Câu chuyện thương hiệu (brand - storytelling) “nâng tầm” cảm xúc khách hàng

Câu chuyện thương hiệu hay còn gọi là Brand Story được hiểu đơn giản là những câu chuyện được kể về chính những thương hiệu đó. 

Brand Storytelling có thể dưới dạng video ngắn, hình ảnh, truyện ngắn,... và thông qua hình thức này giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về thương hiệu, thay đổi nhận thức về người tiêu dùng và tăng doanh thu. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não con người phản ứng với sức mạnh mô tả của những câu chuyện ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức, thậm chí ảnh hưởng đến cả vỏ não cảm giác và động cơ. 

Khi người nói và người nghe cùng chia sẻ một câu chuyện cho phép thương hiệu tương tác và tạo ra những thảo luận xung quanh thương hiệu.

Câu chuyện thương hiệu hay còn được gọi là Brand Storytelling mang đến suy nghĩ vượt ra ngoài tiện ích và chức năng của sản phẩm và dịch vụ, nỗ lực phấn đấu cho việc tạo ra lòng trung thành và có ý nghĩa với khách hàng của bạn. 

Những câu chuyện thương hiệu nổi tiếng nếu tạo được dấu ấn riêng và ấn tượng tốt một cách chân thực, gần gũi sẽ giúp tạo niềm tin với các khách hàng.

Brand story có ích cho chiến dịch bán hàng của thương hiệu

Người ta thường nói đến brand story như một phương án tạo hiệu ứng tích cực về thị giác và cảm xúc, gieo hy vọng rằng ngày nào đó khách hàng sẽ quay lại dù ở ngay thời điểm này, họ có đồng ý mua hàng hay không. 

Đây là một quan điểm sai lầm, bởi ngày càng nhiều khách hàng chọn lựa mua sản phẩm dựa trên tính kết nối về mặt cảm xúc. 

Giờ đây người mua hàng dễ dàng bỏ qua thiếu sót về tính năng hay công nghệ trên một sản phẩm, thậm chí chấp nhận các nhược điểm cố hữu như một tính chất riêng của thương hiệu, để tiếp tục ủng hộ thương hiệu đó và quay lưng với hàng loạt sản phẩm khác tiên tiến hơn đang bán ra trên thị trường. 

Đó là bằng chứng quan trọng chỉ dấu cho mức độ ảnh hưởng của brand story, trong quá trình xây dựng và thiết kế hình ảnh thương hiệu.

Brand story giúp thương hiệu của bạn trở nên khác biệt

Có một tư tưởng và chiến lược phát triển thương hiệu vô cùng sai lệch mà nhiều doanh nghiệp vẫn thường áp dụng. 

Đó là tư tưởng “trăm người bán vạn người mua” và chỉ cần bạn làm tốt nhiệm vụ của mình ở trong lĩnh vực hoạt động bất kì, thì dù ít dù nhiều bạn cũng sẽ có được nhóm khách hàng trung thành của riêng mình. 

Nhưng vì sao không lật ngược vấn đề lại rằng khi thương hiệu của bạn không quá vượt trội ở giữa đám đông, người tiêu dùng sớm muộn cũng sẽ quay lưng và dành hết sự quan tâm cho số ít các tên tuổi khác nổi bật hơn. 

Lấy ví dụ của Geico và Allstate, cả hai thương hiệu bán bảo hiểm này chắc chắn không thể vượt trội hơn hàng trăm công ty bảo hiểm khác trên đất Hoa Kỳ. 


Nếu họ không chọn cách truyền thông và xây dựng hình ảnh thương hiệu theo hai hướng khác nhau – và dĩ nhiên là khác biệt hoàn toàn so với phần còn lại.

Allstate lồng ghép vào những đoạn phim quảng cáo hay ấn phẩm nhận diện của họ một thông điệp rằng, rủi ro về xe cộ và nhà ở có thể đến từ bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào.


Không chỉ dừng lại ở những vụ tai nạn mang tính khách quan đơn thuần, mà bất cứ ai cũng có thể trả giá cho sự đãng trí hay vụng về của chính bản thân họ. 

