Web3 (còn được gọi là Web3.0), là thế hệ thứ ba của các dịch vụ Internet kết nối dữ liệu với nhau theo cách phi tập trung để mang lại trải nghiệm người dùng nhanh hơn và được cá nhân hóa hơn.
Web3 được xây dựng bằng trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và Web ngữ nghĩa (Semantic Web), đồng thời sử dụng hệ thống bảo mật Blockchain để giữ cho thông tin được an toàn và bảo mật.
Web3 là phiên bản nâng cao của Web2, hứa hẹn sẽ linh động hơn với tính tương tác cao hơn, thay đổi về cấu trúc để nâng cao trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Theo Tim Berner-Lee, người phát minh ra Web1, giải thích rằng thuật ngữ Web3 có nghĩa là một trang Web dựa trên dữ liệu không chỉ con người mà cả máy móc đều có thể xử lý được.
Thế hệ Web3 mở ra một kỷ nguyên mới, giúp loại bỏ những rào cản từ Web2 và là nơi mà quyền lực được trao cho người dùng với khả năng hỗ trợ chuyển giao giá trị một cách không phụ thuộc.
Blockchain và NFT - Sự kết hợp hoàn hảo của Web3
Giống như hầu hết các xu hướng điện toán ngày nay, phần lớn công nghệ nền tảng của Web3 dựa trên chuỗi Blockchain.
Theo chị Min Nguyễn - Co-Founder Web3 Insider chia sẻ tại chương trình “Xu hướng ứng dụng Web3 trong doanh nghiệp”.
Công nghệ Web3 được hình thành trong quá trình quá độ của công nghệ, mà trước đó đã có 2 công nghệ được hình thành là Blockchain và NFT.
Blockchain được hình thành trên 4 yếu tố.
- Decentralize (phi tập trung hóa)
- Transparency (tính công khai, minh bạch)
- Security (tính bảo mật)
- Immutable (sự bất biến của data)
Do đó, Blockchain giúp loại bỏ rủi ro về việc dữ liệu bị giả mạo, tấn công và gian lận
Cùng với đó là sự “góp mặt” của công nghệ NFT nhằm giải quyết các vấn đề của Blockchain mà chưa thể tối ưu hoá được.
“Công nghệ NFT sẽ có một số những các đặc tính cơ bản bao gồm: tính duy nhất, tính sở hữu, tính không thể phân tách, chị Min Nguyễn - Co-Founder Web3 Insider nói”.
Ngoài ra còn có các đặc tính khác như tính khan hiếm, khuyến khích người dùng giao dịch trên các nền tảng kỹ thuật số,…
Nhiều người coi tiền ảo là sự lãng phí của công nghệ, phá hủy môi trường nhưng thực tế nó đang giúp ích cho nhiều đối tượng.
NFT cho phép chúng ta mua bán hàng hóa kỹ thuật số một cách nhanh chóng, an toàn như bán bản sao kỹ thuật số của một trò chơi PC mua trên Steam.
Đối với nghệ sĩ, họ không cần nhờ cậy đến nền tảng tập trung như Spotify để bán tác phẩm.
Các NFT có thể cho phép người dùng hiển thị các mặt hàng kỹ thuật số cho những người dùng khác, giúp tạo và duy trì danh tính kỹ thuật số duy nhất của họ.
Chúng cũng có thể dùng NFT phục vụ các mục đích khác, chẳng hạn như củng cố nhiều quy trình chính trong các trò chơi trực tuyến.
Lợi ích khác của NFT là tính bảo mật, ẩn danh cao khi người dùng đăng nhập.
Hilary Carter, Phó chủ tịch nghiên cứu tại Quỹ Linux, người đã dành ba năm tại Viện Nghiên cứu Blockchain ở Toronto, Canada cho rằng:
“Đơn giản là Web3 thậm chí không thể tồn tại nếu không có sự đổi mới từ Blockchain”.
Con đường này không hề dễ dàng, vì công nghệ thường xuyên bị loại bỏ vì một số thất bại ban đầu.
