Chiến lược kinh doanh là phương pháp tổ chức hoạt động của một công ty, tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối đa. 

Chiến lược kinh doanh - không khó nhưng phải độc

Các yếu tố quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: mục tiêu, phạm vi khách hàng, lợi thế cạnh tranh và xây dựng hệ thống các chiến lược.

Cạnh tranh để khác biệt

Các doanh nghiệp luôn muốn mình hoàn thiện nhất và luôn hướng tới sự phát triển để dẫn đầu. 

Nhưng ví dụ doanh nghiệp của bạn hoàn toàn mới, trong thời gian ngắn hạn mà muốn soán ngôi công ty cùng ngành đang dẫn đầu thì điều đó là khó có thể thành công nếu không có sự khác biệt và sáng tạo hơn.

Vì vậy hãy tạo ra cho mình những chiến lược kinh doanh mới, tránh và hạn chế lặp lại bước đi của các đối thủ, bởi tiếp cận những giá trị khác biệt sẽ mang đến cho bạn thành công.

Rất nhiều doanh nghiệp không biết làm thế nào để thương hiệu của họ trở nên khác biệt, hay thậm chí, họ còn chẳng biết điểm mạnh của mình nằm ở đâu. 

Một số khác cố gắng khác biệt hóa sản phẩm của họ ở công dụng sản phẩm, hoặc ở dịch vụ chăm sóc khách hàng, nhưng điều đó là chưa đủ để họ trở nên nổi bật.

Đối với một thương hiệu, sự khác biệt đến từ nhiều khía cạnh như sự lãnh đạo, tính chất sản phẩm, cách thức chế tạo, cách phân phối hay niềm tin, văn hoá doanh nghiệp. 

Ví dụ, Netflix khác biệt so với đối thủ cạnh tranh chính là bởi kho phim tự sản xuất phong phú và chất lượng của mình. Ví dụ, Netflix khác biệt so với đối thủ cạnh tranh chính là bởi kho phim tự sản xuất phong phú và chất lượng của mình.

Hay Amazon tuyên bố sự khác biệt của mình so với đối thủ chính là nằm ở triết lý: Đa dạng sự lựa chọn (To enable freedom of choice).

Trước đây, Amazon chỉ bán một loại sản phẩm duy nhất, đó chính là ebook. Trước đây, Amazon chỉ bán một loại sản phẩm duy nhất, đó chính là ebook.

Đối thủ của Amazon là Barnes and Noble và Borders. Thời thế thay đổi khi CEO Jeff Bezos mở rộng tầm nhìn sang buôn bán tất tần tật đủ các thể loại hàng hóa.

Website của Amazon không đơn thuần chỉ là một cửa hàng trực tuyến để trao đổi mua – bán. Website của Amazon không đơn thuần chỉ là một cửa hàng trực tuyến để trao đổi mua – bán.

Nhưng, chỉ duy có một điều mà Bezos vẫn giữ vững dù “ai nói ngả nói nghiêng”: Triết lý cốt lõi mà doanh nghiệp tuân theo từ thuở xa xưa - “To enable freedom of choice.”

Đây còn là điểm đến lý tưởng để khách hàng có thể tìm kiếm, lựa chọn mua sản phẩm bằng chính những đáng giá phản hồi của những người đã sử dụng. 

Khách hàng có thể tự do nói nên ý kiến của mình về sản phẩm, dịch vụ mà họ đã bỏ tiền ra mua. Khách hàng có thể tự do nói nên ý kiến của mình về sản phẩm, dịch vụ mà họ đã bỏ tiền ra mua.

Amazon coi website bán hàng của mình chính là nơi truyền cảm hứng, tạo trải nghiệm khách hàng.

Khách hàng vừa có thể cập nhật những thông tin và sản phẩm vừa nắm bắt được nó thực sự tốt như lời nhà cung cấp nói hay không một cách khách quan nhất.

Ngoài ra, Amazon chuyển sang các mặt hàng cung cấp đáp ứng nhu cầu của con người. Amazon đặt mục tiêu cung cấp hầu hết các sản phẩm mà khách hàng.

Biểu tượng logo của hãng chứa đựng đầy tham vọng cung cấp tất cả những sản phẩm có trong bảng chữ cái. Biểu tượng logo của hãng chứa đựng đầy tham vọng cung cấp tất cả những sản phẩm có trong bảng chữ cái.

Con người càng chịu nhiều áp lực thời gian họ càng ít có thời gian mua sắm. Mặc khác, công nghệ mua sắm mới làm họ thấy hứng thú hơn với phong cách tiêu dùng mới. 