Rõ ràng, Allstate đã dũng cảm mượn góc nhìn hài hước và phóng khoáng, để làm mình nổi bật hơn trong một lĩnh vực còn tương đối cứng nhắc và khô khan trong thiết kế thương hiệu.

Trong một chiến dịch quảng cáo mới của Allstate, nam diễn viên Dean Winters đã khắc họa một nhân vật tên là Mayhem. Trong một chiến dịch quảng cáo mới của Allstate, nam diễn viên Dean Winters đã khắc họa một nhân vật tên là Mayhem.

Trong khi đó, Geico đã mô tả những lợi thế về giá và mức độ đơn giản dưới góc nhìn có phần “nghệ thuật” hơn so với các đối thủ. 


Cho đến nay chắc chắn rằng vẫn chưa có một thương hiệu bán bảo hiểm nào, có đủ sức mang đến một thông điệp mạnh mẽ và giàu cảm xúc như những gì Geico làm được.

Câu chuyện thương hiệu của Coca Cola và công thức pha chế tối mật 

Đối với người Mỹ, đã từ rất lâu, Coca Cola không chỉ là một thứ nước giải khát mà còn là một biểu tượng cho văn hóa ngành F&B. 

Và cứ một giây đồng hồ, có đến 11,200 người đang uống thứ nước này. Ngày nay thương hiệu coca cola ngày càng phổ biến trên thế giới.

Câu chuyện thương hiệu của Coca Cola: Chi mạnh tay cho quảng cáo truyền thông. (nguồn: CocaCola) Câu chuyện thương hiệu của Coca Cola: Chi mạnh tay cho quảng cáo truyền thông. (nguồn: CocaCola)

Khi được kể về những ngày đầu tiên trong câu chuyện thương hiệu của Coca Cola xuất hiện trên thị trường, chắc hẳn người dân nước Mỹ ai cũng liên tưởng đến cái tên Asa Griggs Candler – ông chủ đầu tiên của Coca Cola. 

Tên tuổi của ông gắn liền với CocaCola, nhưng ít ai biết nước uống này được tạo ra bởi phát minh của một dược sĩ. Tên tuổi của ông gắn liền với CocaCola, nhưng ít ai biết nước uống này được tạo ra bởi phát minh của một dược sĩ.

Cái tên Coca-Cola được Frank M.Robinson, kế toán trưởng của Pemberton đặt tên bắt đầu từ nguồn gốc đó nhưng đã thay chữ “K” bằng chữ “C” có vẻ dễ nhìn và quen thuộc hơn.

Trong suốt hai năm đầu tiên, Coca-Cola luôn tập trung vào quảng cáo. Trong suốt hai năm đầu tiên, Coca-Cola luôn tập trung vào quảng cáo.

Câu chuyện thương hiệu của Coca Cola gắn với một con người vĩ đại. Chính ông đã xây dựng lên một đế chế với thứ nước uống trị giá trên 70 tỷ USD. 

Nhưng đến năm 1888, chỉ vài tuần trước khi qua đời, ông bán lại quyền sở hữu thương hiệu Coca-Cola cho một dược sĩ đồng nghiệp, cũng là một nhà tư bản nhỏ địa phương, ông Asa Candler (thị trưởng tương lai của Atlanta).

Candler chính thức thành lập công ty Coca-Cola vào năm 1892 và đăng ký bản quyền nhãn hiệu vào năm tiếp theo. 

Năm 1895, Candler hoàn tất dự án mở rộng của mình, Coca-Cola được đóng chai và bán ra trên khắp nước Mỹ. Năm 1895, Candler hoàn tất dự án mở rộng của mình, Coca-Cola được đóng chai và bán ra trên khắp nước Mỹ.

Chỉ trong vòng 10 năm hoạt động, Asa Candler đã tạo nên một đế chế với 379 nhà máy Coca Cola ra đời. 

