Video quảng cáo ngắn hơn, thói quen mua hàng trên mạng xã hội và sự thiếu trung thành với thương hiệu.

Tất cả những xu hướng này sẽ thúc đẩy một số ngành phát triển - đặc biệt là khi sức chi tiêu của Gen Z tăng lên.

Ngoài ra, những thay đổi trong dịch vụ tài chính, quảng cáo và mạng xã hội sẽ tạo thành các xu hướng hàng đầu trong năm 2023.

   1. Thế hệ Gen Z trở thành khách hàng trọng tâm trong ngành dịch vụ tài chính

Khác với thế hệ 7x – 8x, thay vì chú trọng vào tích lũy tài sản thì Gen Z đang nổi lên như những nhà đầu tư tiềm năng với quan điểm “tiền đẻ ra tiền”.

Họ không ngừng tìm kiếm cơ hội để gia tăng thu nhập nhằm sớm đạt được cột mốc tự do tài chính trong tương lai.

Báo cáo của Bank of America Research chỉ ra rằng tình hình tài chính và sự nghiệp của Gen Z sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.

Sau đại dịch COVID-19, tương tự thế hệ Gen Y từng chịu ảnh hưởng của cuộc Đại suy thoái vào cuối thập niên 2000.

Dưới ảnh hưởng của thời cuộc cũng như học hỏi từ các thế hệ trước, Gen Z có suy nghĩ về tiền bạc và các mục tiêu tài chính một cách chủ động hơn.

Trước những áp lực đó, Gen Z đã biết cách tận dụng ưu thế của xã hội hiện đại để học hỏi những kiến thức, công cụ về tài chính cá nhân, quản lý tiêu dùng, đầu tư thông minh,...

Gen Z sớm phát triển các tư duy hiện đại về tài chính, điều này khiến cho họ hình thành tư tưởng kiếm tiền và đầu tư từ rất sớm.

null
Do được tiếp xúc với công nghệ từ khá sớm và sự xuất hiện của nhiều dịch vụ tài chính đã khiến Gen Z tập trung vào đầu tư tài chính khá sớm.
Theo một khảo sát của SingSaver – một nền tảng nghiên cứu tài chính vào tháng 9/2020, có đến 85% Gen Z tham gia đã chia sẻ rằng họ bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi từ trước năm 22 tuổi.

Trong khi đó, chỉ có 41% Gen Y làm được điều tương tự ở độ tuổi này.

Thế hệ Gen Z cũng là nhóm người sẵn sàng chấp nhận rủi ro để rút ra những bài học hữu ích, từ đó tích lũy kinh nghiệm cho những khoản đầu tư tiếp theo.

Hơn thế nữa, Gen Z không chỉ đi một mình, mà còn đi cùng nhau.

Với ngày càng nhiều cộng đồng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đầu tư xuất hiện, góp phần tạo nên nền tảng để Gen Z thêm tự tin trong việc “chi tiền”.

Một bộ phận sẽ ưu tiên tìm kiếm phương thức đầu tư mang lại lợi nhuận ổn định, rủi ro thấp như gửi tiết kiệm online, mua bảo hiểm nhân thọ,...

Trong khi đó, với những ai có ưa thích đầu tư mạo hiểm có thể sẵn sàng đầu tư vào những kênh đầu tư tài chính mới như cổ phiếu, trái phiếu, Crypto, Blockchain,…

Thế hệ này không chỉ trông chờ thu nhập đến từ tiền lương mà còn sử dụng những kỹ năng, hiểu biết của mình về công nghệ để tạo nên giá trị cho bản thân cả về tinh thần và vật chất.

   2. Sự chú ý ngắn trở thành xu hướng video quảng cáo ngắn

Sự bùng nổ của Tiktok và các phiên bản Instagram Reel, Youtube Short trong vài năm qua khẳng định xu hướng quảng cáo video ngắn đang thống lĩnh thị trường.

Nguyên nhân chính là do người tiêu dùng ngày càng có ít sự kiên nhẫn đối với các video dài.

