Khi bàn luận về sự tập trung, thường có nghĩa là suy nghĩ về một điều và loại bỏ các sự phân tán khác.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây về khoa học thần kinh cho thấy, con người tập trung theo nhiều cách, cho các mục đích khác nhau.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra 3 nhóm tập trung của lãnh đạo:

1. Tập trung vào bản thân
2. Tập trung vào những người khác
3. Tập trung vào thế giới bên ngoài

Mỗi cách tập trung đều ảnh hưởng đến khả năng điều hành của một nhà lãnh đạo.

Các nhà lãnh đạo cần phải cân bằng giữa các cách tập trung trong suy nghĩ và hành động.

Tập trung vào bản thân và tập trung vào người khác giúp nhà lãnh đạo trao dồi các yếu tố về trí tuệ và cảm xúc.

Tập trung vào bản thân - Kết nối với con người khác của bạn

Trí tuệ và cảm xúc bắt đầu với sự tự nhận thức, liên lạc với “giọng nói” bên trong mỗi người.

Việc lắng nghe suy nghĩ bên trong giúp nhà lãnh đạo có thể liên kết các yếu tố về kiến thức, kinh nghiệm, sự nhạy bén trước khi đưa ra quyết định.

Có 2 cấp độ trong việc hướng đến nội tâm cá nhân của bản thân: Nhận thức về bản thân và Tự kiểm soát.

Nâng cao nhận thức về bản thân

Lắng nghe “giọng nói” bên trong chính mình là điều các nhà lãnh đạo quan tâm.

Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu nước Anh với 118 thương nhân và 10 nhà quản lý cấp cao tại bốn ngân hàng đầu tư của thành phố London.

Nhóm người thành công nhất (có thu nhập trung bình hàng năm 500.000 Bảng Anh) chia sẻ rằng:

Ngoài những số liệu thực tế hay sự liều lĩnh, họ còn tin vào cả những “mách bảo” từ trực giác bản thân.

Mặt khác, nhóm thương gia ít thành công hơn (có thu nhập trung bình chỉ 100.000 Bảng Anh) có xu hướng bỏ qua những “tín hiệu trực giác” và đưa ra những quyết định nguy hiểm.

Một điều quan trọng không kém mà nhà lãnh đạo cần quan tâm.

Chú ý đến những gì người khác nghĩ về mình, đặc biệt là những người mà chúng ta thực sự đánh giá cao ý kiến của họ và những người có sự thẳng thắn trong chia sẻ.

Trọng tâm ở đây là nhận thức cởi mở.

Chúng ta không đánh giá, phán xét, kiểm duyệt hoặc điều chỉnh, mà đơn giản chỉ là nhận thức.

Trong khóa học lãnh đạo tại trường Kinh doanh Harvard, các nhà lãnh đạo được nâng cao sự tự nhận thức bằng việc tự bộc lộ bản thân.

“Chúng tôi không biết mình là ai cho đến khi chúng tôi nghe chính mình kể câu chuyện về cuộc đời mình với những người mà chúng tôi tin tưởng.” - George nói.

Đây là một cách để khớp quan điểm của chúng ta về con người thật của mình với quan điểm của các đồng nghiệp đáng tin cậy nhất.

Đây là một cuộc kiểm tra bên ngoài về tính xác thực của chúng ta.

Quản lý khả năng tự kiểm soát

Kiểm soát nhận thức (Cognitive Control) là một thuật ngữ khoa học để diễn tả khả năng quản lý tốt cảm xúc và bĩnh tĩnh khi đối mặt với những cám dỗ.

Điều này cho phép nhà lãnh đạo theo đuổi mục tiêu bất chấp những phiền nhiễu và thất bại.

Có 3 cấp độ của kiểm soát nhận thức:

Thứ nhất là khả năng tự nguyện tách rời sự tập trung ra khỏi đối tượng ham muốn khi bạn cố gắng kiềm chế bản thân để chống lại sự thỏa mãn bản thân.

Thứ hai là khả năng chống phân tâm để không bị cuốn hút bởi điều gì đó.

Chống phân tâm, tập trung vào mục tiêu.
Chống phân tâm, tập trung vào mục tiêu.

Thứ ba là khả năng hướng về mục tiêu tương lai và tưởng tượng cảm giác đạt được nó.

Hướng đến mục tiêu tương lai.
Hướng đến mục tiêu tương lai.

