Bạn có trí tuệ cảm xúc để lãnh đạo hiệu quả trong năm mới không?

Đây là câu hỏi mà các nhà lãnh đạo cần quan tâm.

GBS Corporate Training cho thấy, lãnh đạo hiệu quả xuất phát từ trí tuệ cảm xúc và nó đáng để ta tính đến khả năng phục hồi cảm xúc và sức khỏe về cảm xúc.

GBS Corporate Training đã đưa ra 3 khía cạnh tác động đến nhà lãnh đạo : trí tuệ cảm xúc, khả năng phục hồi cảm xúc và sức khỏe về cảm xúc.
GBS Corporate Training đã đưa ra 3 khía cạnh tác động đến nhà lãnh đạo : trí tuệ cảm xúc, khả năng phục hồi cảm xúc và sức khỏe về cảm xúc.

1. Cách sử dụng trí tuệ cảm xúc để phát triển như một nhà lãnh đạo

Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) là khả năng hiểu bản thân và người khác.

Một người thông minh về mặt cảm xúc khi họ có thể xác định cảm xúc của chính mình.

Đồng thời họ có thể điều chỉnh cảm xúc và đưa ra lựa chọn có trách nhiệm cho phù hợp.

Điều này cũng bao gồm nhận thức về các quan điểm khác nhau và duy trì các mối quan hệ lành mạnh với những người khác.

Bên cạnh đó, phát triển trí tuệ cảm xúc của một người cho phép họ trở thành một người bạn, đối tác, cha mẹ hoặc người lãnh đạo tốt hơn.

Dưới đây là 5 kỹ năng trí tuệ cảm xúc giúp bạn phát triển với tư cách là một nhà lãnh đạo vào năm 2023.

Trí tuệ cảm xúc có thể dễ hiểu hơn bằng cách khám phá năm thành phần của nó.
Trí tuệ cảm xúc có thể dễ hiểu hơn bằng cách khám phá năm thành phần của nó.

- Tự nhận thức được cảm xúc

Tự nhận thức hoặc khả năng nhận ra và hiểu cảm xúc của chính bạn là một kỹ năng trí tuệ cảm xúc quan trọng.

Tuy nhiên, ngoài việc nhận ra cảm xúc của bạn, tự nhận thức được ảnh hưởng từ hành động, tâm trạng và cảm xúc của bạn đối với người khác.

Để bạn trở nên tự nhận thức, bạn phải có khả năng theo dõi cảm xúc của chính mình.
Để bạn trở nên tự nhận thức, bạn phải có khả năng theo dõi cảm xúc của chính mình.

Bạn phải nhận ra các phản ứng cảm xúc khác nhau, sau đó xác định chính xác từng cảm xúc cụ thể.

Goleman gợi ý rằng:

Những người nhận thức về bản thân có khiếu hài hước tốt, họ sẽ tự tin vào bản thân và khả năng của họ và nhận thức được cách người khác nhìn nhận về họ.

Các cách cải thiện nhận thức về bản thân:

Viết nhật ký.
Viết nhật ký.
Thiền.
Thiền.
Phát triển thói quen tự nói chuyện tích cực.
Phát triển thói quen tự nói chuyện tích cực.

Ngoài việc tự nhận thức được cảm xúc của chính mình, trí tuệ cảm xúc đòi hỏi bạn phải có năng khiếu điều chỉnh và quản lý cảm xúc của mình.

- Tự điều chỉnh cảm xúc

Điều này không có nghĩa là bạn đặt cảm xúc vào tình trạng “che giấu”.

Nó đơn giản là chờ đợi thời điểm và địa điểm thích hợp để thể hiện chúng.

Tự điều chỉnh là việc thể hiện cảm xúc của bạn một cách thích hợp.
Tự điều chỉnh là việc thể hiện cảm xúc của bạn một cách thích hợp.

Những người có kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc có xu hướng linh hoạt và thích nghi tốt với sự thay đổi.

Họ cũng giỏi trong việc quản lý xung đột và giải quyết các tình huống căng thẳng hoặc khó khăn.

Các cách để cải thiện sự tự điều chỉnh cảm xúc:

Xây dựng kỹ năng chịu đựng đau khổ.
Xây dựng kỹ năng chịu đựng đau khổ.
Quản lý cảm xúc tiêu cực.
Quản lý cảm xúc tiêu cực.
Định hình lại nhận thức để thay đổi suy nghĩ và phản ứng cảm xúc.
Định hình lại nhận thức để thay đổi suy nghĩ và phản ứng cảm xúc.
Chấp nhận cảm xúc của bạn.
Chấp nhận cảm xúc của bạn.