Thời gian chú ý ở thế hệ trẻ chỉ có thể kéo dài từ 5 - 6 giây.

Do đó các thương hiệu cần phải tạo ra bố cục nội dung của video trong thời gian ngắn nhất có thể trong một câu chuyện để cuốn hút người xem.

Theo nghiên cứu, Instagram vẫn là nền tảng thống trị các thương hiệu bởi:

Instagram có 1,5 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày (và hơn 2 tỷ hàng tháng)

Số lượng người tại đây đã tăng thêm 220 triệu người dùng từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2022.

62% người dùng Instagram cho biết họ sử dụng nó để nghiên cứu thương hiệu và sản phẩm (Facebook đứng thứ 2 với 55%)

Đây là ứng dụng ưa thích của những người từ 16 đến 24 tuổi.

Chính vì lẽ đó ngày càng nhiều thương hiệu hướng tới việc tạo ra các quảng cáo ngắn nhưng cực kỳ hấp dẫn để đánh bại nút “bỏ qua” đáng sợ trên YouTube.

null
Video dạng ngắn sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2023.

Theo khảo sát, có 90% nhà tiếp thị đang sử dụng short-form video cho hoạt động tiếp thị và con số này sẽ tiếp tục tăng vào năm tới.

Bên cạnh đó, 21% marketer có kế hoạch tận dụng video dạng ngắn lần đầu tiên vào năm 2023.

Xu hướng này được xuất phát do mức độ tập trung xem quảng cáo của người dùng đã giảm, khiến thời lượng thu hút sự chú ý của đối tượng khách hàng với quảng cáo bị rút ngắn đi.

So với quảng cáo dạng tĩnh như text ads, image ads… thì video ads ngắn có thể nhanh chóng khơi dậy sự quan tâm của người tiêu dùng hơn.

Bên cạnh đó, video cũng thuận tiện hơn trong việc lan tỏa và phổ biến, mọi người thường có xu hướng chia sẻ video nhiều hơn so với những loại hình khác.

   3. Gen Z - Thế hệ linh động trong hành vi mua sắm

Người tiêu dùng Gen Z sẽ sớm chiếm đến 30% số lượng khách hàng mua sắm.

Tuy nhiên thế hệ này lại hiện có rất nhiều khác biệt trong hành vi mua của mình.

Và điều này cũng được dự báo sẽ tạo ra nhiều thách thức lớn cho các Marketer trong công cuộc tiếp cận, tương tác cũng như giành lấy trái tim của họ.

Gen Z ngày càng chi tiêu cho việc mua sắm nhiều hơn

Theo một số nghiên cứu cho thấy, đa số mục đích chính của thế hệ Gen Z khi mua sắm phần lớn không phải là công dụng và lợi ích của sản phẩm.

Mà hành vi này được cho là được dùng để thể hiện, khẳng định chính bản thân và định hình phong cách sống với xã hội.

Họ coi niềm vui ngắn hạn trước mắt này là mục đích chính.

Là những người thích trải nghiệm và khám phá những điều mới lạ, Gen Z được cho là những người tiêu dùng không đề cao tính chung thủy và gắn bó với các thương hiệu của các doanh nghiệp lâu dài.

Điều này đã tạo ra một thách thức cho các doanh nghiệp khi mà lượng khách hàng tiềm năng của họ luôn có xu hướng luôn thay đổi các sản phẩm mới.

Cùng với đó là Gen Z thích khám phá những tính năng mới, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn bắt trend kịp thời và liên tục cập nhật các xu thế.

Họ cần không ngừng thay đổi nhằm đa dạng hóa các danh mục sản phẩm của mình, để có thể thích nghi kịp thời với nhu cầu của người tiêu dùng.

null
Doanh nghiệp cần phải biết “lắng nghe” và “thấu hiểu” đối tượng nhóm khách hàng dễ thay đổi này.

Người dùng Internet thuộc thế hệ Gen Z có khuynh hướng khá độc lập và đề cao tiếng nói riêng.

