Khả năng tương tác, khả năng giao tiếp, chia sẻ dữ liệu và thông tin từ các nền tảng phần mềm là những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi họ quyết định ứng dụng công nghệ trong các hoạt động kinh doanh.

Đồng thời, các công ty công nghệ đang tăng cơ sở dữ liệu khách hàng bằng các sản phẩm kết nối dữ liệu khác nhau, cho phép người tiêu dùng tạo ra các trải nghiệm liền mạch.

   1. Các công ty công nghiệp bước vào giai đoạn đầu của kết nối kỹ thuật số

Trong thời đại 4.0, Internet vạn vật (IoT) và Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thể hiện vai trò rõ rệt trong việc nâng cao hiệu quả và thúc đẩy sản xuất vượt trội trong nền công nghiệp ngày nay.

Một trong những lợi ích chính của việc kết hợp với kỹ thuật số trong công nghiệp là quy trình bảo trì mang tính dự phòng, giải pháp này được Deloitte ước tính có thể hạ thấp chi phí bảo trì tới 40% vào năm 2025.

Đây cũng là công nghệ được Intel và HPE - hai nhà cung cấp hạ tầng công nghệ hàng đầu Thế Giới tăng cường nghiên cứu và ứng dụng với các doanh nghiệp trên toàn cầu.

Khi bước sang năm 2023, nhiều ngành nghề sẽ bắt đầu làm việc với robot và máy móc thông minh, những thứ được phát triển để giúp cho công việc trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Đó có thể là các thiết bị cầm tay thông minh giúp chúng ta nhanh chóng truy cập vào nguồn dữ liệu và tiếp cận với các khả năng phân tích chính xác.

Với các mục đích bảo trì hay sản xuất, các thiết bị này có thể cung cấp thông tin theo thời gian thực, hỗ trợ con người xác định mức độ nguy hiểm và nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

Chẳng hạn như các thiết bị kỹ thuật số có thể chỉ ra nơi nào có rò rỉ dây điện hoặc bộ phận quá nhiệt.

Các công ty công nghiệp trong lĩnh vực ô tô, năng lượng và xây dựng đã bắt đầu sử dụng các hệ thống kỹ thuật số trong quy trình sản xuất - vận hành của doanh nghiệp.

null
Chuyển đổi số có tiềm năng và vai trò rất lớn trong sản xuất thông minh.

Tính bảo mật dữ liệu cũng là yếu tố cốt lõi, do đó doanh nghiệp cần chuyển đổi số bởi giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua tính bảo mật công nghiệp.

Ngoài ra, ứng dụng các phần mềm kỹ thuật số trong công nghiệp sẽ giúp giảm lượng khí thải carbon và góp phần tạo dựng một môi trường làm việc an toàn cho nhân viên.

Các chuyên gia cho rằng có rất nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp để tăng hiệu quả với các giải pháp kỹ thuật số được áp dụng trong quy trình vận hành.

Bjoern Crombach, chuyên viên phần mềm công nghiệp cho biết:

“Đối với một nhà sản xuất ô tô, ứng dụng công nghệ có thể tự động hóa việc sắp xếp sơn và báo cáo lại khi nguồn cung sắp hết”.

Ông Bjoern Crombach cho biết thêm rằng các công ty công nghiệp đang yêu cầu phần mềm giúp quản lý các giai đoạn khác nhau trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của họ.

   2. Insurtech - Thế hệ tiếp theo của Fintech

Thuật ngữ Insurtech - công nghệ bảo hiểm được lồng ghép bởi Insurance (bảo hiểm) và Technology (công nghệ).

Với việc ứng dụng dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT),... các công ty bảo hiểm đã tạo nên một cuộc cách mạng làm thay đổi tận gốc cách vận hành của ngành bảo hiểm truyền thống.

Thế mạnh của Insurtech là giúp khách hàng tiếp cận bảo hiểm dễ dàng cùng nhiều lựa chọn được cá nhân hóa và trải nghiệm sử dụng tối ưu hơn.