Bạn có thể tương tác tốt với người khác là một khía cạnh quan trọng khác của trí tuệ cảm xúc.

- Kỹ năng xã hội

Kỹ năng xã hội mạnh mẽ cho phép mọi người xây dựng mối quan hệ có ý nghĩa với người khác.

Sự hiểu biết cảm xúc thực sự liên quan đến nhiều thứ hơn là chỉ hiểu cảm xúc của chính bạn và những người khác.

Trong môi trường chuyên nghiệp, các nhà quản lý có thể xây dựng mối quan hệ và kết nối với nhân viên.

Người lao động có thể phát triển mối quan hệ bền chặt với các nhà lãnh đạo và đồng nghiệp.

Các kỹ năng xã hội quan trọng bao gồm: lắng nghe tích cực, kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, giao tiếp phi ngôn ngữ, khả năng lãnh đạo và thuyết phục.

Các cách cải thiện kỹ năng xã hội:

Bắt chuyện với người lạ.
Bắt chuyện với người lạ.
Ngôn ngữ cơ thể đặc biệt quan trọng nếu bạn có chứng sợ xã hội.
Ngôn ngữ cơ thể đặc biệt quan trọng nếu bạn có chứng sợ xã hội.

- Sự đồng cảm

Khả năng hiểu cảm giác của người khác hoàn toàn quan trọng đối với trí tuệ cảm xúc.

Đồng cảm cho phép bạn hiểu các động lực thường ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là trong môi trường làm việc.

Các cách xây dựng sự đồng cảm:

Sẵn sàng chia sẻ cảm xúc của riêng bạn.
Sẵn sàng chia sẻ cảm xúc của riêng bạn.
Thiền là một kỹ thuật tự chăm sóc bản thân phổ biến có thể được sử dụng để tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng.
Thiền là một kỹ thuật tự chăm sóc bản thân phổ biến có thể được sử dụng để tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng.

- Động lực nội tại

Những người thông minh về mặt cảm xúc được thúc đẩy bởi những nhu cầu và mục tiêu bên trong chính mình.

Họ là người đạt mục tiêu, có nhu cầu cao về thành tích và luôn tìm cách để làm tốt hơn.

Họ có xu hướng rất tận tâm và luôn chủ động.

Các cách để cải thiện động lực:

Tránh lạm dụng phần thưởng hữu hình: tiền bạc, điểm số.
Tránh lạm dụng phần thưởng hữu hình: tiền bạc, điểm số.
Tập trung vào việc thiết lập các mục tiêu nhỏ, có thể đo lường được kết quả.
Tập trung vào việc thiết lập các mục tiêu nhỏ, có thể đo lường được kết quả.

Khi đối diện với những thử thách trong cuộc sống, không phải thử thách nhỏ mà thử thách đủ lớn để khiến tâm trí bạn rối ren.

Lúc đó, bên trong bạn sẽ “nổ” ra hàng loạt những cảm xúc phức tạp.

Khi đó, một là ta kiểm soát lại cảm xúc đó hoặc nó sẽ bị cuốn bay như trận đại hồng thủy.

Đó là lúc chúng ta cần đến Emotional Resilience hay khả năng phục hồi cảm xúc để trở về trạng thái cân bằng.

2. Emotional Resilience: Giải mã về khả năng phục hồi cảm xúc

Khả năng phục hồi cảm xúc là một khả năng đáng được phát triển nếu bạn muốn cải thiện cuộc sống cùng những trải nghiệm căng thẳng.
Khả năng phục hồi cảm xúc là một khả năng đáng được phát triển nếu bạn muốn cải thiện cuộc sống cùng những trải nghiệm căng thẳng.

Khả năng phục hồi cảm xúc là một nghệ thuật sống gắn liền với niềm tin vào bản thân.

Đó là cách mà chúng ta cho bản thân nhận thức nghịch cảnh là “tạm thời” và tiếp tục vượt qua nỗi đau.

Những đặc điểm của người có khả năng phục hồi cảm xúc

Mỗi người có những mức độ khác nhau về khả năng xử lý căng thẳng.

Tuy nhiên, có những đặc điểm nhất định mà những người hồi phục cảm xúc tốt thường thể hiện.

Dưới đây là một số đặc điểm chính.

- Nhận thức về cảm xúc

Những người có nhận thức về cảm xúc biết họ đang cảm thấy gì và tại sao.

Hiểu biết về cảm xúc cho phép họ phản hồi một cách phù hợp với người khác.

Đồng thời họ là người ứng phó tốt hơn khi đối mặt với xúc cảm khó khăn như tức giận hoặc sợ hãi.

