Ngày nay, khi việc xây dựng các chiến lược Marketing được doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn trong việc lắng nghe thông điệp từ phía thương hiệu.

Vì thế, người tiêu dùng ngày càng đề cao các nội dung mang thông điệp giáo dục truyền tải ý nghĩa sâu sắc và tiện ích hơn các nội dung mang tính đại trà, quảng cáo “quá lố”.

Ngay cả công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới cũng chú trọng đến nội dung mang tính chuyên môn và giáo dục cao

Là công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới, Google không ngừng cải tiến và ngày càng hoàn thiện hơn với mong muốn mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình (những người dùng công cụ tìm kiếm).

Google hiểu người dùng mong muốn những gì khi thực hiện các truy vấn tìm kiếm, chính vì thế, họ muốn quảng bá các trang web có nội dung mà họ tin tưởng và cho ra đời các yếu tố đo lường E-A-T.

E-A-T là viết tắt của 3 yếu tố: Expertise (Chuyên môn), Authoritativeness (Thẩm quyền) và Trustworthiness (Độ tin cậy).

Expertise (Chuyên môn): Người sản xuất ra nội dung nên là chuyên gia có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực hoặc chủ đề đó. Họ phải là người có hiểu biết chuyên môn để có thể phân tích, bàn luận về chủ đề một cách thấu đáo và đưa ra thông tin chính xác.

Authoritativeness (Thẩm quyền): Để đáp ứng tiêu chí hẩm quyền, mọi thông tin xác thực về tác giả phải được hiển thị. Hơn thế nữa, nội dung của bạn phải dễ hiểu, phản ánh đúng sự thật, có giá trị và hữu ích với người dùng.

Trustworthiness (Độ tin cậy): Nội dung trên website phải đáng tin cậy, được bảo đảm bởi các yếu tố như độ bảo mật của trang, chất lượng tổng quan của trang, profile link nội bộ, đánh giá,…

null

Google sử dụng các yếu tố này để đo lường, đánh giá mức độ tin tưởng về chất lượng của một website và tăng cường quảng bá trang (đề xuất, trả kết quả) đến với người dùng nhiều hơn, kéo theo đó là gia tăng của sự tin tưởng, mức nhận diện thương hiệu và chuyển đổi mua hàng của đối tượng mục tiêu trong chiến dịch tiếp thị.

Trong 3 yếu tố kể trên, yếu tố Expertise (Chuyên môn) là yếu tố được Google đề cao hơn cả trong việc tinh chỉnh và lập các chỉ mục để chọn lọc các trang web vì trang tìm kiếm này thấu hiểu được người tiêu dùng sẽ đánh giá cao điều này.

Đồng thời, các doanh nghiệp muốn trang web của họ được biết đến và truy cập hơn cũng phải nhanh chóng bắt kịp kỳ vọng của người tiêu dùng như xây dựng chiến lược tiếp thị mang tính giáo dục.

Chiến lược tiếp thị mang tính chuyên môn và thông điệp giáo dục

Theo một khảo sát cho thấy, 58% người dùng nhận định họ có khả năng tham gia một khóa học miễn phí do thương hiệu tổ chức.

Chính vì thế, tiếp thị nội dung bằng cách tạo các khóa học hoặc xây dựng các bài viết mang tính giáo dục, hướng dẫn, đánh giá là xu hướng content marketing quan trọng năm 2022.

Trước đây, các doanh nghiệp nhỏ thường có quan niệm rằng chức năng quan trọng nhất của hoạt động tiếp thị là quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Trên thực tế, chức năng quan trọng nhất của hoạt động này là làm cho khách hàng biết rằng doanh nghiệp là một chuyên gia hiểu biết và đáng tin cậy.

Khách hàng không muốn hợp tác với những người mà họ không tin tưởng, nên ngay cả khi doanh nghiệp đưa ra những mức giá thấp nhất thì cũng chưa chắc bán được hàng nếu không tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.

Đây chính là cơ sở cho hoạt động tiếp thị dựa trên nền tảng giáo dục (Education-based marketing).

null

Hiện tại, cách tiếp thị theo kiểu cũ (những kiểu tiếp thị mang tính lôi kéo) đang làm cho khách hàng cảm thấy ngán ngẩm và không thích thú với các thông điệp tiếp thị lỗi thời nữa.

Ngược lại, khách hàng sẽ chịu khó lắng nghe nếu doanh nghiệp đóng vai trò một nhà tư vấn, chia sẻ với họ những thực tế quan trọng và truyền những thông tin có tính chuyên môn cao để giúp họ ra các quyết định mua hàng đúng đắn.

Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp cần có kế hoạch xây dựng thông điệp mang tính giáo dục để có thể bắt nhịp với “tần số” của người tiêu dùng.

Xây dựng thông điệp mang tính giáo dục

Hãy hình dung rằng doanh nghiệp đang tìm hiểu suy nghĩ của những khách hàng chuẩn bị mua một mặt hàng nào đó. Họ sẽ tự đặt ra những câu hỏi gì?