Do vậy, chuyển sang chiến lược bán các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày là một chiến lược kinh doanh tạo nên sự khác biệt của Amazon.

Cạnh tranh vì lợi nhuận

Làm kinh doanh không chỉ ở việc có được thị phần lớn trong thị trường, hay doanh nghiệp phát triển với tốc độ chóng mặt, việc chiến lược kinh doanh thành công còn được đánh giá ở khoản lợi nhuận tạo ra. 

Bạn cần phải chấp nhận và phải biết cách tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng để tăng lợi nhuận và vị thế của mình trên thương trường.

Mục đích thực sự của cạnh tranh không phải là đánh bại đối thủ, cũng không phải là thắng một đơn hàng. Mục đích là kiếm lợi nhuận. 

Cạnh tranh vì lợi nhuận phức tạp hơn. Đó là một cuộc đấu có nhiều người tham gia – chứ không chỉ có đối thủ – để tranh giành lượng giá trị mà ngành tạo ra. 

Điển hình như cuộc cạnh tranh giữa Samsung và Apple. Điển hình như cuộc cạnh tranh giữa Samsung và Apple.

Ngay sau khi Apple giới thiệu Apple Watch và AirPods, Samsung cũng đã gấp đôi những đổi mới của mình đối với các thiết bị này. 

Rõ ràng, Samsung đang cạnh tranh tay đôi với Apple bằng Samsung Buds và Apple Airpods. Rõ ràng, Samsung đang cạnh tranh tay đôi với Apple bằng Samsung Buds và Apple Airpods.

Vào mỗi mùa thu, Apple và Samsung đều tổ chức các bữa tiệc trình làng sản phẩm trên toàn thế giới, mang đến những sản phẩm mới đột phá, hòng tận dụng mùa lễ hội mua sắm cuối năm. 

Trong khoảng 3 – 4 năm nay, Samsung luôn công bố những chiếc smartphone cao cấp của mình trước Apple. 

Họ tận dụng khoảng thời gian giữa tháng 8 cho các sự kiện Unpacked mùa thu. Và nếu Apple duy trì truyền thống ra mắt sản phẩm mới của mình trong mùa thu, chúng ta sẽ thấy những chiếc iPhone, Apple Watch và AirPods mới vào khoảng 2 tuần đầu tiên của tháng 9.

null

Tuy nhiên, sự cạnh tranh đó lại mang lại vô số lợi ích cho người dùng, bởi cả hai công ty đều sẽ thúc đẩy nhau đổi mới và cải tiến.

Dĩ nhiên, các công ty cạnh tranh vì lợi nhuận với đối thủ. Nhưng họ cũng đang đấu tranh vì lợi nhuận với khách hàng, những người sẽ luôn vui vẻ hơn khi được mua hàng giá rẻ hơn. 

Học cách nói “KHÔNG”

Khi DN đã thấu hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng của mình và xây dựng được các giá trị cam kết của doanh nghiệp đối với thị trường bạn sẽ dần nhận ra rằng có rất nhiều thứ mà chúng ta phải nói lời từ chối để tránh làm mất thời gian hay phân tán lực lượng mà không đem về lợi nhuận gì. 

Vì vậy làm việc gì cũng phải có chọn lọc để hướng tới mục tiêu thành công một cách nhanh nhất. Vì vậy làm việc gì cũng phải có chọn lọc để hướng tới mục tiêu thành công một cách nhanh nhất.

Duy trì và phát triển một công ty cũng giống như xây một căn nhà. Khi nền móng chắc thì căn nhà mới có thể chống lại các tác nhân từ phía ngoại cảnh. 

Doanh nghiệp cũng thế, muốn trường tồn và đổi mới thì chỉ có nền móng vững chắc mới có thể đi qua những sóng gió, khủng hoảng.

Thay vì cái lợi trước mắt thì nhà lãnh đạo các doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư những yếu tố cốt lõi. Là công nghệ, con người, cơ sở vật chất,…

Nhìn lại câu chuyện Pepsi từ chối lấy công thức từ Coca Cola vào rất nhiều năm trước. 

Một số nhân viên của Coca Cola bị phát hiện đang cố bán công thức sản xuất bí mật của tập đoàn cho đối thủ Pepsi. 

null

Tuy nhiên, trái với những gì mọi người suy đoán, Pepsi không những không trả tiền để mua về công thức này mà họ còn giao nộp những tay này cho nhà chức trách và hợp tác trong một chiến dịch gài bẫy dàn dựng công phu.