Và sau hơn 1 thế kỉ tồn tại,, mô hình sản xuất của Coca-Cola ngày nay vẫn tuân thủ nguyên tắc kinh doanh bảo mật công thức đó của ông chủ đầu tiên.

Chìa khoá tạo nên brand - storytelling trên social media

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok, rất nhiều người dễ bị cuốn vào sức hấp dẫn vô hình của lượt thích và lượt chia sẻ.

Hơn 46% tổng dân số thế giới trên toàn cầu tương đương với 3,5 tỷ người đang sử dụng mạng xã hội. Trong đó, hơn 90% người dùng truy cập mạng xã hội từ điện thoại thông minh.

Vậy nên, hình thức kể các câu chuyện thương hiệu hấp dẫn chính trên các kênh social media là cách tốt nhất để thu hút người xem, gây thương nhớ cho họ và tăng độ nhận diện thương hiệu.

Bằng cách phân phối Brand - storytelling trên social media doanh nghiệp sẽ nhận ra được sức mạnh của nó trong hoạt động marketing.

Câu chuyện thương hiệu phải được xây dựng dựa trên tính cách thương hiệu đó

Câu chuyện về thương hiệu không phải là quảng cáo và cũng không chỉ để là để bán hàng. 

Màu câu chuyện thương hiệu cần được lấy cảm hứng từ chính bản thân doanh nghiệp mà ở đó có sự hiện diện của những người tham gia, sáng tạo, kết nối và phát triển thương hiệu về sự tăng trưởng và thành công.

Đó là sự hình thành, nguồn cảm hứng và sự phát triển của thương hiệu với tính cách của riêng thương hiệu. 

Lý do cốt lõi khiến câu chuyện của bạn phải mang tính cách cá nhân là nó sẽ cung cấp cho ai đó sự thật để tin tưởng vào thương hiệu.

Sự đơn giản tạo nên giá trị đích thực

Cách viết câu chuyện thương hiệu không đồng nghĩa với việc bạn sẽ viết theo hướng mô tả hoàn toàn nguồn gốc của công ty. Điều bạn cần nêu ra cần giải quyết 3 phần sau:

Vấn đề - giải thích vấn đề bạn đã đặt ra để giải quyết, Giải pháp - mô tả cách bạn giải quyết nó và Thành công - Hãy vui mừng về sự thành công mà thương hiệu đạt được.

Câu chuyện đơn giản đáng tin cậy hơn là những câu chuyện phức tạp và quá dài dòng.

Câu chuyện thương hiệu giải thích được sứ mệnh của doanh nghiệp

Mọi doanh nghiệp khi kinh doanh đều quan tâm đến lợi nhuận. 

Nhưng “kiếm tiền” chỉ mang mục tiêu kinh doanh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng “kiếm tiền” chỉ mang mục tiêu kinh doanh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thương hiệu của bạn cần xác định sứ mệnh của doanh nghiệp là gì và tại sao thương hiệu tồn tại và sẽ mang giá trị gì đến cho khách hàng và cho xã hội.

Thương hiệu TOMS tồn tại để cải thiện cuộc sống. Thương hiệu TOMS tồn tại để cải thiện cuộc sống.

Một thương hiệu như giày TOMS sử dụng câu chuyện của họ làm nền tảng cho sự tồn tại. 

Khẩu hiệu của TOMs là: “One for one” dịch là “Một cho một,” có nghĩa là đối với mỗi cặp TOMS đã mua, hãy mang đôi giày cho một người có nhu cầu. TOMS tồn tại để cải thiện cuộc sống.

Câu chuyện về sản phẩm của họ mô tả toàn bộ lý do cho sự tồn tại của công ty. Điều đó xây dựng niềm tin với các khách hàng hơn bởi khách hàng biết được mục tiêu của công ty bạn.

Một ví dụ khác như việc xây dựng câu chuyện thương hiệu của TH True Milk. 