Nhưng những thất bại đó đã thúc đẩy sự đổi mới để giải quyết các vấn đề về quy mô.
Các vấn đề xung quanh quy mô và tính bền vững trong phạm vi Blockchain của vài năm trước đã được giải quyết trong những năm tiếp theo và đó chính là sự cải tiến của hệ sinh thái Blockchain.
Có thể khẳng định rằng, Blockchain là một phần quan trọng của Web3 và các dự án phát triển trên Blockchain đều đang hướng tới Web3.
Web3 dựa trên ý tưởng về một mô hình “không tin cậy” vì thế Blockchain là một công nghệ quan trọng đằng sau Web3.
Ngoài tính minh bạch và tính bất biến, công nghệ Web3 dựa trên Blockchain còn mang lại cho người dùng cảm giác sở hữu tốt hơn.
Web3 còn cho phép người dùng sở hữu dữ liệu của họ, bỏ qua bất kỳ bên trung gian nào cho mỗi phần dữ liệu được tạo ra.
Web3 là một hệ thống Web độc lập, phi tập trung và tự trị hơn, quyền lực được trao lại cho số đông và sự phụ thuộc vào hệ sinh thái tập trung giảm đến mức tối thiểu.
Được xây dựng và phát triển trên nền tảng công nghệ Blockchain, Web3 được định nghĩa là thế hệ tiến bộ tiếp theo của Web trên nền tảng Internet
Web3 là nền tảng được thừa hưởng những lợi ý của Blockchain và NFT.
Tuy nhiên, Web3 nổi trội hơn với đặc tính ownership ( tính sở hữu) và cộng hưởng các công nghệ khác như: AI, Đồ thị liên thông, Đồ họa 3D.
Lấy ví dụ phiên bản Web3 của Twitter hiện nay.
Twitter sẽ cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn với các bài đăng và giúp việc xác minh danh tính dễ dàng hơn.
Vì vậy, việc ai đó thích, giả mạo danh tính của người dùng sẽ khó hơn nhiều vì chúng ta có bằng chứng dựa trên mật mã cho biết ai đó đã làm điều này và người sở hữu mới có thể làm được.
“Chúng ta có thể có những yếu tố lớn hơn như tự do ngôn luận, có nghĩa là hệ thống sẽ không có những nhân viên Twitter hoạt động như những người gác cổng vào hệ thống", Gavin Wood - đồng sáng lập Ethereum nói.
Sự dịch chuyển của user vào Web3 trong ngành Game
Thay thế vai trò của các nhà phát hành game Web 2, mà không gây ra sự mất cân bằng quyền lực như thực trạng ngành công nghiệp game hiện tại.
Những phương pháp mới đã hỗ trợ việc phát hành và duy trì sự kiểm soát trong việc sáng tạo nội dung.
Vấn đề này đang châm ngòi cho một làn sóng chuyển dịch các tài năng từ Web 2 sang không gian Web3.
Một số studio có tiếng đã bắt đầu chuyển hướng sang GameFi bằng cách nhân bản trò chơi di động đã phát hành thành công trước đó thành một phiên bản mới có tích hợp Blockchain.
GameFi là sự kết hợp giữa từ trò chơi (game) và tài chính (finance), GameFi đề cập đến các trò chơi Blockchain chơi để kiếm tiền, cung cấp các hoạt động kinh tế cho người chơi.
Hệ sinh thái GameFi sử dụng tiền mã hóa, token không thể thay thế (NFT) và công nghệ Blockchain để tạo ra một môi trường trò chơi ảo.
Thông thường, người chơi có thể kiếm phần thưởng trong trò chơi bằng cách hoàn thành nhiệm vụ, chiến đấu với những người chơi khác và tiến bộ qua các cấp độ trò chơi khác nhau.
Họ cũng có thể chuyển tài sản của mình ra bên ngoài trò chơi để giao dịch trên các sàn giao dịch tiền mã hóa và thị trường NFT.
Các dự án GameFi khác nhau thường vẫn sẽ có một số điểm tương đối giống nhau.
