Bài viết này sẽ tìm hiểu về bức tranh toàn cảnh về ngành thương mại điện tử trong những năm vừa qua và xu hướng tiêu dùng của khách hàng trong khoảng thời gian sắp tới.
Bối cảnh ngành thương mại điện tử chuyển biến đáng kể
Năm 2021 đã "truyền cảm hứng" cho sự thay đổi một cách đáng kinh ngạc trong ngành thương mại điện tử dưới sự tác động của đại dịch COVID-19.
Từ sự cải tiến của các quy trình tự động hóa cho đến những công nghệ AI (trí thông minh nhân tạo) cùng với sự phát triển của thực tế ảo và các tương tác đời thực, đại dịch đã tạo ra một cuộc cách mạng về lối sống và cách sinh hoạt của con người.
Những thay đổi mới này buộc nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử phải chuyển mình để sáng tạo một phương thức kinh doanh mới nhằm thích ứng với thương trường khắc nghiệt của kỷ nguyên 4.0.
Một ví dụ điển hình là Amazon, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, không thể vừa đáp ứng giao hàng trong trong cùng một ngày đối với các mặt hàng không ăn được và cả các mặt hàng ăn được như cái cách mà Amazon đã hứa với khách hàng Prime.
Để khắc phục điều này, Amazon đã giới thiệu “Amazon Scout”.
Hệ thống giao hàng hoàn toàn tự động này được điều khiển bởi trí thông minh nhân tạo và sẽ ngay lập tức vận chuyển các đơn hàng tới cho khách hàng đăng ký dịch vụ.
Với một công ty lớn như vậy trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử đang hướng đến phương thức phân phối tiên tiến, một chuỗi các xu hướng mới trong thương mại điện tử sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian sắp tới.
Ảnh hưởng lâu dài của đại dịch khiến ngành thương mại điện tử của Hoa Kỳ có khả năng đạt 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2022.
Không thể bỏ qua làn sóng phát triển của ngành thương mại điện tử, Việt Nam nói riêng và thị trường Đông Nam Á nói chung cũng ghi nhận một con số tăng trưởng ấn tượng.
Theo báo cáo thường niên SYNC Southeast Asia của Facebook và công ty tư vấn Bain & Company công bố ngày 25/11, Việt Nam đang đi đầu trong việc thúc đẩy thay đổi và nắm bắt cơ hội phát triển dựa trên chuyển đổi kỹ thuật số trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.
Và Việt Nam sẽ là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử đạt 56 tỷ USD, gấp 4,5 lần giá trị ước tính vào năm 2021.
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu các xu hướng thương mại điện tử góp phần chuyển dịch các hình thức trước giờ của ngành E-commerce và tác động mạnh mẽ của chúng lên các doanh nghiệp.
Các xu hướng mới của nền thương mại điện tử trong năm 2022
1. Tìm kiếm các sản phẩm bằng giọng nói
Không có gì ngạc nhiên khi tại sao các AI tìm kiếm bằng giọng nói như Siri của Apple, Alexa của Amazon hay Trợ lý của Google đang khai thác hình thức tìm kiếm bằng giọng nói đối với hành vi mua sắm của khách hàng.
Cho dù người sử dụng đang ở nhà, văn phòng hay ở bất kỳ đâu, chỉ cần nói chuyện với các thiết bị hỗ trợ giọng nói, họ sẽ tìm được thứ mà mình muốn tìm kiếm.
Chính sự phát triển của công nghệ đã khiến cho việc đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng trở nên thật dễ dàng và tiện lợi.
Số liệu thống kê hiện tại theo trang Research and Markets ước tính thị trường các thiết bị hỗ trợ bằng giọng nói đạt khoảng 4 tỷ USD vào năm 2022.
Với số người mua sắm bằng giọng nói dự kiến sẽ tăng 55% và mua sắm bằng giọng nói đạt 40 tỷ đô la vào năm 2022.
Có thể nói rằng rằng đây sẽ là một xu hướng tạo nên sức hút trên thị trường thương mại điện tử năm 2022
Đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại điện tử, điều này sẽ tạo ra các cơ hội sử dụng những chiến lược tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói để xếp hạng cho các từ khóa và cụm từ phù hợp với các truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói.
2. Nhu cầu cá nhân hóa về các sản phẩm
Trong quá khứ, các doanh nghiệp rất khó có thể thỏa mãn hoàn toàn được nhu cầu của khách hàng chỉ với một vài sự phân loại và chọn lọc.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của cá nhân hóa sản phẩm đã tạo ra khác biệt lớn trong cách thức nắm bắt nhu cầu của khách hàng do tính sở hữu cá nhân của họ khi mua hàng.
Để đổi lấy điều này, 22% người tiêu dùng sẵn sàng chia sẻ dữ liệu của mình cho doanh nghiệp để đổi lấy được điều kiện phục vụ tốt nhất từ dịch vụ.
Một ví dụ điển hình của mô hình cá nhân hóa đó chính là Nike, trong phiên bản giày Lunarglide cho phép khách hàng tạo thiết kế và chọn màu sắc ưa thích của họ.
Nhiều thương hiệu đang áp dụng phương pháp này và vào năm 2022, hầu hết các doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ làm điều tương tự như:
Cá nhân hóa giúp trải nghiệm mua sắm của khách hàng trở nên đơn giản hơn và củng cố lòng trung thành đối với thương hiệu.
3. Quản lý dịch vụ khách hàng với chatbots
Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử quy mô vừa và lớn, dịch vụ khách hàng là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh.