Thương hiệu TH True Milk vào Việt Nam trong thời điểm có rất nhiều hãng sữa đã có tên tuổi và chỗ đứng. (nguồn: TH True Milk) Thương hiệu TH True Milk vào Việt Nam trong thời điểm có rất nhiều hãng sữa đã có tên tuổi và chỗ đứng. (nguồn: TH True Milk)

TH True Milk với câu chuyện sữa sạch của mình đã tạo được lòng tin với khách hàng, thậm chí còn giúp khẳng định định vị sản phẩm của thương hiệu với khách hàng.

Câu chuyện phải kết nối với khách hàng

Mục tiêu của các câu chuyện thương hiệu hay là tạo ra một kết nối với khách hàng của bạn. 

Kể câu chuyện của bạn theo cách nó nói với khách hàng của bạn để thể hiện thương hiệu liên hệ với khách hàng, hiểu khách hàng.

Như câu chuyện North Face, slogan của họ là “Never stop exploring” có nghĩa là “Không bao giờ ngừng khám phá” và câu chuyện của thương hiệu truyền đạt lý tưởng này.

Toàn bộ ý tưởng của thương hiệu là truyền cảm hứng cho cuộc phiêu lưu và cuộc sống ngoài trời. Toàn bộ ý tưởng của thương hiệu là truyền cảm hứng cho cuộc phiêu lưu và cuộc sống ngoài trời.

Khách hàng cũng có thể trở thành một phần của câu chuyện của North Face nếu như phù hợp. 

Khi câu chuyện của bạn kết nối với khách hàng mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng xây dựng niềm tin với họ.

Câu chuyện phải trở thành 1 phần trong lý do mua của khách hàng

Khách hàng không chỉ mua sản phẩm mà khi mua sản phẩm đó của doanh nghiệp họ cũng sẽ cảm thấy họ đã mua câu chuyện thương hiệu của bạn. 


Bản thân sản phẩm, các mặt hàng mà khách hàng mua, là một phần của câu chuyện của thương hiệu. 

Cách tốt nhất để giải thích điều này là sử dụng ví dụ của Patagonia, một thương hiệu áp dụng điều này đến một cấp độ hoàn toàn mới.

Cách viết câu chuyện thương hiệu thời trang Patagonia. Cách viết câu chuyện thương hiệu thời trang Patagonia.

Patagonia khéo léo gọi đây là “The stories we wear” và đã làm một bộ phim về điều này để khách hàng cảm nhận câu chuyện.

Đây là hình thức lý tưởng của câu chuyện bởi vì nó đặt câu chuyện trực tiếp vào chính sản phẩm. Khách hàng đang mua sản phẩm đó tức là họ đang mua câu chuyện thương hiệu.

Không chỉ thương hiệu là người kể câu chuyện của mình

Việc xây dựng câu chuyện thương hiệu của bạn sẽ thành công hơn khi có nhiều người kể về câu chuyện đó. 

Một người kể chuyện sẽ cực kỳ thuyết phục đó chính là khách hàng. 

Thương hiệu nên khuyến khích khách hàng kể câu chuyện thương hiệu của mình,bởi khách hàng sẽ củng cố câu chuyện của thương hiệu thêm sức mạnh và sự uy tín với những khách hàng khác.

Câu chuyện là một phương tiện để chiếm được sự tin tưởng từ khách hàng. Khi mọi người nghe câu chuyện thương hiệu ở nhiều nơi hơn, điều đó cũng giúp củng cố niềm tin của họ. 

Và khi họ bắt đầu kể câu chuyện của bạn, điều đó chứng tỏ họ tin tưởng câu chuyện nhiều hơn.

Bạn kể về thương hiệu của mình như thế nào?

Trên social media sẽ có rất nhiều tin khác nhau hiển thị trong một khoảng thời gian ngắn. 

Bằng cách phân phối Brand Storytelling đúng thời điểm và hình thức trình bày đúng theo sở thích khách hàng. 

Ví dụ, những video sáng tạo thường rất cuốn hút. Đặc biệt lưu ý, tạo nội dung phải phù hợp với từng nền tảng. 

Instagram phải là hình ảnh chất lượng cao, Twitter tương thích với kích cỡ nội dung ngắn hay là LinkedIn với các dòng suy nghĩ dài. 

