Xu hướng bán lẻ - 7 xu hướng bán lẻ và thực phẩm cần theo dõi trong năm 2024

Châu Phi đang chứng kiến những biến đổi đáng kể trong ngành bán lẻ. 

Với sự gia tăng về số lượng người tiêu dùng và thay đổi thói quen ăn uống, cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều phải đối mặt với cơ hội và thách thức.

Dưới đây là bảy xu hướng cần theo dõi trong lĩnh vực bán lẻ và thực phẩm tại Châu Phi vào năm 2024:

1. Price-Sensitive Choices (Nhạy cảm với giá thành).

Một số nhà bán lẻ đã mở rộng phạm vi sản phẩm, giới thiệu các sản phẩm có giá phải chăng hơn cho người tiêu dùng có thu nhập thấp. 

Điều này phản ánh cách tiếp cận thận trọng trong bối cảnh kinh tế không ổn định.

2. Online Food Ordering and Delivery (Đặt hàng thực phẩm trực tuyến và giao hàng). 

Phân khúc bán lẻ trực tuyến và giao hàng dự kiến sẽ phát triển tích cực trong năm nay. 

Nguyên nhân bao gồm số lượng người tiêu dùng truy cập Internet ngày càng tăng, niềm tin vào mua sắm trực tuyến ngày càng tăng và cải thiện dịch vụ giao hàng cho người tiêu dùng sống xa các thành phố lớn.

3. A Growing Middle Class (Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu).

Lượng khách hàng của siêu thị và doanh nghiệp bán lẻ thực phẩm có thể tăng trở lại trong năm nay. 

Điều này do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và nhu cầu về các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chủ yếu là do lối sống thay đổi.

null

4. Health And Wellness On The Rise (Chú trọng sức khỏe).

Sự quan tâm đến thực phẩm đang dần chuyển sang Protein, trái cây tươi, rau và các thực phẩm lành mạnh khác, đặc biệt là ở những người tiêu dùng trung lưu có thu nhập khả dụng.

5. Focus On Convenience (Tập trung vào sự tiện lợi).

Nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng, bao gồm các bữa ăn sẵn, lựa chọn nấu sẵn, sản phẩm và bữa ăn tươi đóng gói sẵn cũng như các dịch vụ tiện lợi.

6. Promotions and Shopper Experience (Khuyến mãi và trải nghiệm mua sắm)

Cả các thương hiệu trong và ngoài nước đều thu hút khách hàng thông qua nhiều chương trình khuyến mãi sản phẩm và dịch vụ tiện lợi, thẻ mua sắm khách hàng thân thiết và ưu đãi đặc biệt.

7. Traditional Sales Resilience (Sự bền vững của bán lẻ truyền thống).

Một số nhà phân tích dự đoán rằng các nhà cung cấp hàng tạp hóa nhỏ sẽ tiếp tục nắm giữ một phần đáng kể thị trường.

Xu hướng nổi bật - Sự bền vững của bán lẻ truyền thống

Sự bền vững của bán lẻ truyền thống đang trở thành một xu hướng quan trọng. 

Mặc dù bán lẻ hiện đại đang phát triển, một phần lớn dân số vẫn ưa thích mua sắm hàng tuần tại các cửa hàng tạp hóa truyền thống hoặc chợ ngoài trời nằm ở trung tâm đô thị.

Ở một số nước như Ai Cập, các cửa hàng tạp hóa truyền thống nhỏ vẫn chiếm vị trí thống trị trong ngành bán lẻ. 

Những cửa hàng này cung cấp đa dạng sản phẩm thực phẩm và đồ uống, và trong một số trường hợp, họ còn cung cấp tín dụng cho người mua.

Một số nhà phân tích dự đoán rằng các nhà cung cấp hàng tạp hóa nhỏ sẽ tiếp tục nắm giữ một phần đáng kể thị trường trong thời gian còn lại của thập kỷ. 

Theo báo cáo của Boston Consulting Group, lĩnh vực bán lẻ truyền thống sẽ chiếm 65% đến 75% doanh thu ở hầu hết các nước trong khu vực ít nhất đến năm 2030.

Tại Việt Nam, cửa hàng bán lẻ truyền thống vẫn giữ vị trí ổn định nhờ vào những ưu điểm đặc trưng như: Thói quen của người dân, vị trí gần nhà, mua hàng theo kiểu lấy và đi không thực sự tiếp xúc nhiều,…
Tuy nhiên, các cửa hàng cũng đã dần cập nhật các xu hướng “số hóa" và ưu tiên mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. 

Lược dịch từ bài viết của ESM Magazine.