Xử lý các truy vấn của khách hàng là một phần, giải quyết những truy vấn đó là một việc khác và rất ít doanh nghiệp có đủ khả năng để thuê dịch vụ bên ngoài để làm điều đó.
Trong khi đó, sự tiến bộ của chatbots trong vài năm qua đã đơn giản hóa cách thức hoạt động của dịch vụ chăm sóc, tiếp cận khách hàng.
Tích hợp chatbots vào dịch vụ khách hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc triển khai nhân sự nhưng vẫn thu thập được thông tin khách hàng hiệu quả:
- Thu thập thông tin phản hồi từ các cuộc khảo sát.
- Trả lời các câu hỏi thường gặp (FAQ).
- Đề xuất khuyến nghị sản phẩm.
- Thông báo về các dịch vụ bán hàng hiện tại.
Tất cả các tác vụ này của chatbots giúp quá trình giao tiếp nhanh hơn, dễ tiếp cận hơn với hàng nghìn khách hàng cùng một lúc, mỗi khách hàng đều có phản hồi được cá nhân hóa theo yêu cầu của khách hàng.
Mới đây, một sự kiện nổi bật liên quan đến lĩnh vực này, đó là AnyMind Group công bố ra mắt nền tảng thương mại đối thoại (conversational commerce) - AnyChat.
Với AnyChat, các doanh nghiệp thương mại điện tử và kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) sẽ dễ dàng quản lý và triển khai các cuộc hội thoại với khách hàng theo thời gian thực, hỗ trợ thanh toán và thiết kế kịch bản trò chuyện với khách hàng.
Đây chính là một trong những bước tiến lớn để đánh dấu sự thành công của nền thương mại điện tử của Châu Á nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Tìm hiểu thêm về ứng dụng mới ra mắt này tại đây.
4. Thực tế ảo và tương tác thực tế ảo
Việc ghé thăm một cửa hàng trực tuyến và mua sắm bất kỳ mặt hàng nào khách hàng chọn sẽ cảm thấy thú vị, vì điều đó giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt nhất định giữa những gì khách hàng thấy trực tuyến và hình ảnh thực tế của sản phẩm khi nó được giao.
Thực tế ảo tăng cường và thực tế ảo (AR /VR) xóa bỏ giới hạn này bằng cách cho những người mua sắm thấy sản phẩm trông như thế nào trong đời thực và sản phẩm sẽ phù hợp với lối sống hàng ngày của họ như thế nào.
Điều này mang lại cho người tiêu dùng sự tự tin để đưa ra quyết định mua hàng thông minh.
Khoảng 71% người tiêu dùng đồng ý rằng họ sẽ mua sắm thường xuyên hơn từ các thương hiệu thương mại điện tử sử dụng VR.
Theo thống kê của prnewswire, ước tính hơn 120.000 cửa hàng sẽ sử dụng AR vào năm 2022 để mang lại trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng.
Hiện nay ở Việt Nam, cũng có một thương hiệu thời trang tiên phong phát triển và tích hợp công nghệ VR vào quá trình mua sắm, đó chính là YODY
Năm 2022, YODY cho ra mắt dòng sản phẩm áo thun in họa tiết cực kỳ độc đáo kết hợp với công nghệ AR thực tế ảo đầy mới mẻ.
Ứng dụng công nghệ AR của YODY có thể cho phép người dùng dễ dàng nhận diện, tương tác với hình ảnh hiển thị qua màn hình thiết bị thông minh (smartphone).
Qua đó, khiến khách hàng cảm thấy thích thú và có những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời.
5. Bán hàng đa kênh
Trước đây, doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào một kênh duy nhất để bán sản phẩm của họ và tận dụng tối đa kênh đó bằng cách để khách hàng đến trực tiếp để thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, điều này hạn chế cơ hội của các doanh nghiệp mới trong việc kết nối với những khách hàng quan tâm khác trên nhiều kênh khác nhau.
Số liệu thống kê từ Sprout Social cho thấy khoảng 84,9% khách hàng sẽ không mua một mặt hàng cho đến khi họ nhìn thấy nó nhiều lần.
Global Web Index cũng cho thấy 37% người dùng sử dụng các kênh truyền thông xã hội để nghiên cứu sản phẩm và thương hiệu.
Trong khi đó, việc mở rộng phạm vi tiếp cận của các doanh nghiệp tới các nền tảng truyền thông xã hội và các trang web bán lẻ trực tuyến lớn như Amazon, eBay và Etsy sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng tiềm năng của mình.
Xu hướng này là động lực chính cho các công ty lớn như Amazon, với 52% đơn vị bán trên trang web của họ đến từ người bán bên thứ ba.
Để tối đa hóa cơ hội này cho doanh nghiệp thương mại điện tử, các chủ doanh nghiệp có thể bắt đầu đẩy mạnh vào các thị trường mới để thu hút nhiều đối tượng hơn.
Kết
Thói quen của người tiêu dùng thay đổi mạnh mẽ vào năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Sự thay đổi này góp phần mạnh mẽ vào việc xuất hiện thêm nhiều xu hướng cũng như thay đổi luật chơi trên thị trường thương mại điện tử vốn cạnh tranh khốc liệt.
Hy vọng với 5 xu hướng thương mại điện tử mới này sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được sự dịch chuyển của ngành thương mại điện tử năm 2022.
Hải Minh - Trends Việt Nam, nguồn tổng hợp và biên dịch từ Entrepreneur