Đặc điểm này phù hợp với thế hệ trẻ Việt Nam năng động, một thế hệ muốn tiết kiệm thời gian, chú trọng tính cá nhân và ưa dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng.

Các chuyên gia nhận định Insurtech làm thay đổi diện mạo thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Bởi công nghệ bảo hiểm đã làm thay đổi phương thức mua bảo hiểm, chăm sóc khách hàng và cho ra đời hàng loạt sản phẩm bảo hiểm phục vụ cho mọi nhu cầu trong đời sống con người.

Theo Việt Nam Fintech Report, trong vài năm gần đây, thị trường Insurtech Việt đón thêm rất nhiều công ty trong và ngoài nước tham gia vào cuộc chơi Insurtech.

Điển hình như PasarPolis, nền tảng công nghệ cung cấp bảo hiểm hàng đầu Indonesia, hiện là đối tác phân phối các sản phẩm bảo hiểm của các ứng dụng lớn tại Việt Nam.

PasarPolis cung cấp đa dạng các gói bảo hiểm từ xe cộ, thiết bị di động đến trễ chuyến bay và các gói bảo hiểm đáp ứng nhiều nhu cầu khác.

null
Dự báo thị trường công nghệ bảo hiểm sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và bùng nổ trong những năm tiếp theo.

Theo số liệu báo cáo từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, đến tháng 5/2022 tổng doanh thu thị trường bảo hiểm đạt gần 94,28 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 27,56 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1% so với năm trước đó.

Đặc biệt sau đại dịch COVID-19, người dân chuộng mua bảo hiểm trực tuyến và sử dụng các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm trực tuyến hơn.

Điều này đã khiến thị trường Insurtech trở nên càng hấp dẫn và nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Một cách phổ biến khác mà các công ty bảo hiểm cố gắng tiết kiệm tiền là sử dụng công nghệ máy học để xử lý các con số rủi ro.

Dự đoán tốt hơn giúp các công ty điều chỉnh chi phí và doanh thu, tuy nhiên cũng giống việc dựa vào nền tảng của bên thứ ba, dựa vào thuật toán và dữ liệu lớn cũng có thể có những cạm bẫy.

Đồng thời, các công ty Insurtech được khuyên nên đặt các điều khoản sử dụng “ngôn ngữ đơn giản” để người dùng có thể hiểu điều gì đang xảy ra với dữ liệu của họ.

   3. Công nghệ chăm sóc sức khỏe nhằm hướng đến ngành y tế thông minh

Theo Forbes cho biết, hiện công nghệ đã được ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe từ chăm sóc bệnh nhân, nghiên cứu lâm sàng đến phát triển y dược và bảo hiểm.

Công nghệ sẽ tạo cơ hội cho các bệnh nhân được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh thiếu lao động chăm sóc và chi phí chăm sóc ngày càng tăng cao ở Châu u và Hoa Kỳ.

Marie-Gabrielle Bui, nhân viên chuyên về công nghệ chăm sóc sức khỏe, cho biết:

“Dịch vụ chăm sóc sức khỏe đòi hỏi phải có công nghệ được tích hợp trong suốt quá trình chăm sóc liên tục. Bác sĩ và bệnh nhân có thể dễ dàng truy cập dữ liệu an toàn và tuân thủ quyền riêng tư trên khắp các địa điểm”.

Ví dụ: công nghệ chăm sóc sức khỏe giúp bệnh nhân tiểu đường theo dõi liên tục mức đường huyết của họ.

Đồng thời, các thiết bị này cũng sẽ cảnh báo họ khi mức đường huyết quá cao và lên lịch hẹn với bác sĩ cũng như theo dõi khi cần thiết.

null
Công nghệ góp phần hỗ trợ và nâng cao sức khoẻ con người.

Robot có giá trị ước tính 40 tỷ USD với ngành chăm sóc sức khỏe, với các lợi ích như có thể phân tích nhiều dữ liệu, từ hồ sơ y tế cho đến các công cụ cần dùng trong cuộc phẫu thuật.