Tự kiềm chế không hẳn là yếu tố tự nhiên mà nó được hình thành và duy trì một cách có ý thức theo thời gian.

Tương tự, việc tập trung vào người khác cũng được hình thành từ sự thấu cảm và mức độ nhạy cảm xã hội.

Sức mạnh của sự thấu cảm - Tập trung vào những người khác

Đây là nền tảng của sự đồng cảm và khả năng xây dựng các mối quan hệ xã hội, yếu tố làm nên trí tuệ cảm xúc.

Cụ thể, người lãnh đạo tập trung vào những người xung quanh thường nhận được sự tin tưởng và họ có sức ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức.

Bộ ba thấu cảm

Sự thấu cảm được nhắc đến như một thuộc tính duy nhất.

Nhưng lại có sự tách bạch rõ ràng và chuyên sâu làm nổi bật lên 3 loại riêng biệt.

Mỗi loại đều có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả lãnh đạo.

Thấu cảm nhận thức (Cognitive empathy)

Đây là khả năng hiểu quan điểm của người khác.

Người có khả năng này luôn có những thắc mắc về những người xung quanh, luôn có nhu cầu được biết và được hiểu.

Thấu cảm nhận thức không đơn thuần chỉ là việc cảm nhận trực tiếp như lẽ thường, nó đòi hỏi nhiều hơn ở sự suy nghĩ về các xúc cảm.
Thấu cảm nhận thức không đơn thuần chỉ là việc cảm nhận trực tiếp như lẽ thường, nó đòi hỏi nhiều hơn ở sự suy nghĩ về các xúc cảm.

Từ đó, chúng ta có xu hướng cảm nhận sự việc của người khác dưới lăng kính của chính bản thân.

Thấu cảm cảm xúc (Emotional empathy)

Đây là khả năng cảm nhận những gì người khác cảm thấy.

Theo Tania Singer - Giám đốc Social Neuroscience từ Max Planck Institute for Human Cognitive and Brain Sciences tại Đức cho biết:

“Bạn cần phải hiểu cảm xúc của chính mình để có thể hiểu cảm xúc của người khác.”
Thấu cảm cảm xúc có ảnh hưởng lớn đến cách ứng xử giữa người và người.
Thấu cảm cảm xúc có ảnh hưởng lớn đến cách ứng xử giữa người và người.

Việc phát triển khả năng thấu cảm của chúng ta phụ thuộc vào việc kết hợp hai loại chú ý.

Một là sự tập trung có chủ tâm vào người khác.

Hai là sự cảm nhận cởi mở về khuôn mặt, giọng nói, những dấu hiệu cảm xúc bên ngoài của người đó.

Thấu cảm từ tâm (Empathic Concern)

Đây là khả năng cảm nhận được những gì người khác cần ở bạn.

Khả năng này là cảm giác xuất phát từ hai hướng.

Bằng trực giác, chúng ta cảm nhận sự đau khổ của người khác như chính chúng ta.

Khả năng thấu cảm xuất phát từ trực giác.
Khả năng thấu cảm xuất phát từ trực giác.

Bằng cảm xúc, khi chúng ta quyết định có thể đáp ứng được nhu cầu của người đó hay không thì chúng ta phải cân nhắc đánh giá cảm xúc của họ ở mức độ nào.

Chúng ta phải cân nhắc đánh giá mức độ cảm xúc để quyết định có thể đáp ứng nhu cầu của người đó hay không.
Chúng ta phải cân nhắc đánh giá mức độ cảm xúc để quyết định có thể đáp ứng nhu cầu của người đó hay không.

Thấu cảm đòi hỏi mỗi người phải kiểm soát cảm xúc của bản thân để không trở nên vô cảm trước nỗi đau của người khác.

Mức độ nhạy cảm xã hội

Người thiếu độ nhạy cảm xã hội rất dễ nhận diện thông qua cách thức giao tiếp với mọi người xung quanh.

Thí dụ, một nhà lãnh đạo tài năng luôn gieo nỗi sợ lên các nhân viên.

Nhưng khi nhận sự chỉ trích từ người khác anh ta phải cố gắng rất nhiều để chấp nhận vì anh ta không hề nhận thức được những tính cách đó của mình.

Mức độ nhạy cảm xã hội liên quan chặt chẽ đến thấu cảm nhận thức.
Mức độ nhạy cảm xã hội liên quan chặt chẽ đến thấu cảm nhận thức.

