Gen Z - thế hệ “vàng” cho các doanh nghiệp
Trong suốt thập kỷ qua, thế hệ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lực lượng lao động chính là Gen Y.
Tuy nhiên, hầu hết thế hệ này đã chuyển sang độ tuổi 30 và nắm giữ các vị trí chủ lực trong các doanh nghiệp.
Thế hệ này sinh ra và lớn lên trong thời đại bùng nổ của công nghệ số như Internet, mạng xã hội, hay thiết bị di động.
Điều này đã tạo cho GenZ những nhận thức rõ hơn về sức mạnh của thông tin, truyền thông đại chúng và toàn cầu hóa.
Nhu cầu kết nối xã hội và thể hiện bản thân cao
GenZ có cá tính rất mạnh. Họ luôn tìm kiếm sự độc đáo, mới lạ trong mọi khía cạnh cuộc sống. Họ muốn là người tạo ra xu hướng hơn là chạy theo xu hướng.
Đây là nơi họ có thể cập nhật những xu hướng chung của thế giới và thoải mái chia sẻ quan điểm của bản thân.
Với sự giúp sức của rất nhiều nền tảng xã hội trực tuyến cùng sự phủ sóng toàn cầu của internet, những hình ảnh và quan điểm của họ nhanh chóng được lan tỏa mạnh mẽ đến bất cứ đâu trên thế giới.
Ở thời đại này, bất cứ Gen Z nào cũng đều có thể nhanh chóng nổi tiếng và tạo được sức ảnh hưởng bằng chính những tư duy mới mẻ và nhanh nhạy của mình.
Là thế hệ công dân toàn cầu
Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số đang ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta.
Mọi thứ thay đổi một cách liên tục và nhanh chóng.
Điều này khiến cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn để thu hút nhân tài.
Gen Z có một suy nghĩ rất cởi mở, luôn chấp nhận và thích nghi với sự thay đổi.
Phần lớn họ không thích một cuộc sống an nhàn, được sắp đặt sẵn.
Vì vậy, họ thường có xu hướng chuyển nhà, thay đổi công việc để tạo những trải nghiệm mới mẻ.
Với sự hiểu biết và thích nghi nhanh thì đây không phải là điều đáng lo ngại đối với Gen Z.
Làm việc độc lập hơn
Nhờ sự bùng nổ của internet, GenZ được tiếp cận với rất nhiều thông tin từ khi còn bé. Điều này làm cho cách thức học hỏi của họ cũng hoàn toàn khác biệt.
Họ có thể học mọi thứ từ những video trên Youtube, các cộng đồng online mà họ tham gia thay vì chỉ học hỏi từ gia đình hay nhà trường.
Chính vì vậy mà họ thích làm việc độc lập hơn nhiều so với các thế hệ trước.
Họ không muốn nhận nhiều hướng dẫn từ quản lý, bị kiểm tra chi tiết hoặc đánh giá thường xuyên.
Thứ họ muốn là được trao cơ hội để tìm ra những giải pháp mới để giải quyết vấn đề.
Làm việc đa nhiệm tốt hơn
Việc tiếp cận với các thiết bị di động thông minh, máy tính từ rất sớm đã tạo nên thói quen xử lý mọi việc trên thiết bị di động hoặc vừa làm việc trên máy tính và thiết bị di động cùng lúc.
Điều này giúp Gen Z có khả năng làm việc đa nhiệm hiệu quả hơn.
Họ có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng giữa hai trạng thái làm việc và giải trí.
Trực quan, nhạy bén và tập trung
Những người thuộc Gen Z thích những gì trực quan và tương tác bằng nhiều giác quan.
Họ học tập, giải trí thông qua video rất nhiều.
Đó cũng là một phương tiện giúp họ sáng tạo những nội dung mang tính cá nhân.
Họ là những con người trực quan, nhanh nhạy, luôn luôn cập nhật.
