Dòng chảy thời gian tạo nên sự thay đổi sâu sắc trong văn hóa, xã hội, thói quen, hành vi và nhận thức của khách hàng.

Những chuẩn giá trị mới được thiết lập.

Đó là lý do mà những thương hiệu từng định vị thành công trong quá khứ sẽ không còn thu hút khách hàng ở thời điểm hiện tại nữa.

Đây là lúc các thương hiệu cần phải cân nhắc việc thay đổi hay còn gọi là “tái định vị”.

Tái định vị thương hiệu - từ chiến lược, phương thức đến khả năng sáng tạo

Theo Muzellec và Lambkin (2006), tái định vị thương hiệu được hiểu là việc tạo ra tên mới, thuật ngữ mới, biểu tượng mới, thiết kế mới hay kết hợp của tất cả các yếu tố đó cho một thương hiệu đã có với mục đích phát triển một vị thế mới, tạo nên sự khác biệt trong tâm trí của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Còn Merrilees và Miller (2008) lại cho rằng, tái định vị thương hiệu là sự thay đổi hình thức hoặc hoạt động marketing.

Có rất nhiều khái niệm về thuật ngữ này nhưng tựu chung lại, tái định vị thương hiệu là một quá trình thay đổi hình ảnh của một doanh nghiệp trong nhận thức của người tiêu dùng.

Nó có thể là chiến lược thị trường đưa ra một cái tên mới, biểu tượng, hoặc thay đổi thiết kế dựa trên thiết kế cũ. Ý tưởng đằng sau việc tái định vị thương hiệu luôn là tạo một bản sắc riêng, mới mẻ và khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Khi các ông lớn “chạy đua" trong cuộc chơi tái định vị

Ngay cả khi thương hiệu đã tồn tại trong một thời gian dài và dành được sự yêu mến, tin tưởng của khách hàng thì hoạt động tái định vị vẫn cần thiết.

Tái định vị thương hiệu giúp giữ lại các yếu tố khiến khách hàng yêu mến, nhưng nâng cấp thương hiệu theo hướng phù hợp với môi trường kinh doanh, chiến lược doanh nghiệp để phục vụ mục tiêu ngày càng phát triển của doanh nghiệp.

Adobe Creative Cloud - nâng cấp bản sắc thương hiệu

Tháng 5/2020, Adobe đã đăng tải bài viết “Evolving Our Brand Identity” (tạm dịch: Nâng cấp bản sắc thương hiệu) để giải thích về quyết định rebrand của mình:

"Chúng tôi đang tạo ra những thay đổi cho thương hiệu để khách hàng dễ dàng nắm bắt danh mục sản phẩm và có cái nhìn mới mẻ về công ty."

Adobe hiện đang sở hữu hơn 50 phần mềm dịch vụ khiến người dùng thường xuyên “choáng ngợp” khi lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu (nguồn: Hubspot). Adobe hiện đang sở hữu hơn 50 phần mềm dịch vụ khiến người dùng thường xuyên “choáng ngợp” khi lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu (nguồn: Hubspot).

Chính vì vậy, công ty đã thiết kế lại một số biểu tượng sau:

Logo công ty

Logo Creative Cloud

Logo sản phẩm

Các góc cạnh của logo được bo tròn hơn

null

Những thiết kế mới đã góp phần tạo điểm nhấn và sắp xếp các dịch vụ sản phẩm của Adobe Creative Cloud một cách hiệu quả hơn.

Ví dụ, tất cả các ứng dụng trong danh mục Video của Adobe đều có màu tím và xanh dương tương tự nhau.

XiaoMi - Bộ nhận diện thương hiệu khẳng định tầm nhìn hiện đại

Sau khi công bố logo mới, người sáng lập, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Lei Jun đã hỏi khán giả trong buổi ra mắt: "Bạn có thất vọng về logo này không? Chúng tôi chỉ làm cho logo ban đầu của mình tròn hơn."

Anh cho biết thêm: "Lần này, nhà thiết kế nói với tôi rằng anh ấy không chỉ thay đổi hình dáng từ vuông sang tròn, mà thực sự, tinh thần bên trong của thương hiệu sẽ được thay đổi".