Bí quyết để thu hút những khách hàng có tiềm năng nhất ngay trong giai đoạn đầu của quá trình bán hàng là đi tìm những câu trả lời và sử dụng chúng làm cơ sở cho việc xây dựng các thông điệp mang tính giáo dục cho khách hàng.

Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp đưa ra cho khách hàng một sự chọn lựa giữa thông điệp: “Vì sao A là nhãn hiệu máy tính tốt nhất trên thị trường?” và một thông điệp khác có tiêu đề “8 tiêu chí quan trọng, cần biết trước khi mua laptop mới” thì khách hàng sẽ chọn báo cáo nào?

Thực tế đã chứng minh rằng báo cáo thứ hai sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng nhiều hơn.

Thực tế đã chứng minh rằng “8 tiêu chí quan trọng, cần biết trước khi mua laptop mới” sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng nhiều hơn. Thực tế đã chứng minh rằng “8 tiêu chí quan trọng, cần biết trước khi mua laptop mới” sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng nhiều hơn.

Những thông tin mang tính hướng dẫn giúp khách hàng giải quyết những vấn đề của họ và ra các quyết định mua hàng đúng đắn thường có khả năng thu hút khách hàng tiềm năng nhiều hơn.

Phương thức giúp doanh nghiệp mang thông điệp đến với khách hàng tiềm năng

Sau khi đã xây dựng xong thông điệp giáo dục, doanh nghiệp cần tìm cách chuyển thông điệp này đến khách hàng miễn phí.

Tuy nhiên, tiếp thị hiệu quả không chỉ dừng lại ở việc đưa thông tin đến khách hàng, mà còn phải đi xa hơn ở việc tìm hiểu phản hồi từ họ.

Doanh nghiệp có thể đưa thông điệp giáo dục đến khách hàng dưới các hình thức như email marketing, viết blog, social media, tạo ra nhiều liên kết, tạp chí hay ebook miễn phí phục vụ sở thích người đọc, kể cả podcast và video,…

Quảng cáo khóa học IT tại FPT Aptech cho các sinh viên yêu công nghệ trên các banner và nền tảng mạng xã hội khác nhau. Quảng cáo khóa học IT tại FPT Aptech cho các sinh viên yêu công nghệ trên các banner và nền tảng mạng xã hội khác nhau.

Một câu tiêu đề hay cũng là một yếu tố quan trọng làm cho thông điệp giáo dục có sức hấp dẫn khách hàng hơn.

Trong câu tiêu đề thứ hai ở ví dụ trên có các từ “tám” và “tiêu chí”, khách hàng nói chung rất thích danh sách liệt kê theo số thứ tự và biết được những điều mà những người khác chưa biết và khi kết hợp hai yếu tố này với nhau, chúng ta sẽ có một tiêu đề hấp dẫn.

Sau khi đã chọn lựa xong phương tiện để chuyển tải thông điệp giáo dục, doanh nghiệp phải xây dựng các chiến lược và quy trình để chuyển tải thông điệp này đến khách hàng.

Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp phải xác định các “điểm tiếp xúc với khách hàng” trong hoạt động kinh doanh của mình và đưa thông điệp giáo dục đến từng điểm tiếp xúc đó.

Những điểm tiếp xúc với khách hàng phổ biến là điện thoại, trang web, các chương trình quảng cáo và mối quan hệ với công chúng,…

Không chạy theo các hình thức tiếp thị kiểu cũ mang tính lôi kéo

Trong bối cảnh mà đa số các đối thủ cạnh tranh lớn đều sử dụng các chiến lược tiếp thị mang tính lôi kéo thì không quá khó khăn để các doanh nghiệp nhỏ áp dụng hình thức tiếp thị dựa trên các thông điệp giáo dục.

Ưu điểm của hình thức tiếp thị này là doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng cái mà họ cần - những thông tin và những lời khuyên và loại bỏ được những điều mà họ không thích, tức là những lời quảng cáo “dội bom” mang tính lôi kéo.

Ưu điểm của hình thức tiếp thị này là loại bỏ được những lời quảng cáo “dội bom” mang tính lôi kéo khách hàng không thích. Ưu điểm của hình thức tiếp thị này là loại bỏ được những lời quảng cáo “dội bom” mang tính lôi kéo khách hàng không thích.

Bằng cách đưa ra những lời khuyên hữu ích, doanh nghiệp sẽ chứng tỏ được trình độ chuyên sâu của mình và trở thành một nguồn thông tin đáng tin cậy cho khách hàng.

Doanh nghiệp cần phải hết sức thận trọng khi chèn các thông tin mang tính quảng cáo vào các thông điệp giáo dục, vì điều đó sẽ làm “xói mòn” niềm tin của khách hàng mà doanh nghiệp đã mất nhiều công sức để xây dựng và làm cho hình ảnh của doanh nghiệp bị đánh đồng với các đối thủ cạnh tranh dưới con mắt của các khách hàng.

Xu hướng xây dựng chiến lược tiếp thị mang tính giáo dục được đánh giá sẽ lan rộng hơn vào năm 2022 nhờ những ưu điểm mà chiến lược này mang lại cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp.

Quỳnh Nhi - Trends Việt Nam