Các vật phẩm trong game như hình đại diện, lãnh thổ, y phục, vũ khí, vàng, token và vật nuôi được thể hiện dưới dạng là các NFT.
Điều này nhằm chứng minh quyền sở hữu các đối tượng kỹ thuật số này.
Đa số trường hợp, tài sản trong game là NFT chạy trên Blockchain, nghĩa là chúng có thể được giao dịch trên NFT marketplace.
Mỗi dự án GameFi sẽ áp dụng một mô hình và nền kinh tế trò chơi (game economy) khác nhau.
Người chơi nhận được những vật phẩm này bằng cách chơi game và có thể giao dịch chúng trên các sàn thương mại điện tử NFT để kiếm lợi nhuận hoặc đổi lấy Crypto, sau đó có thể đổi thành fiat.
GameFi cho phép việc gọi vốn trực tiếp và độc lập hơn từ các VC, Gaming Guild, người chơi và người hâm mộ.
Bên cạnh đó là sự đa dạng hóa các phương pháp tiếp cận thị trường cho các studio game thông qua việc mở bán token, bán NFT, hệ thống scholarship,...
Đi cùng với đó, các nhà phát triển cũng phải kiếm lợi nhuận trong bối cảnh chi phí duy trì server ngày một lớn.
Trước đây, thời gian xử lý server còn chậm, phí giao dịch lớn gây ảnh hưởng đến việc tạo ra các game mới.
Rất may là những dự án Blockchain dành riêng cho NFT với nhu cầu lớn đã xuất hiện.
Với những ai đam mê công nghệ trong lĩnh vực game thì cái tên Axie Infinity sẽ không quá xa lạ.
Mặc dù Startup Axie Infinity không phải là người đầu tiên ứng dụng công nghệ Blockchain hay NFT vào sản phẩm game của mình.
Những lại là Startup tạo ra xu hướng GameFi và vẫn đang thuộc “hàng top” các game dẫn đầu trên GameFi.
Vào tháng 1/2022, Axie Infinity đạt 3 triệu user - một con số khá khiêm tốn với Startup ra mắt vào năm 2018.
Thế nhưng, total trading volume - chỉ số dựa trên việc trao đổi buôn bán các vật phẩm NFT trong game của Axie Infinity tại thời kỳ đỉnh điểm đạt 8 triệu USD/ngày.
Số lượng các dự án GameFi đã bùng nổ vào năm 2021 và có thể sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
Tính đến tháng 03/2022, có hơn 1400 trò chơi Blockchain được liệt kê trong DappRadar.
GameFi vẫn sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh cùng với công nghệ Blockchain.
Khả năng sở hữu tài sản trong trò chơi và kiếm tiền từ nó khiến GameFi trở nên rất hấp dẫn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Theo DappRadar, các dự án thuộc lĩnh vực Web3 đã huy động được hơn 300 triệu USD chỉ trong tháng 7, dẫn đầu bởi các tay chơi lớn nổi tiếng trong ngành như Animoca Brands.
Năm nay, các dự án GameFi đã nhận được mức đầu tư vượt trội hơn so với các lĩnh vực nổi bật một thời như công cụ giao dịch và cho vay.
Đáng chú ý, 48% trong số các khoản đầu tư này được thực hiện ở vòng Seed Round.
Tất cả nguồn tài trợ này tạo ra những mảnh đất màu mỡ cho việc ươm mầm các dự án trò chơi và cơ sở hạ tầng Web3 mới.
Các thương hiệu tên tuổi đã đạt những dấu ấn bằng các sản phẩm NFT
Ngoài khả năng tạo ra các sản phẩm kỹ thuật số và tiện ích mở rộng thương hiệu, NFT cũng cung cấp cho các thương hiệu rất nhiều ứng dụng khi nói đến Marketing.
Đối với người mới bắt đầu, NFT cho phép xác nhận quyền tác giả và xuất xứ, điều mà khá khó để thực hiện trong Digital Marketing ngày nay.
Ứng dụng NFT cho phép các Marketer truy cập và kiểm tra nguồn gốc và lịch sử mọi giao dịch đã được thực hiện.