Tuy nhiên, đây là kết quả của nhiều yếu tố như: tâm lý giới trẻ, công nghệ số – internet… Gen Z sẽ dần trưởng thành theo thời gian và chúng ta không nên gò ép mà cần phải thích nghi.
Những thế hệ trước cũng cần thay đổi trong phương pháp làm việc, trao đổi thông tin. Hãy chấp nhận cởi mở với những điều mới mẻ và cập nhật để theo kịp những người trẻ này.
Hybrid Workplace - mô hình làm việc kết hợp
Hybrid Work hay mô hình làm việc hỗn hợp là phương án cho phép nhân viên vừa làm việc tại nhà và lên văn phòng vào một số ngày nhất định trong lịch trình làm việc.
“Công việc trong tương lai sẽ thay đổi đáng kể, linh hoạt hơn và không giới hạn ở một địa điểm”, ông Sundar Pichai, CEO Google, từng nói.
Điều này không tăng tổng thời gian làm việc, mà thay vào đó, nhân viên sẽ được cơ hội chủ động lựa chọn thời gian và không gian làm việc nhằm tối ưu lợi ích cho cả nhân viên và doanh nghiệp.
Theo báo cáo Work Trend Index của Microsoft, dựa trên khảo sát từ hơn 30.000 người tại 31 quốc gia, 70% mong đợi công việc linh hoạt từ các lựa chọn tại nhà để tiếp tục sau đại dịch.
Những công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Microsoft, Google, Facebook… đều cho nhân viên linh hoạt lựa chọn làm việc.
Họ có thể vừa làm ở nhà, thỉnh thoảng đến văn phòng khi cần thiết.
Ngay tại Việt Nam, khảo sát chỉ ra rằng: 81% người lao động muốn tiếp tục làm việc từ xa, nhưng cũng có 77% mong gặp lại đồng nghiệp nơi văn phòng.
Để đáp ứng nhu cầu của cả 2 nhóm, theo Microsoft, chỉ có môi trường làm việc linh hoạt mới giúp người lao động an tâm.
Có thể thấy, mô hình làm việc Hybrid được ưa chuộng vì nó hứa hẹn mang lại những điểm ưu việt win-win cho cả hai bên: người lao động và các doanh nghiệp trong trạng thái bình thường mới.
Về phía nhân viên, với mô hình Hybrid Working, họ có thể chủ động lựa chọn làm việc tại bất cứ nơi đâu và chỉ lên văn phòng khi cần thiết.
Cách vận hành này khiến nhân viên có thể lựa chọn khung giờ làm việc đạt hiệu suất tốt nhất với mình, đồng thời có thể giảm áp lực tinh thần và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
Đặc biệt đối với nhóm lao động trẻ Gen Z, gần một nửa số người tham gia khảo sát của Microsoft cho biết họ đang phải vật lộn với công việc và cần sạc năng lượng hơn bao giờ hết.
Chuyển đổi sang mô hình làm việc kết hợp là cách để người lao động có thể cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn, chủ động hơn.
Work-life balance - Cán cân giúp cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Thuật ngữ work-life balance chỉ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Dù khá dễ hiểu, nhưng nhiều người vẫn đang rất chênh vênh và bất lực trong quá trình đứng vững trên cán cân này.
Theo các chuyên gia, nhiều người lao động đang có xu hướng vắt kiệt sức mình, làm việc quá nhiều dẫn đến căng thẳng thần kinh, sức khỏe giảm sút và thiếu cảm giác hạnh phúc.
Học được cách cải thiện thể chất và tinh thần giúp bạn xây dựng đời sống cá nhân tốt đẹp, từ đó bạn sẽ có thêm thời gian để thư giãn, giảm tải áp lực và tận hưởng cuộc sống.
Work-life balance đúng cách sẽ giúp căng thẳng dần biến mất và kích thích sự sáng tạo, dễ tìm thấy cảm hứng trong công việc và có nhiều ý tưởng để hoàn thành nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, khi biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống, bạn có thêm thời gian cho những mối quan hệ xung quanh.