Phân phối nội dung một cách nhất quán nhưng không được dồn dập chính là cách để khách hàng tiêu thụ dễ dàng.

Tạo ra nội dung có giá trị

Hãy ưu tiên tạo ra các nội dung như video hướng dẫn, trò chơi, cuộc thi hoặc các công cụ có thể tải xuống nó cũng là một phần của câu chuyện định vị thương hiệu.

Những nội dung này sẽ trở thành hướng dẫn đáng tin cậy cho khách hàng trên hành trình tìm kiếm đến giải pháp. 

Nó giúp doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách trong mối quan hệ với khách hàng.

Đồng thời, kể chuyện Brand Storytelling kèm theo nội dung do người dùng sáng tạo sẽ là cách thu hút lượng khách hàng tiềm năng đón xem.

Trực quan

Ngay cả khi kể câu chuyện thương hiệu trên văn bản cũng cần nhớ kèm theo hình ảnh trực quan. Bởi đó chính là thứ quyền lực thu hút khán giả.

Ví dụ như các tweet chứa hình ảnh nhận được mức độ tương tác cao hơn trung bình 71% so với những hình ảnh sau đó. Ví dụ như các tweet chứa hình ảnh nhận được mức độ tương tác cao hơn trung bình 71% so với những hình ảnh sau đó.

Ngoài ra, video đang là xu hướng đáng chú ý nhất trong việc kể chuyện trên mạng xã hội.

Một ví dụ điển hình về cách kể chuyện cuốn hút trên social media đó là Instagram Stories chạm mốc 500 triệu lượt xem mỗi ngày.

Câu chuyện đó sẽ có sức mạnh “khổng lồ" hơn nữa khi nó có thể đưa đến hàng trăm rồi hàng ngàn lượt follow từ người xem.

Chia sẻ

Social media chính là thị trường tốt nhất để hiệu ứng viral marketing diễn ra hiệu quả. 

Tạo câu chuyện thương hiệu với nội dung kích thích phản ứng thực sự như cười, nước mắt, hứng thú hay bất cứ điều gì phù hợp với thương hiệu của bạn.

Điều này sẽ khiến mọi người share với bạn bè và những người follow họ. Điều này sẽ khiến mọi người share với bạn bè và những người follow họ.

Việc khuyến khích chia sẻ, thu hút phản hồi và tương tác với các câu hỏi, lời nhận xét sẽ khả năng tiếp cận của doanh nghiệp lên cao. 

Brand Storytelling - “mảnh ghép” xây dựng lòng tin với khách hàng

Brand storytelling cho phép người dùng thừa nhận những thông tin đằng sau ý tưởng của bạn và cung cấp giá trị liên quan đến thương hiệu. 

Nên những gì cần là một chiến lược tốt để đảm bảo câu chuyện được khán giả lắng nghe. Nên những gì cần là một chiến lược tốt để đảm bảo câu chuyện được khán giả lắng nghe.

Những câu chuyện này cho khách hàng hiểu về thương hiệu, thương hiệu đại diện cho điều gì, lợi ích mang lại cho họ là gì và tại sao sản phẩm của doanh nghiệp này lại đáng đồng tiền. 

Khi được thực hiện một cách hiệu quả, brand storytelling sẽ giúp xây dựng tình yêu thương hiệu thông qua việc khơi gợi sự kết nối sâu sắc hơn, chân thực hơn với người tiêu dùng. 

Câu chuyện thương hiệu là một phần quan trọng không thể thiếu để xây dựng thương hiệu mạnh, câu chuyện đưa thương hiệu đến với khách hàng một cách chân thực và mang đến cảm xúc cho khách hàng là cách mà thương hiệu đi vào tâm trí họ. 

Các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng câu chuyện thương hiệu và giữ cho câu chuyện thu hút bằng cách tiếp tục gây ấn tượng với khách hàng và mang đến cho họ trải nghiệm tốt nhất có thể.

Phương Trang, Trends Việt Nam