Xu hướng bán lẻ - 6 xu hướng bán lẻ định hình tiêu chuẩn mua sắm năm 2024

Dưới đây là những dự đoán về 6 xu hướng bán lẻ định hình lại những tiêu chuẩn mua sắm trên thị trường, bao gồm:

1. Recommerce Revolutionizes Shopping Norms (Cách Mạng Mua Sắm Lại): Cách mạng tái bán hàng hóa cũ đang thay đổi quy chuẩn mua sắm, khuyến khích việc tái sử dụng và tiết kiệm.
2. TikTtok And Live Video Shopping Take Center Stage (Tiktok Và Mua Sắm Qua Video Trực Tiếp Lên Ngôi): Mua sắm qua Video trực tiếp trên Tiktok đang trở thành phương tiện quảng bá sản phẩm, thu hút khán giả bằng cách giới thiệu sản phẩm và ưu đãi độc quyền.
3. A Paradigm Shift In Returns And In-Person Shopping (Thay Đổi Mô Hình Kinh Doanh Và Mua Sắm Trực Tiếp): Các cửa hàng Offline đang đổi mới dịch vụ để thu hút khách hàng, đặc biệt là trong bối cảnh thương mại điện tử đang thống lĩnh.
4. Bespoke Goods And Local Shopping Flourish (Sự Phát Triển Của Hàng Hóa “Độc Bản" Và Thương Mại Sản Phẩm Địa Phương): Sự phát triển của hàng hóa đặt riêng và mua sắm các sản phẩm đặc trưng ở địa phương đang tạo ra sự cạnh tranh với mua sắm trực tuyến, đáp ứng nhu cầu kịp thời của người tiêu dùng.
5. Supply, Fulfillment, And Last-Minute Shopping Dynamics (Động Lực Cung Ứng, Hoàn Thành Và Mua Sắm Ở Phút Chót): Động lực cung ứng và hoàn thành đơn hàng đang thúc đẩy nhu cầu mua sắm phút chót, đòi hỏi sự linh hoạt cao từ các doanh nghiệp.
6. Elevating Experiences Via AI-Driven Customer Engagement (Nâng Cao Trải Nghiệm Qua Tương Tác Khách Hàng Dựa Trên AI): Tương tác khách hàng dựa trên AI đang nâng cao trải nghiệm mua sắm, từ theo dõi đơn hàng đến hỗ trợ cá nhân hóa.

null

Xu hướng nổi bật - Sự phát triển của hàng hóa “độc bản" và thương mại sản phẩm địa phương

Xu hướng phát triển của hàng hóa “độc bản” và thương mại sản phẩm địa phương phản ánh sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng. 

Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm có tính cá nhân hóa cao và mang đậm dấu ấn cá nhân. 

Điều này không chỉ giúp họ thể hiện cá tính mà còn tạo ra một mối liên kết mạnh mẽ với văn hóa và cộng đồng địa phương.

Các nền tảng thương mại điện tử như Etsy đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê hàng hóa “độc bản”. 
Sự phát triển của thương mại điện tử đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và các nghệ nhân tự do phát triển sản phẩm và thương hiệu của mình, đồng thời tiếp cận với một lượng lớn khách hàng tiềm năng trên toàn cầu.

Lược dịch từ bài viết của All Business.


Thương hiệu Chus là một ví dụ điển hình cho xu hướng này. 
Chus không chỉ cung cấp sản phẩm, mà còn mang đến trải nghiệm mua sắm độc đáo thông qua việc hợp tác với các thương hiệu và thợ thủ công địa phương. 
Sản phẩm của Chus không chỉ là hàng hóa thông thường mà còn là tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng câu chuyện và tâm huyết của người làm ra chúng.

Mua sắm tại địa phương cũng đang trở thành một phần của phong trào tiêu dùng bền vững. 

Nó không chỉ giúp giảm thiểu dấu chân Carbon thông qua việc giảm vận chuyển hàng hóa xa xôi mà còn góp phần vào việc bảo tồn và phát triển nền kinh tế địa phương.

Như vậy, sự phát triển của hàng hóa “độc bản” và thương mại sản phẩm địa phương không chỉ là một xu hướng tiêu dùng mà còn là một phần của quá trình chuyển đổi hướng tới một tương lai bền vững hơn.