Họ là người điều chỉnh cảm xúc phù hợp với từng tình huống.
Họ là người điều chỉnh cảm xúc phù hợp với từng tình huống.

- Kiên trì

Cho dù họ đang gắng sức hướng tới những mục tiêu bên ngoài, họ luôn hành động, tin tưởng và không bỏ cuộc.

Thay vì họ cảm thấy bất lực hoặc tuyệt vọng khi đối mặt với thử thách, người kiên cường thường cố gắng hướng tới mục tiêu hơn.

Người kiên cường thường cố gắng hướng tới mục tiêu hơn.
Người kiên cường thường cố gắng hướng tới mục tiêu hơn.

- Kiểm soát cảm xúc

Họ là người ít bị tác động bởi căng thẳng hoặc để nó ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Họ sẽ suy nghĩ trước khi hành động và sẽ không “nhảy vọt” để đưa ra kết luận.

- Tư duy linh hoạt

Tư duy linh hoạt là một khía cạnh thiết yếu của sức khỏe tâm thần góp phần vào sự thành công cá nhân và nghề nghiệp của bất kỳ con người nào.

Một nhà tư tưởng linh hoạt.
Một nhà tư tưởng linh hoạt.

Đó là một kỹ năng xã hội mạnh mẽ kết hợp sự lạc quan, khả năng điều chỉnh, tính hợp lý và suy nghĩ tích cực.

Một người đã hoặc đang phát triển những kỹ năng này thông qua đào tạo hoặc kinh nghiệm chắc chắn sẽ kiên cường hơn về mặt cảm xúc và cân bằng tốt trong cuộc sống.

- Có sự kết nối với mối quan hệ giữa các cá nhân

Các mối quan hệ cá nhân là điều kiện cần thiết cho khả năng phục hồi cảm xúc.

Jennie Phillips, Tiến sĩ Khoa học Xã hội và Giáo dục từ Đại học Ontario đã đề cập:

Việc xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa các cá nhân sẽ mở rộng tầm nhìn của chúng ta - nó thay đổi cách chúng ta nhìn thế giới và bản thân.
Mối quan hệ giữa các cá nhân.
Mối quan hệ giữa các cá nhân.

Ngoài sự hồi phục về cảm xúc, sức khỏe cảm xúc tác động trực tiếp vào đời sống thường ngày của chúng ta.

3. Chăm sóc sức khỏe về cảm xúc là ưu tiên hàng đầu trong lãnh đạo

Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Cảm xúc (NCEW) mô tả sức khỏe về cảm xúc như một sự hiểu biết và chấp nhận cảm xúc qua các thử thách.

Những cảm xúc khó chịu hoặc đau đớn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân.

Điều đó có thể khiến mọi người cảm thấy mình đang mất kiểm soát trong cuộc sống.

Sức khỏe về cảm xúc có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ, công việc và sức khỏe tinh thần và thể chất.

Tuy nhiên, sức khỏe cảm xúc cho phép bạn tập trung vào điều tích cực và quản lý những cảm xúc tiêu cực.

Điều này giúp bạn tạo dựng mối quan hệ bền chặt với những người xung quanh.

Một số mẹo để cải thiện sức khỏe cảm xúc:

Hít thở sâu: Hít vào bằng mũi trong bốn lần đếm, giữ trong 1 giây, sau đó thở ra bằng miệng trong 5. Lặp lại khi cần thiết.
Hít thở sâu: Hít vào bằng mũi trong bốn lần đếm, giữ trong 1 giây, sau đó thở ra bằng miệng trong 5. Lặp lại khi cần thiết.
Đi bộ: trong khi đi bộ, hãy chú ý đến hơi thở và thu hút các giác quan để tiếp nhận môi trường xung quanh.
Đi bộ: trong khi đi bộ, hãy chú ý đến hơi thở và thu hút các giác quan để tiếp nhận môi trường xung quanh.
Ăn uống lành mạnh: dành thời gian để ngửi và nếm thức ăn kỹ lưỡng, đồng thời chú ý đến kết cấu và hương vị của thức ăn.
Ăn uống lành mạnh: dành thời gian để ngửi và nếm thức ăn kỹ lưỡng, đồng thời chú ý đến kết cấu và hương vị của thức ăn.

Lời kết:

Các nhà lãnh đạo phải có sự hiểu biết vững chắc về “cảm xúc” và hành động của họ ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Cảm xúc là chìa khóa quan trọng để tạo nên một nhà lãnh đạo xuất chúng.

Người lãnh đạo xuất chúng là người có khả năng truyền cảm hứng, giúp người khác thành công trong công việc hay lĩnh vực của họ.