Các cuộc phẫu thuật với sự hỗ trợ của robot còn được xem là có tính “xâm lấn tối thiểu”, vì thế bệnh nhân không cần thời gian để bình phục các vết thương lớn.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 379 bệnh nhân chỉnh hình cho thấy quy trình với robot có sự hỗ trợ của AI gây ra ít biến chứng hơn gấp năm lần so với các cuộc phẫu thuật chỉ có bác sĩ phẫu thuật.

Tuy nhiên việc ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến trong chăm sóc sức khỏe cũng có thể quá tốn kém đối với khu vực nông thôn, ít nhất trong giai đoạn đầu.

   4. Đám mây và AI được dùng trong lập kế hoạch nguồn lực và nhân sự tại doanh nghiệp

Leila Harestani, một nhân chuyên về công nghệ ERP và nhân sự cho biết.

“Các công ty trong các ngành đang tìm kiếm công nghệ để hợp lý hóa các chức năng nội bộ như hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và nguồn nhân lực (HR)”.

Với ERP, một trong những xu hướng lớn nhất là dùng điện toán đám mây để triển khai các hoạt động của doanh nghiệp.

Trong đó phần mềm sẽ được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp và được truy cập thông qua trình duyệt Website.

Với phương pháp này, chi phí thường thấp hơn so với phần mềm tại chỗ được cài đặt cục bộ trên máy tính của công ty hoặc các máy chủ.

ERP đám mây không yêu cầu hệ thống cơ sở hạ tầng mạng, máy chủ dữ liệu, máy chủ sao lưu và đội ngũ IT, chính vì vậy mà các chi phí này đã được lược bỏ.

Vì thế, ERP đám mây phù hợp với doanh nghiệp mới thành lập, có quy mô vừa và nhỏ với nguồn vốn ban đầu còn hạn chế.

Các phần mềm ERP đám mây hiện nay đều ứng dụng mã nguồn mở, cho phép nhà cung cấp tự do nghiên cứu, phát triển, tùy chỉnh và cải tiến mọi lúc, mọi nơi.

Chính vì vậy, Cloud ERP sẽ là giải pháp tối ưu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mong muốn mở rộng quy mô.

null
Chi phí đầu tư dành cho một hệ thống Cloud ERP thường thấp hơn nhiều so với các hệ thống cài đặt tại chỗ.

Theo Harestani, trong lĩnh vực nhân sự AI rất hữu ích cho việc tuyển dụng, lựa chọn nhân tài và có thể giúp tăng sự gắn kết giữa các nhân viên.

Theo khảo sát của LinkedIn, năm 2020, 56% công ty nhân sự đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tuyển dụng nhân tài và con số này được dự báo tăng lên 77% vào năm 2023.

Tại Thụy Điển, một robot có tên là Tengai được thiết kế để thực hiện các cuộc phỏng vấn không thiên vị theo cách "con người" nhất có thể.

null
Nhà tuyển dụng “ảo” Tengai nhận được nhiều sự chú ý.

HireVue và Pymetrics, 2 nền tảng tuyển dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đã sử dụng dữ liệu hành vi thu thập được từ các cuộc phỏng vấn để đánh giá năng lực ứng viên dưới hình thức trò chơi hoặc video.

Các trò chơi dựa trên nền tảng AI sẽ chú trọng vào đánh giá hành vi ứng viên thay vì sử dụng các bảng câu hỏi hay quét sơ yếu lý lịch như trước đây.

Từ đó, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong tuyển dụng nhân sự sẽ giúp các doanh nghiệp tìm được những ứng viên sáng giá nhất.

Kết luận:

Công nghệ mới nổi trong các ngành công nghiệp, công nghệ bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe và lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp đang cho phép sự trao đổi dữ liệu thông qua các chuỗi giá trị.

Với nhu cầu đối với các giải pháp này, các công ty lớn và công ty tư nhân đang “săn lùng” các thương vụ mua lại để tăng thị phần của họ trong các ngành dọc.