doanh trực tuyến

Là mô hình kinh doanh mà sử dụng các lợi ích của mạng internet, giúp cho các cá nhân cũng như doanh nghiệp có thể kinh doanh, bán hàng và thu lợi nhuận một cách dễ dàng hơn, đồng thời người mua chọn lựa được nơi mua hàng uy tín.

Ưu điểm của mô hình này là có thể tiết kiệm được các chi phí thuê mặt bằng và chi phí nhân viên, tiếp cận được đến nhiều người tiêu dùng không chỉ trong phạm vi khu vực mà còn cả trên thế giới.

Với mô hình kinh doanh trực tuyến, bạn có thể mua bán xem xét lựa chọn trực tiếp qua mạng và có thể order vận chuyển về tận nhà mà không phải đi lại.

null
Với sự bùng nổ của thời đại 4.0 thì mô hình kinh doanh trực tuyến được xem là mô hình kinh doanh của tương lai.
Muốn xây dựng mô hình này, người bán phải có danh mục sản phẩm trực tuyến trên trang web, để người mua có thể đặt hàng qua trang web đó và người bán sẽ gửi các món hàng đến khách hàng, quản lý dữ liệu khách hàng.

Tuy vậy, mô hình kinh doanh trực tuyến cũng có hạn chế là không trực tiếp nhìn sản phẩm, cũng như nắm bắt được chất liệu sản phẩm, chỉ đặt niềm tin mua hàng qua những lời quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, review từ khách hàng.

Có thể nhận được hàng tốt hoặc hàng không tốt, chậm trễ trong giao hàng, mất hàng là những điều cũng khá thường xuyên xảy ra.

Ở Việt nam, có hai mô hình nhỏ tiêu biểu thuộc chùm mô hình lớn này là kinh doanh online (trên các kênh social media như Facebook, Instagram, Youtube, Zalo…) và các sàn thương mại điện tử với những tên tuổi lớn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo…

Mô hình hợp tác kinh doanh

Hiện nay, có nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang sử dụng mô hình hợp tác kinh doanh, được hiểu là sự phát triển của các mối quan hệ chiến lược, lâu dài giữa hai bên để đạt được các mục tiêu chung.

Ví dụ về mô hình hợp tác kinh doanh tiêu biểu nhất chính là mô hình nhỏ hơn – mô hình nhượng quyền thương mại như đã nói ở trên.

null
Một trong những chuỗi cà phê được giới trẻ ưa chuộng nhờ mô hình kinh doanh nhượng quyền.

Ở Việt Nam rất nhiều đơn vị thành công với mô hình hợp tác kinh doanh theo hình thức nhượng quyền hoặc mở đại lý như:

+ Lĩnh vực ăn nhanh và nhà hàng: McDonalds, Pizza Hut, Phở 24, Thái Express
+ Lĩnh vực bán lẻ: Các cửa hàng đồng giá, cửa hàng tiện lợi như: Miniso, Circle K, 7 Eleven
+ Hoạt động kinh doanh cà phê, trà sữa: Highlands Coffee, The Coffee House, Gong cha, Phúc Long, KOI Thé

Tạm kết

Kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng kể cả đối với những người dày dặn kinh nghiệm nhất. Nắm bắt thông tin thị trường, tâm lý khách hàng, đối thủ cạnh tranh là điều cực kỳ quan trọng.

Bên cạnh đó, việc nắm bắt được sản phẩm, dịch vụ và hướng phát triển đối với sản phẩm dịch vụ của mình cũng quan trọng không kém.

Mô hình kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với công ty đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập.

Bởi nó xác định được vị trí của công ty trên thị trường và vạch ra những việc phải thực hiện để đạt được điều đó.

Mô hình kinh doanh được ví như là kim chỉ nam của doanh nghiệp và nó định hướng được sự thành công cho công ty trong tương lai.