Sau đây là 6 xu hướng công nghệ được ứng dụng trong năm 2022:
- Ứng dụng công nghệ VR, AR, AI;
- Mobile check-in và liên lạc với khách hàng thông qua Facebook Messenger ;
- Tìm kiếm và điều khiển bằng giọng nói;
- Thanh toán không tiếp xúc;
- Công nghệ tiết kiệm năng lượng và IoT;
- An ninh mạng.
Đây là hướng đi giúp các chủ doanh nghiệp ngành này đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng độ tin cậy và lợi thế cạnh tranh.
Ứng dụng công nghệ VR, AR, AI - Tối ưu hóa các dịch vụ, tăng mức độ trải nghiệm cho khách hàng
VR (Thực tế ảo) là mô phỏng của một môi trường hoặc tình huống thực.
Đây là xu hướng đánh dấu bước ngoặt đáng kể trong ngành nhà hàng khách sạn.
Khi các vị khách tiềm năng có nhu cầu đặt phòng thì VR sẽ mang lại một trải nghiệm gần như thực tế.
Điều này vừa giúp tăng trải nghiệm khách hàng, vừa thúc đẩy quyết định đặt phòng phòng nhanh hơn.
Bắt nhịp với xu hướng công nghệ mới, nhiều thương hiệu đình đám thế giới đã nhanh chóng triển khai giải pháp thực tế ảo cho Nhà Hàng và Khách sạn của mình.
Có thể kể đến những khách sạn đình đám như:
Atlantis Dubai Hotel, Hurawaldi Maldives Island Resort, Walt Disney World Resort, KK Sapa Hotel,...
Xem thêm: Virtual Tour ở KK Sapa Hotel
Không giống như VR, AR (Thực tế ảo tăng cường) không thể đưa người dùng 'bước vào' một môi trường giả lập.
Nếu VR là một thế giới ảo thì AR là đưa những thứ ảo vào thế giới thực.
Tất cả những gì bạn cần là điện thoại thông minh hoặc thiết bị có thể truy cập Internet.
Một ví dụ là bản đồ tương tác, được kích hoạt bằng cảm ứng cung cấp nhiều thông tin.
Đối với AI, AI (Trí tuệ nhân tạo) dưới dạng chatbots tối ưu hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn.
AI cho phép khách hàng tương tác và truy cập các cơ sở khách sạn thông qua một loạt các mạng xã hội, 24/7.
Tất cả chúng ta có thể không thích chúng, nhưng chatbot có thể xử lý và trả lời các câu hỏi đơn giản hoặc chuyển hướng các truy vấn đến con người ngay khi cần thiết.
Cả VR, AR, AI đều tạo nên giá trị và sự tiện lợi cho khách hàng, đồng thời giải phóng nhân viên để tập trung vào các nhiệm vụ và chức năng khác.
Mobile check-in và liên lạc với khách hàng thông qua Facebook Messenger - Tự do, linh hoạt, hạn chế tiếp xúc
Mobile check-in (dịch vụ nhận phòng qua điện thoại) làm giảm hoặc loại bỏ nhu cầu tương tác trực tiếp.
Xu hướng này cho phép khách hàng tự do và linh hoạt hơn về thời điểm đến và vào phòng.
Đồng thời, xu hướng này cũng hạn chế việc phải xếp hàng tại bàn tiếp tân và hệ quả cho một số sự chậm trễ khác, về thời gian hay các vấn đề về sức khỏe - hạn chế sự tiếp xúc.
Tuy nhiên, các khách sạn vẫn mong muốn được giao tiếp với khách hàng.
Ngoài việc sử dụng AI (chatbot) thì khách hàng cũng thích sử dụng các ứng dụng riêng để liên lạc với nhà hàng khách sạn.
Và Facebook Messenger là ứng dụng được nhiều người lựa chọn.
Ngoài ra, lĩnh vực này đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng lao động vào năm 2022.
Tính năng tương tác trên các thiết bị di động, nhắn tin và chatbot giúp giảm bớt hoặc cân bằng sự thiếu hụt này, tối ưu hóa nhân sự trong nhà hàng khách sạn.
Tìm kiếm và điều khiển bằng giọng nói - Sự tiện lợi và phòng ngừa COVID-19
Nhiều người trong chúng ta sử dụng tính năng tìm kiếm bằng giọng nói thông qua điện thoại thông minh hoặc các trợ lý cá nhân như Siri.
Khách hàng đã quá quen với việc sử dụng giọng nói cho một loạt tính năng.
