Đối với nhiều doanh nghiệp và các cá nhân, bài học quan trọng nhất trong hai năm qua là sự thay đổi để thích ứng.

Sự kéo dài của dịch bệnh khiến con người trở nên linh hoạt thích ứng và có tư duy đổi mới hơn. 

Khi trọng tâm không còn chỉ nằm ở việc cố gắng để tồn tại mà chuyển sang thay đổi để phát triển mạnh mẽ.

Những động lực quan trọng nhất của chuyển đổi số khi chúng ta bước sang một năm mới sẽ bao gồm: 

Nhu cầu về tính bền vững, sự tăng trưởng của khối lượng dữ liệu, tốc độ của mạng và máy tính.

Với suy nghĩ đó, các chuyên gia của tạp chí Forbes đã chỉ ra 5 xu hướng quan trọng nhất trong năm 2022, nơi tập trung các xu hướng công nghệ và các công cụ mới xuất hiện cho phép chúng ta tận dụng.

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ lý ảo

Trước đây, cụm từ “thiết bị thông minh” chỉ được sử dụng trong trường hợp kết nối giữa điện thoại, TV và các thiết bị khác với internet.

Ngày nay, cụm từ này đc nâng cấp bởi sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI), nhìn chung được hiểu là các thuật toán học được lập trình sẵn để hỗ trợ con người.

Điển hình, ô tô thông minh được lập trình thuật toán nhận dạng khuôn mặt để phát hiện xem tài xế có đang tập trung lái xe hay không và cảnh báo tài xế khi họ lơ là.

Điện thoại thông minh sử dụng thuật toán AI để làm mọi việc, từ duy trì chất lượng cuộc gọi để hình ảnh được chân thật hơn, đến tích hợp các ứng dụng sử dụng AI để tối giản các bước sử dụng.

null

Ngay cả nhà vệ sinh thông minh cũng đang được triển khai, với khả năng “trợ lý chăm sóc sức khỏe” chuẩn đoán các vấn đề về đường tiêu hóa bằng cách sử dụng thị giác máy tính để phân tích mẫu phân. 

AI đã bắt đầu thâm nhập vào cuộc sống của chúng ta như một “trợ lý” công việc.

Các công việc hàng ngày được tối ưu hóa như việc: 

Xả băng giọng nói thành văn bản đến biên dịch ngôn ngữ, công cụ tìm kiếm bằng hình ảnh, và những nét vẽ nguệch ngoạc bằng tay trên điện thoại sẽ thành văn bản hoàn chính.

AI hỗ trợ phần lớn bằng tính năng tự động hóa quy trình cho phép giảm khối lượng các công việc trong các bộ phận như: quản trị, hậu cần, kế toán và nhân sự.

Bất kề ngành nghề nào, AI sẽ là giải pháp hỗ trợ để giúp cuộc sống dễ dàng hơn.

Xu hướng trí tuệ nhân tạo bao gồm AI, Internet vạn vật (IoT) và các mạng mới xuất hiện như 5G, tất cả được tích hợp và giải quyết những thiếu sót của thời kỳ internet trước đây.

Giao diện không mã sẽ trở nên phổ biến hơn

Trong những năm gần đây, toàn bộ ngành công nghệ thúc đẩy việc đưa các kỹ năng và công cụ cần thiết được phổ cập hóa mà không cần người sử dụng phải có chuyên môn hay kinh nghiệm.

Không phải doanh nghiệp nào cũng cần thuê một đôi quân thiên tài máy tính để xây dựng bộ não kỹ thuật số của riêng họ.

Các giải pháp AI được xây dựng có sẵn được thiết lập tự động hoàn toàn từ các quy trình tiếp thị đến nhân sự, quản lý dự án, lập kế hoạch, thiết kế quy trình sản xuất.

null

Vào năm 2022, doanh nghiệp sẽ triển khai cơ sở hạ tầng AI và IOT mà không cần sở hữu một máy chủ hay mã vạch độc quyền nào.

Giao diện không mã sẽ trở nên phổ biến hơn, và không còn là rào cản trong việc đưa ý tưởng thành hiện thực.

OpenAI - một nhóm nghiên cứu do Elon Musk thành lập và được tài trợ bởi Microsoft, gần đây đã tiết lộ Codex, một mô hình lập trình có thể tạo mã từ ngôn ngữ nói tự nhiên của con người.

null

Khi công nghệ này trưởng thành vào năm 2022 quá trình số hóa và mô hình của các doanh nghiệp sẽ ít bị kìm hãm do thiếu tài nguyên hoặc kỹ năng kỹ thuật. 

Phổ thông hóa trải nghiệm “Metaverse” 

Trong suốt năm 2020 và 2021, chúng ta đã trải qua quá trình “ảo hóa” văn phòng và nơi làm việc của mình, khi bắt đầu làm việc từ xa.

Vào năm 2022, khái niệm “Metaverse” sẽ được phổ cập hóa, thế giới số và thế giới thật sẽ tồn tại song song với nhau.

Nhiều chức năng sẽ được sử dụng trong “Metaverse” bao gồm làm việc, giải trí, giao tiếp xã hội.