Chính vì vậy việc cho phép họ chia sẻ suy nghĩ lên trên các kênh truyền thông của doanh nghiệp là một bước đi tương đối đúng đắn để gây dựng nên mối quan hệ với họ.

Trên thực tế, có đến 76% khách hàng Gen Z nói rằng họ muốn các thương hiệu có thể phản hồi lại bình luận và xem khả năng phản hồi này chính là chìa khóa để xác định tính xác thực của một thương hiệu nào đó.

Có 41% người thuộc thế hệ này đã đọc ít nhất là 5 đánh giá trực tuyến trước khi quyết định mua hàng.

   4. Doanh nghiệp hướng đến xây dựng sự trung thành của khách hàng

Lòng trung thành của khách hàng xuất phát từ sự tin tưởng vào thương hiệu.

Họ sẽ sẵn sàng quay trở lại mua các sản phẩm/dịch vụ một khi họ đã đặt niềm tin ở đó.

Xây dựng lòng tin, sự trung thành nơi khách hàng là chìa khóa để tăng trưởng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu và giúp doanh nghiệp có vị trí vững vàng trên thị trường.

Doanh nghiệp thường tập trung vào việc thu hút khách hàng mới như một cách tăng doanh số nhưng nguồn doanh số được tạo ra rõ ràng nhất lại đến từ khách hàng trung thành.

Có đến 80% doanh thu của một doanh nghiệp đến từ 20% lượng khách hàng trung thành của họ, theo khảo sát của Gartner Group.

Chính con số này đã chứng minh rằng một doanh nghiệp muốn vững mạnh thì không chỉ dựa vào việc thu hút khách hàng mới mà quan trọng hơn là xây dựng một nguồn thu bền vững từ khách hàng trung thành của mình.

null
Khách hàng trung thành sẽ là người luôn tin tưởng và thường xuyên quay lại mua sắm.

Xây dựng lòng trong thành với khách hàng cần sự kết nối cảm xúc mà thương hiệu xây dựng thông qua việc thấu hiểu sở thích, hành vi tiêu dùng, nhu cầu của khách hàng,... một cách liên tục và nhất quán.

Như Shopee Mall, mặc dù đang dẫn đầu về lượng người truy cập Website.

Nhưng gần đây Shopee Mall vẫn cho ra đời “Chương trình Khách Hàng Thân Thiết” để các thương hiệu có thể chủ động xây dựng mối quan hệ với khách hàng của mình trên Shopee tốt hơn.

Các thương hiệu có thể tùy chỉnh chương trình khuyến mãi của mình sao cho phù hợp với người mua sắm, bao gồm quà tặng dành cho khách hàng mới, hạn mức thành viên và điểm khách hàng thân thiết.

Nhờ đó người mua vừa tiết kiệm được nhiều hơn nhờ các chương trình khách hàng thân thiết và thương hiệu lại thúc đẩy được doanh số bán hàng.

Khi có một lượng khách hàng trung thành nhất định sẽ giúp các thương hiệu có thể vượt lên trên đối thủ cùng ngành.

Bởi vì khách hàng trung thành sẽ sẵn sàng tiếp tục mua sản phẩm/dịch vụ bởi những điểm khác biệt của thương hiệu.

   5. Xu hướng bán lẻ vượt ngoài thương mại điện tử

Xu hướng ngành bán lẻ trên Thế Giới đang trải qua 5 giai đoạn: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, e-commerce (Thương mại điện tử), online to offline (thu hút khách hàng tới các cửa hàng).

Trong khi đó, Internet vạn vật (IoT) hiện kết nối hơn 11 tỷ sản phẩm hàng ngày qua các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, TV và xe hơi khiến online to offline phát triển hơn nữa.

Với công nghệ IoT, việc kinh doanh ngành bán lẻ dễ dàng và tiện lợi hơn bằng cách thu thập thông tin người tiêu dùng cả online và tại cửa hàng,

Từ đó cho phép thương hiệu được gửi thông điệp tiếp thị liên quan và phù hợp đến khách hàng của mình.

