Xu hướng Marketing - 8 xu hướng Mobile Marketing năm 2024

Trong những năm gần đây, tiếp thị trên thiết bị di động đã trải qua một sự phát triển sâu sắc được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng.

Dưới đây là những phân tích quan trọng về các xu hướng định hình hoạt động tiếp thị trên thiết bị di động vào năm 2024:

1. UGC (Nội dung do người dùng tạo): Xu hướng này tập trung vào việc người dùng tạo và chia sẻ nội dung trên các nền tảng truyền thông xã hội và di động, từ đánh giá sản phẩm đến chia sẻ trải nghiệm cá nhân với thương hiệu
2. Video Content (Nội dung Video tiếp tục thống trị): Đây là việc sử dụng nội dung VIdeo, đặc biệt trên các nền tảng như TikTok, để quảng cáo và tương tác với nhóm người dùng mục tiêu trong thời đại số.
3. User Retention (Giữ chân người dùng): Xu hướng này nhấn mạnh việc giữ chân người dùng để tạo sự trung thành, tăng trưởng bền vững và xây dựng cộng đồng ủng hộ thương hiệu, đảm bảo thành công trong thị trường cạnh tranh.
4. Valuegraphics (Đồ họa giá trị): Đồ họa giá trị tập trung vào đáp ứng niềm tin và nguyện vọng cơ bản của người tiêu dùng thông qua việc xác định giá trị
5. Mobile Micro-Influencers (Người có ảnh hưởng vi mô trên thiết bị di động): Thương hiệu sử dụng người có ảnh hưởng vi mô để tiếp cận nhóm người dùng mục tiêu bằng lời chứng thực và đề xuất chân thực
6. M-Commerce and Social Commerce (Thương mại di động và thương mại mạng xã hội): Thương mại di động và mạng xã hội đang phát triển, cho phép thương hiệu tương tác thuận tiện và cá nhân hơn với người tiêu dùng
7. Mobile Streaming (Phát trực tuyến trên ứng dụng di động): Xu hướng này tập trung vào việc phát trực tuyến trên các ứng dụng di động, cung cấp không gian năng động cho thương hiệu giới thiệu sản phẩm và dịch vụ
8. Personalization (Cá nhân hóa): Đề xuất được cá nhân hóa, ưu đãi được nhắm mục tiêu, tin nhắn tùy chỉnh, sẽ tăng cường mức độ tương tác, xây dựng lòng trung thành và thúc đẩy chuyển đổi trong bối cảnh di động cạnh tranh.

Trong đó, Valuegraphics không chỉ là một xu hướng, mà còn là một cách tiếp cận thông minh để tạo sự kết nối chân thành và tăng sự trung thành của khách hàng trong thị trường di động ngày càng cạnh tranh.

Valuegraphics là việc phân tích và sử dụng dữ liệu về giá trị cá nhân để hiểu rõ hơn về người tiêu dùng.

Thay vì dựa vào thông tin nhân khẩu học truyền thống, đồ họa giá trị tập trung vào việc hiểu và đáp ứng niềm tin, giá trị cốt lõi và động cơ của từng cá nhân.

Theo đó, hiểu rõ giá trị cá nhân giúp thương hiệu tạo ra chiến dịch tiếp thị có liên quan và cá nhân hóa cao hơn.

Ví như, thương hiệu Maison LONG đã quyết định áo dài thêu tay sẽ là sản phẩm kinh doanh chính cho Local Brand của mình. 
Với niềm tin rằng thiết kế áo dài phải do nghệ nhân Việt làm mới để có cái hồn, Maison LONG đã tạo nên một câu chuyện đầy ý nghĩa và sự độc đáo trong thế giới thời trang nam.

Lược dịch từ bài viết của Versa Creative.


Xu hướng bán lẻ - 5 xu hướng bán lẻ định hướng hành trình nội dung sản phẩm

Dưới đây là 5 xu hướng bán lẻ định hướng hành trình nội dung sản phẩm, được Forbes tổng hợp khi phân tích sự giao thoa giữa công nghệ và hành vi của người tiêu dùng:

1. Selling On Social (Bán hàng trên mạng xã hội): Cá nhân hóa, thực tế tăng cường và đảm bảo quy trình mua hàng hợp lý trên mạng xã hội để tiếp cận với tệp khách hàng của thương hiệu.
2. Offering Omnichannel (Bán hàng đa kênh): Chuyển đổi số hay tối ưu hóa các mô hình kinh doanh tại cửa hàng, tăng điểm chạm trên hành trình mua hàng của khách hàng.
3. Reducing Returns (Giảm số lần trả hàng): Đảm bảo chất lượng, chủ động và hợp lý hóa quy trình đổi trả hàng, giúp khách hàng có những quyết định sáng suốt ngay từ đầu.
4. Competing For Consumer Spend (Cạnh tranh chi tiêu của người tiêu dùng): Các nhà bán lẻ cần nhắm mục tiêu cá nhân hóa, tăng tính minh bạch và linh hoạt của quy trình trong nền kinh tế đang thắt chặt hiện nay.
5. Advancing With AI (Tiến bộ với AI): AI hỗ trợ thương hiệu cá nhân hóa nội dung, tối ưu hóa giá linh hoạt và thu thập dữ liệu.

Một trong những thách thức lớn mà các nhà bán lẻ đang đối mặt là quản lý lợi nhuận. 

Trong bối cảnh này, việc kiểm soát số lần trả hàng giữa nhà cung cấp và người mua trở thành một vấn đề quan trọng. 

Dưới đây là những chiến lược và ứng dụng để giảm tình trạng trả lại hàng:

1. Hợp Lý Hóa Quy Trình Trả Hàng - Tự động hóa
Các nhà bán lẻ đang đầu tư vào tự động hóa quy trình trả lại hàng. 
Cổng trả lại hàng trực tuyến, mã QR, và các Ki-ốt tự phục vụ trong cửa hàng giúp đẩy nhanh quá trình trả lại hàng và giảm thời gian chờ đợi.
2. Cải Thiện Chất Lượng Nội Dung Sản Phẩm - Mô tả chính xác
Các thương hiệu nên cung cấp mô tả sản phẩm chính xác và hình ảnh nâng cao. 
Điều này giúp giảm khả năng trả lại hàng do không hài lòng hoặc trình bày sai. 
Thông tin kích thước chi tiết và đánh giá của khách hàng cũng hỗ trợ đặt ra những kỳ vọng thực tế.
3. Biện Pháp Phòng Ngừa - Hướng dẫn ảo
Các thương hiệu cũng có thể ứng dụng công nghệ VR, AR để cung cấp hướng dẫn ảo về độ vừa vặn, công cụ đề xuất kích thước, hoặc sản phẩm cá nhân hóa dựa trên lịch sử giao dịch và sở thích của khách hàng. 
Điều này giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt hơn từ đầu, giảm nhu cầu trả lại hàng sau này.

Lược dịch từ bài viết của Forbes.