Bạn có thêm thời gian cho bạn bè và gia đình, giúp gia tăng tình cảm, xây dựng quan hệ khăng khít và bền chặt.
Ưu tiên sức khỏe
Trong quan niệm của người Việt, “sức khỏe là vốn quý nhất”, điều này rất chính xác với thuật ngữ work-life balance.
Không có sức khỏe, bạn sẽ không thể theo đuổi bất cứ công việc nào đến cùng.
Vì thế, hãy thường xuyên lắng nghe cơ thể mình muốn gì để đáp ứng ngay.
Nếu bạn đang bị trầm cảm, hãy đến gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ giải quyết vấn đề. Nếu bạn đang mắc bệnh mãn tính, hãy xin nghỉ vào những ngày khó khăn nhất.
Nếu cảm thấy cơ thể kém linh hoạt, hãy sắp xếp một buổi tập thể dục gần nhất. Đôi khi, cuối tuần dành 30 phút để thiền cũng là cách bạn bảo vệ sức khỏe, work-life balance hiệu quả.
Không có sức khỏe, bạn sẽ không thể xử lý công việc và chăm sóc bản thân, gia đình. Càng cố gắng hoàn thành công việc trong lúc cảm thấy mệt mỏi nhất, bạn càng dễ gặp phải sai lầm và nhận về những lời đánh giá không hay.
Employee Experience - tăng cường trải nghiệm gắn kết nhân viên
Trải nghiệm nhân viên đã bắt đầu được nhiều doanh nghiệp quan tâm từ lâu, khi Airbnb tuyển dụng vị trí Giám đốc trải nghiệm nhân viên. Tiếp theo là những doanh nghiệp lớn như Deloitte, Gallup…
Trải nghiệm của nhân viên là sự nhận thức tích lũy của tất cả những khoảnh khắc của sự thật mà một nhân viên gặp phải trên các khía cạnh của tổ chức – con người, văn hóa, công nghệ và môi trường làm việc.
Trải nghiệm này không chỉ bó gọn trong vòng đời làm việc của nhân viên trong tổ chức mà được bắt đầu trước khi họ tham gia tổ chức và cả sau khi họ đã nghỉ việc.
Trải nghiệm của nhân viên thời kỹ thuật số sẽ khác với trước kia thế nào?
Khi trải nghiệm của nhân viên thay đổi theo xu hướng cá nhân hóa và năng suất, nhân viên muốn làm việc thông minh hơn, khám phá cách công nghệ có thể đơn giản hóa giao tiếp và quy trình làm việc, cho phép nhân viên thực hiện công việc tốt nhất.
Để đáp ứng nhu cầu này, các tổ chức cung cấp môi trường làm việc linh hoạt phù hợp hơn với nhu cầu của cá nhân, các không gian riêng cho phép nhân viên làm việc mà không mất tập trung.
Sự xê dịch trong tiến trình và mục đích làm việc
Những cuộc cách mạng công nghệ luôn có sức tác động to lớn tới các bộ mặt quản trị nhân sự.
Máy tính đang tối ưu hóa việc giao tiếp và hợp tác qua mạng không dây, giúp trao đổi dữ liệu theo thời gian thực (real-time).
Bên cạnh đó những công việc tay chân giản đơn như nhập và sắp xếp dữ liệu, quản lý hồ sơ nhân viên… nay đã được số hóa gần như hoàn toàn.
Điều này khiến những người từng giữ công tác ấy phải thay đổi mục đích làm việc của mình, buộc họ phải liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng để làm việc, đòi hỏi sáng tạo hơn và mang lại giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp.
Xu hướng tuyển dụng của doanh nghiệp cũng chuyển đổi từ việc chấp nhận thuê người chăm làm, lấy “cần cù bù thông minh”, sang việc tìm kiếm những nhân tài thực sự, những nhân viên giỏi nổi bật.