Đây chính là mức độ cá nhân hóa gia tăng trong ngành bán lẻ.

Theo Jacqueline Baker, Giám đốc Trải nghiệm của VMLY&R Commerce, sau đại dịch COVID-19 thị trường tiếp tục chứng kiến người tiêu dùng mua hàng khá nhiều tại các cửa hàng.

Tuy nhiên, vai trò của các cửa hàng đối với mua sắm đã thay đổi.

Ngoài mục đích mua sắm những thứ thiết yếu hàng ngày, các cửa hàng đóng vai trò như một phòng trưng bày để lấy cảm hứng và bán lẻ.

null
Các cửa hàng phục vụ mục đích xúc giác và khơi dậy các giác quan, mang lại niềm vui cho người mua sắm.

Hiện nay trên thế giới, các cửa hàng của những thương hiệu lớn không đơn giản chỉ là nơi trưng bày hàng hoá.

Chúng còn được đầu tư công nghệ nhằm tăng thêm tính trải nghiệm cho người dùng, cung cấp thông tin về xu hướng, màu sắc mới nhất,…

Những trải nghiệm này cũng tạo nên một câu chuyện hấp dẫn mà người tiêu dùng sẽ luôn nhớ đến và hào hứng hơn khi chia sẻ với nhau.

   6. Quyền riêng tư của khách hàng được doanh nghiệp bảo vệ nghiêm ngặt

Nghiên cứu điểm chuẩn về quyền riêng tư dữ liệu (Data Privacy Benchmark Study) năm 2022 của Cisco đã khảo sát hơn 4.900 chuyên gia trên 27 khu vực địa lý.

Kết quả chỉ ra rằng 90% đơn vị tham gia khảo sát trên toàn Thế Giới xem quyền riêng tư khách hàng là một yêu cầu kinh doanh bắt buộc.

Điều này cho thấy quyền riêng tư khách hàng là vấn đề hết sức quan trọng.

Con số này không quá cao so với ở Việt Nam vì 89% phản hồi tại Việt Nam cũng đồng tình với quan điểm này.

Cuộc khảo sát được thực hiện hàng năm trên toàn cầu với mục tiêu đánh giá các hoạt động về quyền riêng tư tại doanh nghiệp về tác động của quyền riêng tư đối với các tổ chức và quan điểm của họ đối với quyền riêng tư dữ liệu.

null
Hầu hết các doanh nghiệp trên toàn cầu đồng tình về quan điểm bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng.

Kết quả khảo sát năm nay cho thấy các tổ chức đã ghi nhận những lợi ích hữu hình từ việc ưu tiên và đầu tư vào quyền riêng tư.

Có khoảng 93% người tham gia khảo sát ở Việt Nam cho biết khách hàng sẽ không mua hàng nếu dữ liệu của họ không được bảo vệ đúng cách

Cùng với 95% khách hàng cho rằng các chứng nhận về quyền riêng tư của doanh nghiệp rất quan trọng trong quá trình mua sắm của họ.

Bà Lương Thị Lệ Thủy - Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam cho biết.

“Quyền riêng tư là quyền cơ bản của con người và chúng tôi cần tính bảo mật và minh bạch để bảo vệ quyền đó. Việc các tổ chức đang tập trung nhiều hơn vào kinh doanh thật đáng khích lệ”.

Kết luận

Khi xã hội phát triển và khách hàng đang có nhiều lựa chọn mua hàng hơn bao giờ hết thì việc chinh phục lòng trung thành của khách hàng ngày càng khó hơn.

Thương hiệu cần có chiến lược bài bản để tạo ra giá trị và kết nối với khách hàng tại mọi “điểm chạm” trên hành trình mua sắm.

Hãy đảm bảo Doanh nghiệp luôn đặt khách hàng là trọng tâm trong mọi chiến dịch, cam kết đem lại charketingất lượng sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời và trải nghiệm tích cực cho khách hàng.