Khi tốc độ số hóa tăng lên, chúng ta sẽ có những trải nghiệm nhập vai trong Metaverse.

Trong khi nhiều người đã trải nghiệm thực tế ảo sống động thông qua tai nghe, một loạt thiết bị mới sắp tung ra thị trường cung cấp trải nghiệm xúc giác và thậm chí cả mùi.

Ericsson, công ty đã cung cấp tai nghe VR cho nhân viên làm việc tại nhà trong thời kỳ đại dịch đang phát triển nền tảng “internet of senses," “siêu trải nghiệm trong internet”.

null

Điều này dự đoán rằng vào năm 2030 sẽ có những trải nghiệm ảo không thể phân biệt được với thực tế.

Quy định về AI và những ý kiến trái chiều

Để công nghệ hoạt động, con người cần tin tưởng vào chúng.

Bên cạnh những phản hồi tích cực, chúng ta nhận thấy sự chống đối mạnh mẽ của nhiều cá nhân tổ chức khi xem công nghệ như mối hiểm họa.

Đặc biệt, họ miêu tả AI như một chiếc hộp đen bí ẩn mà không thể nhìn thấy bên trong hay hiểu được các thức hoạt động của nó.

Thực tế, công nghệ có nhiều lớp chuyên môn phức tạp và và các sự cố trong AI đã để lại nhiều tác hại.

Điển hình, Facebook đã phải đưa ra lời xin lỗi vì công nghệ AI của họ nhận nhầm một người da màu là “động vật linh trưởng” trong video chạm trán giữa một người đàn ông da trắng với nhóm người da màu.

null

Vì vậy một bộ phận xã hội dựa vào nhiều lý do để có những phản đối gay gắt với trí tuệ nhân tạo.

Đạo luật trí tuệ nhân tạo do đã được đề xuất bởi EU bao gồm: 

Cấm các nhà chức trách sử dụng AI để tạo ra các hệ thống chấm điểm, công cụ nhận dạng nơi công cộng, những tác động nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây tổn thương về mặt thể chất hoặc tâm lý.

Các nhà cung cấp giải pháp AI trước khi chào bán sản phẩm cần chứng minh hệ thống của họ vô hại.

Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai đã nói rằng mặc dù ông nhận ra quy định về AI là cần thiết, nhưng "cần có sự cân bằng" để đảm bảo sự đổi mới không bị kìm hãm.

Đạo luật cân bằng này có thể sẽ trở thành chủ đề thảo luận ngày càng nổi bật trong suốt năm 2022 khi nhiều người nhận thức được những tác động tích cực và tiêu cực tiềm ẩn đối với xã hội mà AI và các xu hướng công nghệ khác sẽ có.

Năng lượng tái tạo tăng trưởng mạnh mẽ trong đại dịch 

Trong thời kỳ đại dịch, năng lượng tái tạo là dạng năng lượng duy nhất tăng trưởng cao.

Tại Hoa Kỳ, việc sử dụng năng lượng tái tạo đã tăng 40% trong mười tuần giãn cách đầu tiên. 

Trên toàn thế giới, tất cả việc sử dụng năng lượng không tái tạo đều giảm khi các ngành công nghiệp đóng cửa và người dân ở nhà, dẫn đến giảm tổng lượng khí thải là 8%.

Điều này dẫn đến kỳ vọng nguồn tài nguyên tái tạo sẽ được tăng cường đầu tư trong những năm tới. 

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính rằng năng lượng tái tạo được tạo ra và sử dụng nhiều hơn 40% trong năm 2020 so với năm 2019 và dự báo rằng mức tăng trưởng này sẽ tiếp tục trong suốt năm 2022.

Nhìn chung, chi phí tạo ra năng lượng tái tạo từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả trên đất liền và gió ngoài khơi, năng lượng mặt trời và thủy triều.

Ngoài ra, các nguồn năng lượng mới nổi khác như nhiên liệu sinh học, hydro lỏng, và thậm chí cả phản ứng tổng hợp hạt nhân đang trở nên khả thi hơn

Helion Energy - công ty tiên phong trong lĩnh vực năng lượng nhiệt hạch, đã tái tạo lại quá trình tạo ra năng lượng trên mặt trời với hy vọng máy phát điện nhiệt hạch nguyên mẫu mới nhất của họ sẽ xuất hiện trực tuyến trong năm 2022.

Ngoài ra, các ứng dụng thực tế cũng được cho là sẽ xuất hiện trong lĩnh vực hydro xanh (green hydrogen) năng lượng. 

Không giống như các quy trình đã được thiết lập để tạo ra năng lượng từ hydro, “green hydrogen” là việc sử dụng lượng lớn năng lượng hoá thạch để tạo ra quá trình điện phân.

null

Đây là quy trình liên quan đến việc sử dụng năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường được đề cao trong năm 2022.

Công nghệ sẽ không ngừng biến đổi và những xu hướng trên chỉ là một vài trong số rất nhiều xu hướng sẽ phát triển trong năm 2022. 

Chúng hứa hẹn sẽ tiến bước sang một thời kỳ mới, nơi thế giới số và thế giới thật vận hành song song.

Hồng Trâm - Trends Việt Nam, lược dịch từ Forbes.