Tiếp nối những năm cũ, công nghệ đang len lỏi rất nhiều vào cuộc sống của chúng ta và tạo nên “cú hích” lớn cho các doanh nghiệp, thay đổi nhiều hành vi trong cuộc sống.
Lựa chọn nào hoàn hảo cho các tín đồ lập trình?
1, “Chiến tranh thế giới” giữa các ngôn ngữ lập trình cũ và mới
Các nhà nghiên cứu tạo ra nhiều phát minh mới ᴠề máу tính dựa trên cơ ѕở CNTT giúp chúng ta hoàn thành công ᴠiệc một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Các doanh nghiệp cũng ᴠì thế mà tiết kiệm được nhiều chi phí ᴠà tăng thêm lợi nhuận.
Trong bối cảnh như ᴠậу, những lập trình ᴠiên được đòi hỏi phải luôn không ngừng thaу đổi để có thể bắt kịp ᴠới хu hướng ᴠận động liên tục của ngành công nghệ thông tin trên thế giới.
Ai cũng biết, mỗi loại ngôn ngữ lập trình được đưa ra đều có ưu điểm, khuyết điểm cũng như mục đích khác nhau.
Tuy nhiên, với những tín đồ của ngôn ngữ lập trình, thì ngôn ngữ được sử dụng phải giải quyết mọi vấn đề được mọi vấn đề.
Nên khi ngôn ngữ “cũ” bị chê bai, dẫn đến phe phái của các ngôn ngữ công kích nhau không kém các fan cuồng Kpop, bóng đá.
Điển hình phải kể đến Python và Java, JavaScript cùng Ruby hay gần đây nhất là Objective-C và Swift “đứa con cùng một mẹ”.
Java - “cổ ngữ” trong ngành làm web
Java của hãng Oracle là phổ biến thứ 2 trên thế giới và là một trong những ngôn ngữ có chỗ đứng lâu nhất trong giới lập trình.
Java là một “cổ ngữ” dùng để phát triển web.
Đây là lựa chọn phù hợp với thực tiễn cho các lập trình viên, bởi ngôn ngữ Java được sử dụng cho để viết ứng dụng nền web, nền Windows, nền Android hoặc gần như là bất cứ hệ điều hành nào khác.
Python - “món tráng miệng” hoàn hảo
Trải qua nhiều năm không ngừng thay đổi để hoàn thiện, Python trở thành nên ưa dùng chỉ sau Java, C và C++.
Đây là ngôn ngữ mã nguồn mở và sử dụng miễn phí, thậm chí cho các ứng dụng thương mại.
Python đòi hỏi ít thời gian hơn, ít dòng code hơn, và đòi hỏi ít khái niệm cần phải học để đạt được một mục đích xác định hơn.
Nhờ việc được sử dụng nhiều trong các ứng dụng phổ biến Python ngày càng được biết đến rộng rãi hơn.
JavaScript - lựa chọn hàng đầu cho các lập trình web
Hiện tại JavaScript có thể xem là ngôn ngữ được hậu thuẫn nhiều nhất do được hầu hết các trình duyệt web hỗ trợ.
Do có vô số framework đi kèm nên hiện tại và tương lai, Javascript vẫn được chào đón nồng nhiệt.
Cuối cùng, JavaScript tạo nên hệ sinh thái đa dạng với hàng triệu triệu nền tảng và thư viện Javascript được xây dựng và cung cấp miễn phí (và có phí) cho chúng ta sẵn dùng.
Nếu muốn tìm con đường để lập trình chuyên nghiệp, thì JavaScript chính là ngã rẽ thích hợp của bạn.
Swift - “đàn em” mang đến làn gió mới
Thời gian hơn 2 năm gần đây, Swift xuất hiện như một làn gió mới trong giới ngôn ngữ lập trình bởi nhiều tính năng của nó.
Sự tăng trưởng của Swift là “chưa có tiền lệ”.
Khi 7 tháng sau khi được ra mắt lần đầu tiên, nó đã leo lên vị trí 22 trong số hàng trăm ngôn ngữ lập trình đang tồn tại.
