Ý nghĩa logo - Văn hóa Nhật thấm đượm trong tâm hồn mỗi nhân viên Sakuko

Theo chia sẻ của đại diện Sakuko:

“Ở phần hình của logo mới này, những hình ảnh biểu trưng cho Nhật Bản được tiết chế lại với ý nghĩa văn hoá Nhật đã thấm đượm trong tâm hồn mỗi người nhân viên của Sakuko.”

Sakuko tái định vị thương hiệu với logo mới (Ảnh: Sakuko).
Sakuko tái định vị thương hiệu với logo mới (Ảnh: Sakuko).

Từ biểu tượng hoa anh đào thể hiện tinh thần nhiệt huyết, kiên cường, đến vòng tròn Enso thể hiện sự ý chí đoàn kết, tính kỷ luật và công bằng của người Nhật.

1. Biểu tượng hoa anh đào - Sức trẻ nhiệt huyết, kiên cường của con người Nhật

Biểu tượng hoa anh đào được lưu giữ từ nét đẹp của logo cũ nhưng được thiết kế tối giản và tinh tế hơn.

Loài hoa này thể hiện sức trẻ nhiệt huyết, tinh thần đoàn kết và sự kiên cường vượt qua mọi khó khăn của những con người Sakuko.

Từ đó, logo hướng đến sự trung thành của nhân viên với mục tiêu phụng sự khách hàng một cách bền bỉ, lâu dài.

Từng nhân viên tại Sakuko đều mang đậm tinh thần phụng sự khách hàng của người Nhật (Ảnh: Sakuko).
Từng nhân viên tại Sakuko đều mang đậm tinh thần phụng sự khách hàng của người Nhật (Ảnh: Sakuko).

2. Vòng tròn Enso - Đoàn kết, kỷ luật và công bằng

Thêm vào đó, chữ O trong Sakuko, cũng giống như vòng tròn Enso, tượng trưng cho sự đoàn kết, kỷ luật và công bằng.

Đặc biệt, góc bên phải của chữ O được cách điệu hướng lên trên, thể hiện sự cải tiến, khát vọng phát triển không ngừng và ngày một đến gần hơn với Sứ mệnh của Sakuko.

Sakuko luôn hướng đến sự cải tiến và đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Ảnh: Sakuko).
Sakuko luôn hướng đến sự cải tiến và đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Ảnh: Sakuko).

Nhìn chung, với bộ nhận diện thương hiệu mới, Sakuko hướng tới các mục tiêu bền vững của văn hóa doanh nghiệp: 

Củng cố giá trị của doanh nghiệp, kiến tạo một tổ chức hạnh phúc, tin vào tiêu chuẩn, giá trị và văn hóa Nhật. 

Định hướng Sakuko - “Ve sầu thoát xác” khỏi hình bóng nhà bán lẻ phân khúc mẹ và bé

Đặc biệt, góc bên phải của chữ O được cách điệu hướng lên trên, thể hiện sự cải tiến, khát vọng phát triển không ngừng và ngày một đến gần hơn với Sứ mệnh của Sakuko.

Điều này thể hiện định hướng về mở rộng quy mô và mong muốn phát triển hơn trong chất lượng sản phẩm nhằm trở thành cầu nối với người tiêu dùng.

1. Sakuko mở rộng quy mô - Tiệm cận gần hơn với số đông người tiêu dùng

Trước đây, Logo Sakuko được lấy ý tưởng từ cửa gỗ Shoji hài hoà, cân đối, gợi nên sự an toàn, tin cậy và tiện lợi đúng như mục tiêu mà Sakuko hướng đến.

Logo cũ mang tầm nhìn trở thành biểu tượng niềm tin dẫn đầu Việt Nam về phân phối, bán lẻ hàng tiêu dùng Nhật nội địa, cung cấp các dịch vụ, ẩm thực và văn hóa đặc trưng của Nhật Bản phục vụ cho cuộc sống người Việt.

Logo cũ và mới của Sakuko (Ảnh: Sakuko).
Logo cũ và mới của Sakuko (Ảnh: Sakuko).
Giờ đây, Sakuko mong muốn thoát ra khỏi hình bóng của một nhà bán lẻ chỉ tập trung cho phân khúc mẹ và bé mà ngày càng mở rộng, tiệm cận gần hơn tới số đông người tiêu dùng, ở mọi đối tượng.

2. Cầu nối giữa người tiêu dùng và sản phẩm Nhật - Sakuko hướng đến sản phẩm chất lượng cao, dễ mua, giá thành hợp lý

Thông qua việc thay đổi nhận diện thương hiệu, Sakuko đã mang lại cái nhìn mới và truyền tải một thông điệp giá trị hơn cho đông đảo khách hàng Việt Nam.

Mục tiêu của Sakuko hiện tại là trở thành cầu nối để người tiêu dùng Việt Nam có thể mua và sử dụng các sản phẩm Nhật Bản chất lượng cao, dễ mua và giá thành hợp lý.

Giá cả hợp lý cùng sản phẩm chất lượng cao mang đến nhiều lợi thế cho Sakuko (Ảnh: Sakuko).
Giá cả hợp lý cùng sản phẩm chất lượng cao mang đến nhiều lợi thế cho Sakuko (Ảnh: Sakuko).

Giờ đây, thương hiệu đã quan tâm hơn đến cảm xúc và chất lượng cuộc sống của khách hàng.

Tất cả đều hướng đến người tiêu dùng, mang tới cuộc sống chất lượng hơn cho người Việt (Ảnh: Sakuko).
Tất cả đều hướng đến người tiêu dùng, mang tới cuộc sống chất lượng hơn cho người Việt (Ảnh: Sakuko).