Trong nghiên cứu của Dacher Keltner - nhà tâm lý học ở Berkeley, ông đã phát hiện ra rằng những cá nhân có cấp bậc cao hơn luôn ít tập trung hơn vào những người cấp thấp hơn.

Họ thậm chí có nhiều khả năng làm gián đoạn hoặc độc chiếm cuộc trò chuyện.

Hơn thế nữa, việc tập trung vào thế giới bên ngoài có thể giúp các nhà lãnh đạo cải thiện khả năng trong việc đưa ra chiến lược, đổi mới và quản lý tổ chức.

Tập trung vào thế giới bên ngoài

Những nhà lãnh đạo với cái nhìn thấu đáo không chỉ là người biết lắng nghe mà còn là người đặt câu hỏi tốt.

Họ là người có tầm nhìn xa.

Những người có thể cảm nhận được hậu quả xa vời.

Họ có thể tưởng tượng những lựa chọn mà họ đưa ra hôm nay sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai.

Họ hứng thú với những dữ liệu dường như không liên quan đến lợi ích của họ.

Melinda Gates đưa ra một ví dụ điển hình về Bill Gates trong 60 Minutes.

Bill Gates là kiểu người sẽ đọc cả một cuốn sách về phân bón.

Melinda Gates nhận xét về Bill Gates trong 60 Minutes.
Melinda Gates nhận xét về Bill Gates trong 60 Minutes.

Charlie Rose hỏi: Tại sao phải bón phân?

Mối liên hệ rõ ràng với Bill Gates, người không ngừng tìm kiếm những tiến bộ công nghệ có thể cứu mạng người trên quy mô lớn.

Ông trả lời: “Vài tỷ người sẽ phải chết nếu chúng tôi không tìm ra phân bón.”

Những người lãnh đạo còn hướng đến những điều vĩ mô hơn cho xã hội, dùng sức ảnh hưởng của mình để tạo sự thay đổi tích cực.

Tập trung vào chiến lược

Bất kỳ khóa học kinh doanh nào về chiến lược cũng mang lại hai lợi ích cho nhà lãnh đạo.

Thứ nhất là khai thác ưu thế hiện tại.

Dễ nhận thấy rằng, khi “khai thác ưu thế hiện tại” đòi hỏi nhà lãnh đạo tập trung vào những gì đang có trong tay.

Thứ hai là khám phá những khía cạnh tiềm năng của chính mình.

Việc này yêu cầu não bộ phải mở rộng phạm vi nhận thức nhiều hơn để nỗ lực rời khỏi những “lộ trình quen thuộc” để tìm ra những “chân trời mới”.

Tuy nhiên để đạt trạng thái “khám phá” đó, các nhà lãnh đạo cần thời gian để soi rọi và cải thiện sự tập trung của chính mình.

Tập trung để sáng tạo

Khoảnh khắc khi chúng ta nảy ra ý tưởng sáng tạo, não bộ tăng đột biến sóng Gamma.

Sóng Gamma.
Sóng Gamma.

Điều đó cho thấy sự đồng bộ của các tế bào não, nơ ron thần kinh được đồng bộ với nhau và tạo thành mạng lưới liên kết mới.

Mô hình sáng tạo cổ điển cho thấy sự tập trung đóng vai trò chủ chốt.
Tập trung đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo.
Tập trung đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo.

Đầu tiên, chúng ta thu thập nhiều thông tin cần thiết.

Sau đó là sự luân phiên giữa việc tập trung chăm chú vào vấn đề và để tâm trí được buông lỏng.

Từ đó não bộ cho phép tâm trí liên kết tự do và giải pháp sáng tạo sẽ ra đời một cách tự phát.

Đó là lý do tại sao nhiều ý tưởng mới xuất hiện khi chúng ta đang tắm hoặc đi dạo, chạy bộ.

Ý tưởng xuất hiện trong lúc tắm.
Ý tưởng xuất hiện trong lúc tắm.
Ý tưởng xuất hiện trong chạy bộ.
Ý tưởng xuất hiện trong chạy bộ.

Lời kết:

Sự kết hợp ba cách thức tập trung nêu trên là phản xạ có điều kiện xuất phát từ hệ thần kinh và sự rèn luyện trong thời gian dài.

Trở thành một nhà lãnh đạo tập trung chính là phương thức để có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài ba.