Swift đang được Apple đầu tư, phát triển các tính năng tốt nhất có thể. Để một thời gian nữa khi đã “đủ lông đủ cánh”, Swift sẽ là là ngôn ngữ kế nhiệm thay thế Objective-C.
Như được Apple cam kết Swift không chỉ giúp viết ứng dụng dễ hơn mà bản thân ứng dụng cũng chạy nhanh hơn.
Đến WWDC 2016, Swift 3 được trình làng với nhiều cải tiến đáng kể.
Chúng ta sẽ được thưởng thức các sản phẩm đồ họa hay game sắc nét đầy ấn tượng.
Những dòng code được đơn giản hóa cũng là một trong số những lý do nhiều lập trình trẻ lựa chọn, thay vì phải vật lộn với những dòng code của Objective-C dài dòng.
Là em út của đại gia đình ngôn ngữ lập trình có thâm niên, thì với những gì đã làm được, trong thời gian tới Swift sẽ có những bước tiến quan trọng để đón đầu cơn gió mới.
Swift chắc chắn sẽ là lựa chọn đầy mạo hiểm với những lập trình viên muốn tạo ra sự khác biệt trong tương lai.
2, Lập trình đa nền tảng - điều cần thiết cho người dùng
Trong thời đại công nghệ số, khi phục vụ cho các đối tượng sử dụng nhiều nền tảng khác nhau đến từ iOS, Android hay Windows Phone, ứng dụng đa nền tảng (cross-platform hay multi-platform) là điều bắt buộc.
Đa nền tảng là một thuật ngữ để chỉ các phần mềm hay phương thức điện toán được vận hành cùng nhau trên nhiều nền tảng.
Phát triển di động đa nền tảng là việc tạo ra các ứng dụng phần mềm tương thích với nhiều hệ điều hành di động.
Như vậy, một phần mềm được gọi là đa nền tảng khi và chỉ khi nó có khả năng hoạt động trên nhiều hơn một hệ điều hành hay kiến trúc máy tính.
Hiện nay có khá nhiều loại phần mềm đa nền tảng khác nhau được tạo ra nhưng nhìn chung chúng ta có thể phân chúng thành 2 loại chính là:
- Loại phần mềm có thể trực tiếp chạy trên bất cứ nền tảng nào mà không cần đến các bước biên dịch/thông dịch.
Để làm được điều này, các lập trình viên cần viết phần mềm bằng một loại ngôn ngữ thông dịch hoặc đã dịch phần mềm trước sang mã bytecode…
- Phần mềm đa nền tảng còn lại đơn giản, dễ thiết kế hơn.
Tuy nhiên nó yêu cầu có thêm bước thiết kế hoặc biên dịch từng phiên bản cho mỗi nền tảng mà nó hỗ trợ.
Mỗi loại phần mềm đều có ưu nhược điểm riêng phụ thuộc vào mục đích của người dùng.
Tuy nhiên, tất cả các phần mềm đa nền tảng trên thị trường đều có một điểm chung là nó có thể chạy trên các nền tảng khác nhau nhưng không thể tự động làm việc trên tất cả kiến trúc mà hệ điều hành đó hỗ trợ.
Ví dụ như một phần mềm viết bằng ngôn ngữ C++ không có nghĩa là phần mềm này có thể chạy được trên tất cả các hệ điều hành hỗ trợ ngôn ngữ C++.
Ban đầu, sự phức tạp của việc phát triển các ứng dụng dành cho thiết bị di động là do khó khăn trong việc xây dựng một chương trình phụ trợ hoạt động trên nhiều nền tảng.
Mặc dù tốn thời gian và tốn kém, nhưng việc xây dựng các ứng dụng gốc cho mỗi hệ điều hành di động (OS) thường dễ dàng hơn.
Ngày nay, các lập trình viên dễ dàng phát triển các ứng dụng đa nền tảng hơn nhờ vào các ngôn ngữ lập trình đa nền tảng như Flutter, Nativescript…
3, Nearshore Software - tiết kiệm chi phí lớn cho doanh nghiệp
Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt, các tổ chức và doanh nghiệp tranh giành để giảm chi phí và tăng hiệu quả nhằm tăng cường cơ hội sống sót cho công ty hoặc cơ quan.