App bán hàng - Thúc đẩy sự dịch chuyển mạnh mẽ sang nền tảng số

Không chỉ thay đổi về định hướng và hình ảnh thương hiệu, Sakuko còn có sự dịch chuyển sang một nền tảng mới trong chiến lược định vị thương hiệu lần này.

Đối mặt với sự bế tắc của kênh bán lẻ truyền thống, Bà Cao Thị Dung - Chuyên gia tư vấn chiến lược cho hệ thống SAKUKO Hàng Nhật nội địa, tin rằng đa dạng kênh bán hàng, mà cụ thể là thúc đẩy sự dịch chuyển mạnh mẽ sang nền tảng số là giải pháp vượt khó cho doanh nghiệp của mình.

Nhận thấy mô hình đa kênh là xu hướng bán lẻ quan trọng trong thời đại mới, Sakuko đã linh hoạt cách thức tiếp cận khách hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ trọn thị phần.

Theo đó, công ty thúc đẩy kế hoạch chuyển đổi số mô hình kinh doanh truyền thống lên app mang thương hiệu riêng cho công ty của mình. 

Bà Cao Thị Dung, Giám đốc điều hành Sakuko Việt Nam (thứ hai từ trái sang) chia sẻ tại một sự kiện về chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ (Ảnh: The Leader).
Bà Cao Thị Dung - Chuyên gia tư vấn chiến lược cho hệ thống SAKUKO Hàng Nhật nội địa (thứ hai từ trái sang) chia sẻ tại một sự kiện về chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ (Ảnh: The Leader).

Sau một thời gian dài nghiên cứu và tìm hiểu Sakuko đã đặt niềm tin và lựa chọn Abaha để xây dựng "Sakuko App". 

Trong buổi sự kiện chia sẻ về chủ đề tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, chị Cao Thị Dung cho biết việc xây dựng App không chỉ do sức ép hậu COVID-19 mà còn do sự tịnh tiến của thị trường đang diễn ra vô cùng nhanh chóng. 

Sakuko cần một công cụ để gia tăng trải nghiệm khách hàng, đưa khách hàng gần hơn với doanh nghiệp để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình. 

Và App thương hiệu chính là công cụ để làm điều đó.

App Sakuko được ra mắt chính thức ngày 15/6/2022 có mặt trên App store và CH Play. 

Cửa hàng online độc đáo này có 5600 sản phẩm, còn nhỉnh hơn số lượng sản phẩm ở cửa hàng flagship ở phố 165 Thái Hà, Hà Nội.

Việc chuyển dịch khách qua App giúp khách hàng có được nhiều giá trị hơn và gần gũi với thương hiệu yêu thích (Ảnh: Sakuko).
Việc chuyển dịch khách qua App giúp khách hàng có được nhiều giá trị hơn và gần gũi với thương hiệu yêu thích (Ảnh: Sakuko).

Điều này làm tăng tỷ trọng mua hàng online lên đến 10%-20%. 

Mới ra mắt app được hơn 2 tháng trở lại đây nhưng Sakuko đã đạt tỷ lệ khách hàng quay lại mua hàng trên App lên tới 65%.

Những con số trên đã khẳng định được sự hiệu quả của App thương hiệu riêng. 

Ngoài việc tăng trưởng từ tệp khách hàng tải App, Sakuko còn có những chiến dịch tiếp thị liên kết ngay trên App, mở rộng tệp khách hàng mới. 

Chính sách loyalty trao giá trị từ những chương trình ưu đãi, tích điểm đến những bài viết cập nhật thông tin sản phẩm, tips sử dụng chính là lý do mà khách hàng ở lại với thương hiệu.

Lời kết

Tái định vị thương hiệu là sự khẳng định hình ảnh doanh nghiệp với người tiêu dùng hậu COVID-19, thích ứng và đổi mới sáng tạo trong môi trường mới, với trạng thái “bình thường mới".

Sự kiện tái định vị thương hiệu của Sakuko diễn ra với mục đích kết nối văn hóa doanh nghiệp trong nội bộ doanh nghiệp và truyền tải những giá trị văn hóa nổi bật đến với khách hàng. 

Không những thế, đây còn là cơ hội để Sakuko thích ứng và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh hậu COVID-19 và chuyển đổi số, nhằm khẳng định định hướng doanh nghiệp và hình ảnh thương hiệu sau đại dịch.

Sakuko chọn lựa thời điểm tái định vị thương hiệu phù hợp (Ảnh: Sakuko).
Sakuko chọn lựa thời điểm tái định vị thương hiệu phù hợp (Ảnh: Sakuko).

Từ đó, các doanh nghiệp có thể tham khảo và rút ra bài học về tái định vị thương hiệu cho tổ chức hậu COVID-19:

- Cần tái định vị thương hiệu và quản trị thương hiệu một cách toàn diện, nhất quán.
- Mang thông điệp kết nối cho nội bộ doanh nghiệp.
- Thể hiện được định hướng và văn hóa của doanh nghiệp.
- Hướng tới khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm bền vững, mang lợi ích cộng đồng, có giá trị về văn hóa (như Sakuko là sản phẩm Nhật chất lượng cao).

Vậy nên, tái định vị thương hiệu không chỉ chú ý đến những điều cơ bản mà cần phải tạo được điểm nhấn, mang câu chuyện hướng đến lợi ích thực tế của người tiêu dùng và cộng đồng.