Các thương hiệu có thể tạo nội dung Marketing mà không lo bị đánh cắp hoặc sao chép, giúp giảm thiểu nguy cơ gian lận.
NFT cũng cung cấp giải pháp bảo vệ bản quyền cho các tác tác phẩm kỹ thuật số.
Ngay cả khi tác phẩm đã được bán, thông tin tác giả vẫn được lưu trữ trong dữ liệu.
Việc sử dụng NFT trong giai đoạn đầu của các chiến Marketing có thể mang lại cho thương hiệu các giải pháp PR hiệu quả.
Mặc dù NFT chưa thực sự phổ biến, nhưng trong tương lai ứng dụng NFT gắn liền với thương hiệu là điều không thể bỏ qua.
- Lay’s - Ra mắt bức tranh NFT “Chia sẻ nụ cười với Lay’s”
Lay’s - Thương hiệu khoai tây chiên của PepsiCo đã hợp tác với nền tảng tài sản kỹ thuật số Project Ark ở Romania, cho ra mắt một bức tranh NFT vào đầu tháng 9/2021.
Với tiêu đề “Share smiles with Lay’s” (Chia sẻ nụ cười với Lay’s), bức tranh được tạo nên với hơn 3000 bức ảnh ghi lại nụ cười của mọi người trên khắp Thế Giới.
Bức ảnh NFT của Lay’s đã thu về hơn 300.000 USD từ phiên đấu giá.
Số tiền đấu giá thu được sẽ quyên góp cho bốn tổ chức phi lợi nhuận hoạt động về giáo dục, hệ sinh thái và xã hội của Romania.
- Taco Bell - Bộ sưu tập NFT “Bánh Taco biến hình”
Vào tháng 3/2021, thương hiệu bán Taco nổi tiếng Taco Bell đã công bố bộ sưu tập NFT mang tên “Transformative Taco” (Bánh Taco biến hình).
Tổng cộng 25 NFT trong bộ sưu tập đã được “tẩu tán” chỉ trong nửa giờ sau khi phát hành.
Giá mỗi tác phẩm NFT của Taco Bell được bán với giá 10 ETH, tương đương với khoảng 18 nghìn USD.
Tất cả số tiền thu được sẽ được chuyển đến Học bổng Live Más thông qua quỹ Taco Bell.
- Meta - Huy hiệu đánh dấu bộ sưu tập kỹ thuật số
Meta đã thử nghiệm hỗ trợ cho các bài đăng NFT trên Instagram từ tháng 5/2022.
Bất kỳ ai nằm trong nhóm người có quyền truy cập vào thử nghiệm này thì giờ họ có thể chia sẻ bài đăng NFT của mình với các mục đã được Blockchain xác minh trên Facebook.
Theo một bài đăng trên blog của Meta, công ty đã bắt đầu cung cấp cho mọi người khả năng đăng các bộ sưu tập kỹ thuật số mà họ sở hữu trên cả Facebook và Instagram.
Hành động này được thực hiện sau khi họ kết nối ví kỹ thuật số của mình với một trong hai nền tảng Facebook hoặc Instagram.
Các bài đăng NFT trên Facebook về cơ bản sẽ giống như các bài đăng bình thường, nhưng các NFT của người dùng sẽ có huy hiệu đánh dấu chúng là “bộ sưu tập kỹ thuật số”.
Tuy vậy, liên kết NFT giữa Facebook và Instagram có thể làm tăng khả năng người dùng trở thành mục tiêu của các đối tượng lừa đảo.
Thời gian gần đây, nhiều “tin tặc” đã chiếm đoạt thành công ví và các mục liên quan Blockchain của người dùng thông qua các mạng xã hội.
Tiềm năng và Xu hướng phát triển của Web3 thị trường Việt Nam trong tương lai
Trong vài năm qua, nhà đầu tư trên Thế Giới đã "đổ xô" đến Việt Nam và thành lập các quỹ đầu tư chuyên về Blockchain.
Lượng vốn đổ vào tài sản NFT cũng tăng vọt từ 37 triệu USD lên 4,8 tỉ USD vào năm 2021, theo báo cáo của Finder.