Khi sự sắp xếp phát triển phần mềm bao gồm việc thuê ngoài dự án cho một nhà thầu bên thứ ba ở một quốc gia khác, nhưng ở gần quốc gia đó, nó được gọi là phát triển phần mềm gần bờ.
Tùy chọn này cho phép các doanh nghiệp và công ty tập trung năng lượng và nguồn lực vào năng lực cốt lõi của họ mà không cần đầu tư quá nhiều thời gian và tài chính vào những thứ khác.
Đồng thời có được những “nhân tài” tốt nhất từ bất kỳ nơi nào trên thế giới để thực hiện dự án phát triển phần mềm.
Việc giao nhiệm vụ cho một công ty ở nước láng giềng trong phát triển phần mềm gần bờ cung cấp đòn bẩy lớn hơn cho các doanh nghiệp, với sự tự do và kiểm soát chi phí hoạt động cao hơn.
Ngay khi những lợi ích của việc phát triển phần mềm gần bờ trở nên rõ ràng, nhiều quốc gia có sự tiếp giáp về địa lý với thế giới phát triển đã trở thành những trung tâm gia công phần mềm.
Các quốc gia như Ukraine với sự gần gũi với Tây và Bắc u ở một bên và Trung Đông ở một bên đã trở thành điểm đến yêu thích của các doanh nghiệp và tổ chức từ các khu vực này để phát triển phần mềm gần bờ.
Khái niệm bắt đầu đạt được sức hút với việc hiện thực hóa các doanh nghiệp thuê ngoài các dự án phát triển phần mềm của họ rằng sự gần gũi về địa lý dẫn đến việc giảm thêm chi phí và thu hẹp chênh lệch múi giờ có nghĩa là quản lý truyền thông và thời gian hiệu quả.
Thỏa thuận tốt nhất giữa phát triển phần mềm nội bộ đắt tiền và phát triển phần mềm ở nước ngoài xa với các rào cản giao tiếp, để tiết kiệm thời gian và tiền bạc và tăng cường giao tiếp.
Công nghệ thuật toán - “bước đệm” mới cho tương lai doanh nghiệp
4, Blockchain - nền tảng mã hoá minh bạch
Ngày nay, blockchain không còn là điều mới mẻ.
Công nghệ này từ lâu đã được đề cập rất nhiều trên các phương tiện truyền thông ở Việt Nam và trên thế giới.
Khoản đầu tư trên toàn thế giới vào công nghệ Blockchain dự kiến sẽ đạt con số khổng lồ 15,9 tỷ USD vào năm 2023 theo Số liệu thống kê của Developers Stats.
Công nghệ blockchain được coi là công nghệ đột phá nhất những năm qua, chỉ đứng sau Trí tuệ nhân tạo AI và Máy học.
Thật vậy, blockchain là một công nghệ đột phá vì chúng ta đang chứng kiến những ứng dụng mang tính cách mạng của nó như thanh toán xuyên biên giới, chăm sóc sức khỏe, thời trang, nông nghiệp, v.v.
Và tất nhiên công nghệ Blockchain nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của những người đam mê công nghệ trên toàn thế giới.
Nhu cầu gia tăng đột biến khiến “nghề lập trình blockchain” trở lên HOT hơn bao giờ hết.
Theo một số trang tuyển dụng uy tín như Vietnamwork thì các blockchain developer được săn đón với mức lương từ $2000 lên đến trên $5000, đây là mức “lương khủng” trong lĩnh vực CNTT dành cho vị trí developer.
Tuy blockchain vẫn còn khá mới lạ và trong quá trình khởi đầu, nhưng công nghệ này vẫn đang được rất nhiều doanh nghiệp vào chuỗi hoạt động.
Chính vì vậy, blockchain rõ ràng đang tạo ra nhiều thời cơ kiếm tiền mới rất hot cho những lập trình viên và những startup công nghệ tiên tiến.
5, Trí tuệ nhân tạo AI - liệu có thay thế “trí khôn” con người?
