Theo báo cáo của Business of Fashion, mặc dù ước tính về mức độ đóng góp của thời trang đối với cuộc khủng hoảng khí hậu là khác nhau, cơ quan ngành Thời trang Toàn cầu (GFA) và công ty tư vấn McKinsey & Company đã phân loại nó đóng góp khoảng 4% tổng lượng khí thải toàn cầu.
Phân tích cho thấy chỉ riêng sản xuất nguyên liệu thô đã chiếm 38% tổng lượng khí thải của ngành công nghiệp thời trang.
Vào năm 2018, con số đó tương đương với khoảng 800 triệu tấn carbon dioxide.
Vì vậy, thời trang đang tham gia cùng nhiều ngành công nghiệp khác để nỗ lực mang đến sự bền vững cho toàn cầu.
Chạy đua đến các mục tiêu giảm khí thải nhà kính trong thập kỷ hiện tại và xử lý những hệ quả của quá trình sản xuất như chất thải, nguồn nước cũng như những tác động tiêu cực về mặt xã hội khi truy xuất nguồn gốc kém.
Hermès “nã” phát súng đầu tiên cho sự thay đổi bằng một tuyên bố và mở đường cho sự phá vỡ các lối mòn truyền thống
Các thương hiệu đang theo đuổi các sáng kiến như vải dệt tái chế, bông tái sinh, da làm từ nấm, vải làm từ tôm, bã cà phê, tảo,...
Hermès là thương hiệu xa xỉ tự hào với bề dày di sản và kỹ nghệ thủ công truyền thống, và cũng là thương hiệu xa xỉ hàng đầu trong việc phát triển vật liệu thuần tự nhiên cho những chiếc túi biểu tượng của nó.
Năm 2021, Hermès hợp tác với MycoWorks, một công ty khởi nghiệp ở California để sản xuất ra một loại nấm thay thế chất liệu da.
Đối với một số công ty, hành động này báo hiệu một sự thay đổi triệt để cho ngành công nghiệp thời trang trong thời gian tới.
Thời trang từ lâu đã dựa vào cùng một nhóm nguyên liệu - polyester, len, bông và da - để sản xuất quần áo, giày dép và phụ kiện. Toàn bộ chiến lược thiết kế, chuỗi cung ứng và sản xuất của các công ty đều được xây dựng dựa trên những vật liệu này.
Hermès “nã” phát súng đầu tiên cho sự thay đổi bằng một tuyên bố chiến lược và mở đường cho sự phá vỡ các lối mòn truyền thống.
Các thương hiệu thời trang đồng loạt chuyển đổi
Dẫn đầu trong cuộc chuyển đổi thời trang bền vững phải kể đến nhà thiết kế Stella McCartney và thương hiệu cùng tên của cô. Họ đang làm việc độc quyền với Bolt Thread để sáng tạo và sử dụng vật liệu mới - mylo.
Trong khi Ecovative, một công ty về vật liệu khác có trụ sở tại New York đã thành lập một hợp tác thời trang với nhà bán lẻ thời trang Đan Mạch – Bestseller – và công ty mẹ PVH của thương hiệu Tommy Hilfiger để đạt được quy mô sản xuất cho thị trường đại chúng.
Gucci đã phát triển loại da thuần chay của riêng mình có tên là Demetra, được sử dụng trong một mẫu giày thể thao Ace vào tháng Sáu và hiện đã sẵn sàng để sản xuất trữ lượng lớn cho ngành công nghiệp thời trang từ đầu năm nay.
Adidas đã tuyên bố loại bỏ polyester nguyên chất và sử dụng các nguồn tài nguyên tái chế để làm vải thay thế.
Công ty thời trang ngoài trời, Timberland của Mỹ đã cam kết tìm nguồn bông, da, len và cao su từ các trang trại tái sinh, tập trung vào quản lý đất đai có trách nhiệm và các kết quả sinh thái tích cực.
Thương hiệu Ganni của Đan Mạch cam kết loại bỏ hoàn toàn chất liệu da động vật tự nhiên trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon.
Thời trang trở nên bền vững đòi hỏi các khoản đầu tư trị giá hàng tỷ đô và nhiều cam kết sâu hơn, dài hạn hơn về quy mô
Material Innovation Initiative ước tính thị trường bán lẻ cho các vật liệu thay thế sáng tạo cho vật liệu làm từ da động vật tự nhiên, chẳng hạn như da từ thực vật, sẽ trị giá 2,2 tỷ USD vào năm 2026.
Đó sẽ là một chi phí rất lớn để đầu tư và một hành trình dài để các thương hiệu trải qua quá trình từ R&D đến sản xuất và sản xuất ở quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và sự cạnh tranh cũng tăng cao không kém.
Ông Gavin McIntyre, đồng sáng lập và giám đốc kinh doanh của Ecovative, cho biết: “Nếu bạn muốn tạo ra tác động tích cực và rộng rãi trên hành tinh, bạn phải cung cấp các vật liệu cạnh tranh cả về chi phí và hiệu suất với các công ty vật liệu hiện có”.
Trong khi dư luận xung quanh sự xuất hiện của các vật liệu mới đang giúp các công ty và thương hiệu đạt được sức hút, thì vốn bổ sung trị giá hàng tỷ đô la và sự đổi mới hơn nữa là cần thiết để đạt được quy mô công nghiệp.
Cho phép các vật liệu thay thế cạnh tranh trong một hệ thống được thiết kế để tối đa hóa tăng trưởng kinh doanh và lợi nhuận, thay vì chỉ phục vụ mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Các nhà đổi mới vật liệu - từ những người tái chế dệt may đến những người trồng sợi nấm - cần có vốn trả trước để xây dựng năng lực, và các thương hiệu có thể hỗ trợ sự tăng trưởng này thông qua các khoản đầu tư cổ phần thiểu số hoặc bằng cách đưa ra các cam kết mua dài hạn.
Nguồn: Lofficielvietnam