Giả sử Pepsi biết công thức bí mật của Coca Cola và công bố nó để bất kỳ ai cũng có thể làm đồ uống có vị giống Coca Cola. 

Tác động sẽ là giá bán Coca Cola giảm mạnh, dù có thể nó không giảm đến mức giá của các loại Coca Cola "nhái".

Đây rõ ràng là chuyện tồi tệ đối với Coca Cola và Pepsi. Lý do là bởi giá Coca Cola lúc này đã rẻ hơn nhiều nên mọi người sẽ chuyển từ Pepsi sang Coca Cola. Lợi nhuận của Pepsi có thể sẽ giảm.

Đón đầu xu hướng

Thương trường, thời thế là yếu tố luôn luôn thay đổi từng ngày. Vì thế bên cạnh yếu tố phát triển bền vững, doanh nghiệp cũng cần linh động để thích ứng với môi trường.

Khi đối thủ ngày một phát triển cùng với công nghệ cải tiến, nhu cầu và hành vi của khách hàng thay đổi,… Do đó công ty, doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới để thích ứng với điều kiện và môi trường xung quanh.

Doanh nghiệp cần có sự nhạy bén trong việc phát hiện các xu hướng mới để có thể áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình một cách linh hoạt để đem về lợi thế cạnh tranh. 

Cứ dậm chân tại chỗ và bằng lòng với những gì mình đạt được thì sẽ nhanh chóng bị đối thủ vượt mặt và đánh bại.

Lấy ví dụ từ các màn bắt trends đỉnh cao từ các thương hiệu từ chương trình Rap Việt. 

null

Một trong số đó không thể không kể đến các cụm từ như “Ờ mây zing, gút chóp”, “Gu của anh là Châu Á” được trích ra từ câu nhận xét và lời bài hát của nam ca sĩ BinZ cũng như “Người chơi hệ…” xuất phát từ bài rap Chậm Thôi được thể hiện bởi RPT MCK x RPT Orijinn ft. RZ Ma.

Tận dụng trend hot sau khi chương trình Rap Việt vừa kết thúc, McDonald’s đã tạo ngay một post tương tác với tiêu đề “Ăn khoai lắc – Bạn thuộc hệ nào”, với 3 hệ là Hệ cổ điển, Hệ hổ báo và Hệ thanh lịch đính kèm với các biểu tượng cảm xúc khác nhau để kích thích người dùng tương tác. 

McDonald’s - người chơi hệ X với màn bắt trends cực hot. McDonald’s - người chơi hệ X với màn bắt trends cực hot.

Dù không quá thành công nhưng cũng phải dành lời khen ngợi cho McDonald’s khi đã nhanh nhạy trong việc bắt trends và tạo ra được content có liên quan đến thương hiệu.

Học tập Adidas để tiếp cận giới trẻ “cool” ngầu

Theo thống kê của Statista cho thấy thị trường giày thể thao trên toàn thế giới từ năm 2020 đến năm 2026 được định giá khoảng 79 tỷ USD. 

Nó được dự báo đạt giá trị 119,5 tỷ USD vào năm 2026. Với mức tăng trưởng khổng lồ, không có gì ngạc nhiên khi giày thể thao được coi như ngành kinh doanh lớn.

Adidas, thương hiệu thể thao trong top đầu thế giới đã đang nỗ lực để tranh ngôi vị hàng đầu của mình với một tên tuổi khác: Nike. 

Mạnh dạn thay đổi chiến lược, trong đó có việc tập trung vào một thế hệ chơi giày sneaker cool ngầu cực chất đã mang đến cho Adidas những thay đổi đáng kể. 

Adidas kết hợp với Blackpink tạo ra làn sóng lớn với Netizen. Adidas kết hợp với Blackpink tạo ra làn sóng lớn với Netizen.

Trong suốt 3 năm kinh doanh thảm hại, cuối cùng, Adidas đã tạo ra thay đổi lớn - chính là một sản phẩm chiến lược lâu dài nhằm lấy lại sức mạnh cho thương hiệu và khẳng định lại vị thế trong văn hoá giới trẻ. 

Tạo ra chiến lược lâu dài

Năm 2015, tại sân khấu Billboard Music Awards 2015 ở Las Vegas, Kanye West xuất hiện và nổi bật trong bộ trang phục màu đen đầy mạnh mẽ. 

null

Nhưng với hàng nghìn khán giả đang xem tivi, thứ thu hút nhất mà họ nhìn thấy ở vị rapper nổi tiếng người Mỹ này đó chính là đôi giày sneakers Ultra Boost Adidas màu trắng đầu tiên nổi bật dưới ánh đèn spotlight. 