Các chuyên gia cho rằng lý do các nhà đầu tư ồ ạt vào Việt Nam là bởi vì dân số Việt Nam khoảng 5,9 triệu người.
Tương đương 6,1% dân số có tiếp xúc với các tài sản ứng dụng công nghệ Blockchain như tiền mã hóa hay NFT.
Con số này được dự đoán sẽ tăng gấp 30 lần cho đến năm 2030.
Việt Nam cũng nằm trong top những quốc gia có tỷ lệ tiếp nhận tiền mã hóa lớn nhất Thế Giới năm 2021, theo số liệu từ Chainalysis.
Đây chính là tiền đề quan trọng để Web3 có cơ hội phát triển.
Appota Group, đơn vị cung cấp các giải pháp và nền tảng cho ngành công nghiệp giải trí số tại Việt Nam với hơn 50 triệu người dùng trên toàn cầu cũng đang trong quá trình chuyển dịch sang Web3.0.
Ông Jason Trần, đồng sáng lập của Appota Group và CEO của AceStarter - Launchpad chia sẻ:
"Trong 10 người bạn của tôi thì chỉ có 1 người biết đến Blockchain. Lĩnh vực này còn quá mới mẻ và nhiều cơ hội cho nhà phát triển Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế."
Dưới góc nhìn từ quỹ đầu tư, bà Joanna Liang, đồng sáng lập và CEO quỹ đầu tư Jsquare nhấn mạnh rằng đội ngũ sáng lập và phát triển là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của một dự án Web3.
Với cộng đồng lập trình viên tài năng và nhạy bén với các công nghệ mới, Việt Nam rất có khả năng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo ở Đông Nam Á.
Về tiềm năng phát triển của Web3 tại Việt Nam, Hoàng tử Heinrich Donatus, hậu duệ Hoàng gia Đức từng nhận định tại talkshow "The Next Power" vào cuối tháng 7/2022 rằng.
Các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có cơ hội to lớn hơn nhiều so với các nước phương Tây về công nghệ Web3.
Theo ông, các nước phương Tây có cơ sở hạ tầng quá vững chắc vô tình trở thành rào cản cho việc triển khai những thứ mới.
Trong khi đó các quốc gia như Việt Nam lại có cơ hội nhảy vọt và bỏ qua những bước phát triển như phương Tây, thậm chí vượt qua họ.
Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện tại nằm trong top 10 về outsourcing và đứng thứ 6 về kỹ năng lập trình trên toàn Thế Giới.
Điều này chứng tỏ đội ngũ phát triển trong nước có năng lực và nền tảng đủ tốt để tiến xa hơn trong lĩnh vực công nghệ, cụ thể là Web3.0.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Blockchain Việt Nam, ông Vũ Anh Tú, Giám đốc công nghệ của FPT, khẳng định:
"Web3 và Blockchain đã được ứng dụng vào hệ sinh thái Made by FPT để phát triển những sản phẩm, nền tảng mở, linh hoạt, bảo mật, có tính ứng dụng cao trong mọi lĩnh vực, mang lại giá trị bền vững cho khách hàng trên toàn cầu".
Nói về cơ hội và thách thức của Việt Nam khi phát triển Blockchain và Web3, ông Nguyễn Thành Trung - CEO Axie Infinity cho rằng.
Việt Nam đang có lợi thế lớn như:
Nguồn nhân lực nhạy bén, nắm bắt tốt cơ hội thị trường; xuất phát điểm không có sự chênh lệch quá nhiều với các nước, các dự án khởi nghiệp mang tầm Thế Giới từ đó thu hút các nhà đầu tư.
Kết luận
Blockchain và tiền mã hóa thường được xem là một trong những công nghệ có nhiều khả năng mở ra cuộc cách mạng Web3 vì chúng được thiết kế để tạo điều kiện cho các tương tác phi tập trung, không cần cấp quyền và không cần sự tin cậy.
Web3 có thể giải quyết những vấn đề lớn của Internet ngày nay và giảm thiểu sức mạnh của những gã khổng lồ công nghệ.