Hai nhà nghiên cứu hàng đầu về trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence hay EQ) Peter Salovey và John D. Mayer định nghĩa trí thông minh về cảm xúc là khả năng nhận diện và thấu hiểu cảm xúc của cá nhân và những người xung quanh.

Khả năng này đóng vai trò giúp chúng ta hiểu rõ cảm xúc của mình khi đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề và giao thiệp với người khác.

Các nhà nghiên cứu nhận định rằng trí thông minh cảm xúc ảnh hưởng đến mức độ tương tác của nhân viên với đồng nghiệp của họ.
null
Các cấp độ của chỉ số EQ.

Đồng thời, nó còn đóng vai trò như một thước đo khả năng điều tiết căng thẳng và áp lực cũng như hiệu quả làm việc của người lao động.

Sau đây là 5 bước với các phương pháp cụ thể giúp chúng ta tăng cường trí tuệ cảm xúc của mình.

1. Biến sự tự lừa dối thành tự nhận thức bản thân

Chỉ số cảm xúc EQ bao gồm hai phần: nhận thức (cách chúng ta nhìn chính mình) và danh tiếng (cách những người khác nhìn chúng ta).

Đối với hầu hết mọi người, sự khác biệt lớn giữa nhận thức và danh tiếng có thể khiến họ bỏ qua những phản hồi và đóng góp.

Nhận thức là tìm ra cái nhìn thực tế về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và những điểm mạnh, điểm yếu đó như thế nào so với người khác.

null
Loại bỏ những cảm xúc tiêu cực giúp bạn cải thiện chỉ số cảm xúc EQ hiệu quả hơn.

Những phản hồi chính xác sẽ là công cụ giúp chúng ta tìm ra những điểm mù liên quan đến EQ, từ đó biến sự tự lừa dối thành sự tự nhận thức.

Chúng ta cần chú ý nhiều hơn đến cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực của mình, vì chúng sẽ ảnh hưởng đến các quyết định, lời nói và hành động của mỗi người.

2. Cải thiện kỹ năng xã hội

Những người có kỹ năng xã hội tốt và phản ứng với tình huống một cách nhanh nhạy thường có khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác.

Bên cạnh đó, kỹ năng xã hội chính là một trong những yếu tố giúp chúng ta giao tiếp và thích nghi với văn hóa của công ty tốt hơn.

Trước hết, mỗi người cần học cách lắng nghe người khác.

null
Hãy nâng cao sự ảnh hưởng của bản thân ở nơi làm việc và thuyết phục mọi người lắng nghe ý tưởng của mình.

Điều này không có nghĩa là chúng ta chỉ lắng nghe một cách thụ động những điều người khác nói.

Lắng nghe chủ động bao gồm việc thể hiện sự chú ý, tương tác và đóng góp ý kiến.

Bất kể ở vị trí nào, việc lắng nghe chủ động đều cho thấy chúng ta là một người đam mê và sẵn sàng phối hợp với người khác để cải thiện năng suất của cả nhóm.

Thay vì sử dụng lời nói, mọi người thường có xu hướng biểu đạt những điều họ suy nghĩ bằng ngôn ngữ cơ thể.

Khi chú ý đến ngôn ngữ này, chúng ta sẽ nhanh nhạy hơn trong việc thấu hiểu và nắm bắt mong muốn của đối phương.

3. Trở nên đồng cảm hơn

Những người có trí tuệ cảm xúc tốt hay chỉ số EQ cao thường dễ dàng thấu hiểu những điều người khác đang trải qua.

Đồng cảm không chỉ là việc nhận ra điều người khác đang cảm nhận mà còn liên quan đến cách mà chúng ta phản ứng với những cảm xúc này.

Ngoài ra, khả năng này còn giúp mỗi người nhận ra ai là người chủ động và và cách mà động cơ ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc cũng như sự kết nối trong các mối quan hệ.

null
Đồng cảm là một kỹ năng sống cần thiết nhưng không phải ai cũng làm được.

Thay vì để sự bất đồng gây ra mâu thuẫn, chúng ta hãy dành thời gian nhìn nhận tình huống từ khía cạnh của người khác.

Đây chính là khởi đầu tốt để tìm ra điểm chung giữa hai bên.

Chúng ta cần chú ý đến cách bản thân đối xử với mọi người.

Hãy để người khác biết rằng công sức của họ bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng, khi đó mọi chuyện sẽ dễ dàng thỏa hiệp hơn.

4. Quyết đoán trong các trường hợp

Những người có chỉ số EQ cao thường làm việc với động lực mạnh mẽ để đạt được những điều họ muốn.

Thay vì tìm kiếm phần thưởng từ bên ngoài, họ tập trung vào những thứ khiến mình cảm thấy thỏa mãn và đam mê.

Những người có chỉ số EQ cao luôn biết cách cân bằng lòng tốt, sự đồng cảm với việc khẳng định bản thân và thiết lập những ranh giới.

null
Kiểm soát cảm xúc, giao tiếp hiệu quả sẽ giúp công việc trôi chảy hơn.

Sự kết hợp khéo léo này là yếu tố lý tưởng để giải quyết xung đột.

Vì trên thực tế, khi xung đột xảy ra, chúng ta thường dễ trở nên giận dữ hoặc thực hiện các hành vi mang tính thụ động.

Người thông minh cảm xúc duy trì trạng thái cân bằng và thể hiện tính quyết đoán bằng cách tránh xa những phản ứng cảm xúc không chọn lọc.

Điều này giúp họ có khả năng “vô hiệu hóa” những người “khó nhằn” mà không tạo ra kẻ thù.

5. Thực hành việc tự điều chỉnh

Khả năng tự điều chỉnh hành vi là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc.

Nhận thức được cảm xúc là bước đầu tiên, nhưng mỗi người cũng cần phải có khả năng điều khiển cảm xúc của mình.

Những người có khả năng tự điều chỉnh tốt có khả năng thích ứng tốt với các tình huống bất ngờ.

Họ không phản ứng bộc phát mà cân nhắc những cách thích hợp để thể hiện cảm xúc của mình.

null
Khả năng tự điều chỉnh là cách một người quản lý cảm xúc và hành động của mình.

Để cải thiện kỹ năng tự điều chỉnh của bạn ở nơi làm việc, chúng ta có thể tìm cách giải phóng căng thẳng.

Có những sở thích ngoài công việc là một cách tuyệt vời để bắt đầu.

Tập thể dục cũng là một phương pháp lành mạnh để giải phóng căng thẳng.

Hãy hiểu rằng sẽ có những thứ không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta.

Cảm xúc có thể khiến mỗi người khó kiềm chế trong lúc nóng nảy.

Do đó, chúng ta có thể đưa ra một lựa chọn bình tĩnh hơn, hợp lý hơn nếu cho mình thời gian để cân nhắc cách ứng xử hợp lý.

Lời kết

Trí tuệ cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự cân bằng giữa công việc và hạnh phúc cá nhân.

Chọn theo đuổi tinh thần tích cực trong công việc sẽ giúp chúng ta có thể truyền cảm hứng hành động mạnh mẽ hơn cho những người xung quanh.

null