AI (Trí tuệ nhân tạo) là “trí thông minh”, hay khả năng tư duy theo lập trình của một khối máy móc.
Nó được mô phỏng theo mô hình tư duy của con người hay động vật nói chung.
Trí tuệ nhân tạo biến các thuật toán thành chuỗi hành động trong môi trường thực tế do máy móc thao tác.
Những thao tác có chủ đích được máy móc lập đi lập lại chuẩn xác và tỷ lệ thành công cao.
Nhiều thuật toán AI truyền thống được dùng cho mục tiêu rõ ràng và khá đơn giản ví dụ như thuật toán tìm đường dẫn như A*.
Với sự phát triển và đòi hỏi cao về công nghệ, các thuật toán AI hiện đại như Deep Learning (một trong những kĩ thuật của Machine Learning) và Word Embedding (một nhóm các kỹ thuật đặc biệt trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên) ra đời để phục vụ cho yêu cầu phức tạp hơn.
Ngoài ra, AI cũng sử dụng cho một số kỹ thuật phần mềm chủ chốt để trở thành giải pháp cho các vấn đề sản xuất hiện tại.
Gần đây, nhiều “gã khổng lồ” về công nghệ như Google, Amazon và Facebook đang sử dụng AI (Trí tuệ nhân tạo) nâng cao để phát triển các hệ thống tự động hóa của mình.
Ví dụ nổi tiếng nhất là AlphaGo của Google.
Chương trình chơi cờ vây bằng AI này đã đánh bại Ke Jie, một tuyển thủ cờ vây AlphaGo số 1 thế giới.
AlphaGo đã sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo được mô phỏng theo các nơ-ron con người tìm hiểu thông tin theo thời gian và thực hiện các hành động.
Công nghệ thông tin - Lập trình viên thật sự lên ngôi!
Công nghệ thông tin (CNTT) được dự báo là một trong những ngành nghề có khả năng phát triển vượt bậc trong tương lai.
Luôn nằm trong top 1 những ngành nghề “hot” nhất hiện nay.
Công nghệ thông tin (CNTT) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.
Đây là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.
Thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi, kéo theo phát triển bùng nổ của CNTT.
Nhiều ngành nghề, dịch vụ, thị trường cũng được công nghệ hóa để phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội.
Ví dụ như ngành giáo dục điện tử, tài chính điện tử, ngân hàng điện tử… đều được lồng ghép công nghệ, hiện đại hóa để trở nên ngày một tiện dụng.
Như một kết quả hiển nhiên, bên cạnh sự bùng nổ công nghệ ấy thì định hướng nghề nghiệp của các bạn trẻ hiện nay cũng có xu hướng công nghệ hóa theo.
Cuộc sống càng hiện đại, con người càng cần công nghệ và những sản phẩm công nghệ cao.
Chính vì thế, nhu cầu nhân lực cho ngành này sẽ vẫn tiếp tục tăng cao.
Doanh nghiệp nào cũng cần đổi mới
Thế giới đã bước sang năm COVID-19 thứ ba, các biến chủng mới có thể xuất hiện, tạo nguy cơ về những làn sóng dịch mới, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ và các doanh nghiệp đang tăng tốc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số.
Rất nhiều xu hướng công nghệ được dự đoán là sẽ ứng dụng và phát triển mạnh tại Việt Nam, đặc biệt công nghệ 5G, IoT, blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), trải nghiệm thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR).
Trong đó, đặc biệt AI đang trở thành một phần cốt lõi của ngành công nghệ.
Và các ngôn ngữ lập trình IT chính là nền tảng để tạo nên những siêu ứng dụng công nghệ đó.
Tất cả những điều đó đều dẫn chứng cho ảnh hưởng tích cực của công nghệ thông tin: tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, đa dạng; rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian; thuận tiện trong công việc và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đây là những công nghệ có xu thế dẫn dắt, tương hỗ lẫn nhau trong tổng thể hệ sinh thái công nghệ số giai đoạn hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Anh Thư - Trends Việt Nam, nguồn tổng hợp và biên dịch từ Entrepreneur