Các chủ khách sạn am hiểu công nghệ và đi đầu xu hướng nhận ra rằng khả năng này cũng phải được tích hợp vào các nhà hàng khách sạn, bao gồm:
- Công cụ đặt chỗ và trang web phải được cấu trúc để hoạt động với công nghệ này.
- Một số khách muốn ở trong nhà hàng khách sạn, nơi mà đèn và các thiết bị khác trong phòng được điều khiển bằng giọng nói.
Xu hướng này mang lại sự tiện lợi cho cả khách hàng và nhân viên, đồng thời, hạn chế tiếp xúc, phòng ngừa COVID-19 hiệu quả.
Thanh toán không tiếp xúc - Thích ứng với sự thay đổi hành vi người tiêu dùng hậu COVID-19
Việc sử dụng các phương thức thanh toán không tiếp xúc đã và đang ngày càng phổ biến với người tiêu dùng cũng như các nhà cung cấp.
Xu hướng này đang phổ biến khi nhiều khách hàng hiện nay thích giao dịch không tiếp xúc và không dùng tiền mặt.
Một phần là vì, trong thời kỳ đại dịch, khách hàng đã quen với việc sử dụng hoặc có thể tiếp cận một số công nghệ nhất định.
Điều này dẫn đến nhu cầu và kỳ vọng tăng lên đối với những công nghệ này vào năm 2022.
Ngoài các cân nhắc về vệ sinh, sức khỏe, thanh toán không tiếp xúc cũng có lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ khách sạn vì chúng nhanh chóng và tương thích với các chương trình khách hàng thân thiết.
Tất cả đều góp phần đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Công nghệ tiết kiệm năng lượng và IoT - Ảnh hưởng từ chiến tranh
Do chiến tranh ở Ukraine, năm nay, mọi doanh nghiệp đang ngày càng tập trung vào việc tiết kiệm chi phí năng lượng.
Theo đó, sự ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng đã trở thành một xu hướng rõ ràng trong ngành nhà hàng khách sạn.
Ví như:
Cảm biến và máy dò hiện đại có thể theo dõi xem phòng hoặc khu vực có người ở hay không.
Từ đó, nhà hàng khách sạn chủ động cắt điện cho những phòng hoặc khu vực không có người ở.
Đồng thời, IoT (Internet of Things) cho phép kết nối với một loạt các thiết bị và thiết bị 'thông minh' thu thập dữ liệu và tương tác qua internet.
Điều này có thể được sử dụng để theo dõi và điều chỉnh bộ điều nhiệt và ánh sáng, từ đó, cũng giúp tiết kiệm chi phí năng lượng.
An ninh mạng - Hệ quả của sự phát triển công nghệ
Nếu không có an ninh mạng để bảo vệ dữ liệu của một doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp, công nghệ phát triển có thể đi kèm với nhiều rủi ro.
Tháng 6 năm 2022 vừa qua, một vụ việc đã réo lên hồi chuông cảnh báo cho lĩnh vực nhà hàng khách sạn.
Một trong những khu nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu của Oregon, Hoa Kỳ bị đánh cắp các thông tin nhạy cảm của nhân viên và khách hàng.
Bên cạnh đó, cuộc chiến ở Ukraine đã làm gia tăng các cuộc tấn công mạng trên khắp thế giới.
Đầu tư vào an ninh mạng mạnh mẽ hơn rõ ràng đã và phải trở thành xu hướng vào năm 2022.
Vì vậy, để bảo vệ dữ liệu quý giá với tư cách là người quản lý hay chủ sở hữu, các nhà hàng khách sạn nên:
- Bảo vệ thiết bị nội bộ và thiết bị của khách hàng bằng cách sử dụng VPN mã hóa dữ liệu.
- Sử dụng mạng khách để tách biệt các hoạt động nội bộ.
- Đào tạo, nâng cao nhận thức về không gian mạng cho nhân viên.
- Sử dụng điện toán đám mây và thường xuyên sao lưu dữ liệu.
Kết hợp các biện pháp an ninh mạng là chiến lược dài hạn để doanh nghiệp khách sạn, khách hàng đủ khả năng phòng ngừa và tăng độ uy tín, chuyên nghiệp.
Lời kết
Nhìn chung, ngành nhà hàng khách sạn cũng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển công nghệ, chiến tranh và COVID-19 như bao ngành khác.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần bắt kịp các xu hướng hiện nay và ứng dụng phù hợp để theo kịp nhu cầu của khách hàng cũng như tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Lược dịch từ bài viết của The Zebra.