Điều này đã khiến cho tín đồ sneaker khắp nơi trên thế giới điên cuồng, sau ngày hôm đó, tất cả số lượng Ultra Boost đều bán hết sạch, doanh thu trong năm đó tăng vọt lên 98%.

Giây phút đó đã thay đổi cuộc chơi đối với Adidas. Kanye khiến thương hiệu-3-sọc-kẻ trở nên cool ngầu hơn. 

Đó là thời điểm thương hiệu bắt đầu bén lửa, và đỉnh điểm là khi ngọn lửa đó đốt cháy toàn cầu. Đó là thời điểm thương hiệu bắt đầu bén lửa, và đỉnh điểm là khi ngọn lửa đó đốt cháy toàn cầu.

Những cuộc “bắt tay" thú vị

Dù cho những thương hiệu giày khác cực kì bảo vệ DNA của mình, Adidas lại chọn cách đi ngược lại điều đó, bằng những sự hợp tác cởi mở, sáng tạo. 

Trọng tâm trong chiến lược của Adidas là tăng sự “thèm muốn” thương hiệu, bởi vì chỉ với những thương hiệu được khát khao nhất mới có thể tăng doanh thu và phát triển ổn định, bền vững. 

Jeremy Scott x Adidas - chiến lược “Collabs with Big Names” của Adidas. Jeremy Scott x Adidas - chiến lược “Collabs with Big Names” của Adidas.

Adidas dựa vào nguyên tắc hoạt động mới dựa trên các yếu tố “cởi mở” và “hợp tác” áp dụng với cả nội bộ và các nhà cung ứng, từ các đối tác sản xuất cho tới công ty quảng cáo. 

Nguyên tắc này dễ nhìn thấy nhất và cũng thành công nhất khi thực hành, đó là việc Adidas hợp tác với những cái tên lớn trên thế giới.

Tương tác với người tiêu dùng

Bên cạnh đó, Adidas còn học hỏi cách ra quyết định nhanh hơn trong việc tương tác thường xuyên với người tiêu dùng. 

Song song đó thương hiệu đánh mạnh vào những sản phẩm mang tính di sản của công ty, bằng cách tái sản xuất những mẫu thiết kế kinh điển như Stan Smith, Superstar, và Gazelles. 

Bản thân Adidas tung ra mẫu mới từ 3-4 lần một tuần. Bản thân Adidas tung ra mẫu mới từ 3-4 lần một tuần.

Doanh số của Adidas dần tăng trưởng mạnh mẽ ở các thị trường trọng điểm như Trung Quốc đại lục, Bắc Mỹ. 

Báo cáo năm 2021, Adidas cho biết doanh số bán hàng của thương hiệu tại Trung Quốc đã tăng 156% so với năm ngoái. 

Các sự kiện thể thao lớn, chẳng hạn như UEFA Euro và Copa America hay World Cup đã hỗ trợ công việc kinh doanh của thương hiệu. 

Chỉ trong nửa đầu năm 2021, thương hiệu đã đem về khoản lợi nhuận 5.077 tỷ EURO, tương đương với khoảng 6 tỷ USD. Con số này mong muốn tăng gấp đôi trong năm 2022.

Chiến lược kinh doanh - Biến doanh nghiệp thành “Top of mind"

Khi đại dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp đã và đang bắt đầu tập trung tìm hiểu những thay đổi của người tiêu dùng và phát triển các chiến lược kinh doanh cho phù hợp. 

Đại dịch COVID-19, ở khía cạnh nào đó, đã mang lại cơ hội để doanh nghiệp có thể phát triển theo hướng bền vững hơn, hướng tới các giá trị cộng đồng nhiều hơn.

Để tồn tại, phát triển và bứt phá giai đoạn hậu đại dịch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Việt cần đáp ứng được xu hướng, thói quen tiêu dùng hình thành trong đại dịch, thông qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh mới cho mình.

Việc xây dựng và có được bảng kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp bạn nhìn rõ mục tiêu phát triển dài hạn. 

Đây giống như là một kim chỉ nam, một chiếc la bàn giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được mục tiêu. Đây giống như là một kim chỉ nam, một chiếc la bàn giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được mục tiêu.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn đánh giá được mức độ khả thi của dự án trước khi triển khai, thực hiện chúng, hạn chế sai sót không mong muốn.

Anh Thư - Trends Việt Nam, nguồn tổng hợp và biên dịch từ Entrepreneur