Tăng cường trải nghiệm của nhân viên
Ý định gắn bó với nhà tuyển dụng ngày càng giảm theo thế hệ.
Với xu hướng bỏ việc chỉ sau hai năm, doanh nghiệp cần có những giải pháp để thúc đẩy trải nghiệm nhân viên nhằm tối đa hóa những đóng góp của họ ngay từ những ngày đầu vào làm việc.
Thực tế, tăng cường trải nghiệm của nhân viên cần được thực hiện như một quy trình trọn gói từ A đến Z, từ khâu tiền tuyển dụng cho đến sau khi nhân viên thôi việc.
1. Khâu tuyển dụng
Ở những thời kỳ trước, nhân viên phải được nhận vào làm rồi với biết được văn hóa, phong cách làm việc, mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào.
Chưa kể thế hệ Y, Z là những thế hệ có sự tự tôn và cá nhân hóa cao.
Họ muốn được nhà tuyển dụng xem xét với tư cách là một cá nhân riêng biệt chứ không gộp chung là nhóm ứng cử viên nào đó.
2. Tiếp nhận nhân viên
Hai năm là khoảng thời gian rất ngắn và nó không cho phép doanh nghiệp có thể chờ đợi vài tháng để nhân viên mới quen việc rồi mới đóng góp.
Ngay từ những ngày đầu nhân viên mới vào làm việc, các giám đốc nhân sự cần cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, chức năng, nhiệm vụ, đồng nghiệp để nhân viên không bị bỡ ngỡ.
Sau đó, doanh nghiệp cần xây dựng những bảng đặt mục tiêu và theo dõi quá trình hội nhập của nhân viên theo ngày, theo tuần, theo tháng…
Khi khâu tiếp nhận kết thúc và nhân viên bắt đầu vào guồng, bên cạnh chính sách lương bổng, doanh nghiệp có thể tăng cường trải nghiệm của họ bằng cách tạo ra những cơ hội học hỏi và phát triển, các nhân hóa các sự kiện như sinh nhật, những buổi chào mừng khoảnh khắc đặc biệt trong công việc, dự án mới…
Trong quá trình làm, doanh nghiệp cũng nên thực hiện khảo sát định kỳ để nắm bắt được cảm nhận, suy nghĩ của nhân viên và kịp thời phát hiện những dấu hiệu cảnh báo nhân viên sẽ nghỉ việc.
Mỗi khảo sát phải đưa ra được chương trình hấp dẫn và phù hợp để giải quyết các vấn đề được nêu ra, để đảm bảo nhân viên không chán nản, không còn tin tưởng vào cả chương trình khảo sát lẫn doanh nghiệp.
3. Kết thúc trải nghiệm
Thời điểm nhà tuyển dụng và người lao động nói lời chia tay vẫn chưa phải là kết thúc và doanh nghiệp vẫn có những phương pháp để tối ưu trải nghiệm nhân viên cũ (bởi rất có thể đó sẽ là những khách hàng tiềm năng trong tương lai).
Chỉ bằng vài hành động như tổ chức buổi chia tay, để cùng ôn lại kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình gắn bó, giữ liên lạc với nhân viên cũ, hay tận dụng nhân viên nghỉ hưu làm dự án… là đủ để doanh nghiệp tạo được danh tiếng là biết trân trọng người tài, giúp thu hút những ứng viên xuất sắc khác thế vào vị trí đang trống.
Hơn thế nữa, việc tìm hiểu và thu thập suy nghĩ, trải nghiệm của nhân viên cũ cũng là nguồn dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp có những điều chỉnh hợp lý, hoàn thiện quy trình chăm sóc nhân viên và văn hóa trong tổ chức.
Anh Thư - Trends Việt Nam, nguồn tổng hợp và biên dịch từ Entrepreneur