Khái niệm "Alive" là chiến lược của Xiaomi trong kỷ nguyên của sự kết nối, nhằm mục đích mang lại nhiều sự đổi mới hơn trên toàn thế giới và phát triển cùng với người dùng của mình.

Mặc dù logo có vẻ không phải là một sự thay đổi lớn, nhưng Xiaomi cho biết khái niệm "Alive" do Hara đề xuất giải thích triết lý của Xiaomi từ góc độ trực quan, mang lại cho thương hiệu một hình ảnh trực quan tràn đầy sức sống. Mặc dù logo có vẻ không phải là một sự thay đổi lớn, nhưng Xiaomi cho biết khái niệm "Alive" do Hara đề xuất giải thích triết lý của Xiaomi từ góc độ trực quan, mang lại cho thương hiệu một hình ảnh trực quan tràn đầy sức sống.

"Con người đang sống - công nghệ được tạo ra bởi con người - công nghệ, do đó, cũng đang sống. Công nghệ sẽ luôn phục vụ nhu cầu của cuộc sống."

Đồng thời, hãng cũng ra mắt Bộ xử lý tín hiệu hình ảnh Surge C1 để thể hiện khả năng của mình trong lĩnh vực xử lý hình ảnh.

Đối với điện thoại thông minh, gần đây hãng cũng đã ra mắt Mi MIX FOLD sử dụng thiết kế bản lề hình chữ U. Đối với điện thoại thông minh, gần đây hãng cũng đã ra mắt Mi MIX FOLD sử dụng thiết kế bản lề hình chữ U.

Có thể thấy bộ nhận diện thương hiệu mang một ý nghĩa vô cùng lớn.

Nó không chỉ tạo một dấu ấn riêng cho từng thương hiệu mà còn thể hiện được tính cách, tầm nhìn, và tinh thần của thương hiệu đó.

Vì lẽ đó, các doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn bộ nhận diện thương hiệu thể hiện rõ nhất tinh thần thương hiệu để có thể truyền tải được giá trị cốt lõi cũng như chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ đến với toàn bộ khách hàng và thị trường.

VPBank và sự thay đổi tinh tế, gửi đến khách hàng niềm tin vào sự thịnh vượng

Thành lập từ năm 1993, lần đầu tiên VPBank tái định vị thương hiệu là vào năm 2010, với việc đổi tên từ Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng.

Đây cũng là lần đầu tiên ngân hàng ra mắt "bông hoa thịnh vượng" đặc trưng với màu đỏ nổi bật. Đây cũng là lần đầu tiên ngân hàng ra mắt "bông hoa thịnh vượng" đặc trưng với màu đỏ nổi bật.

Trong vòng 10 năm sau đó, VPBank đã có bước tăng trưởng nhảy vọt từ một ngân hàng "siêu nhỏ" thành top 4 ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

Những tưởng nhà băng này đang rất hài lòng với vị thế và thương hiệu của mình, thì đến tháng 4/2022, VPBank một lần nữa tuyên bố tái định vị thương hiệu.

Theo ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank, sự thay đổi định vị thương hiệu lần này nhằm hướng đến mục tiêu mang sự thịnh vượng đến khách hàng và từ đó kiến tạo sự phồn thịnh chung mang tầm quốc gia, tập trung vào các dự án trọng điểm với 4 giá trị: Thịnh vượng Tài chính - Thịnh vượng Cộng đồng - Thịnh vượng Thể chất và Thịnh vượng Tinh thần.

Tái định vị thương hiệu là tái định vị chiến lược

Logo thương hiệu

Hình ảnh hoa thịnh vượng cách điệu với 2 màu xanh lá - đỏ quen thuộc vẫn được lưu giữ.

Dưới sự sáng tạo của đơn vị Pencil Group, cụm logo đã được tinh chỉnh lại theo tỷ lệ vàng với sự kết hợp của 2 khối vuông và tròn - biểu trưng cho sự kết hợp giữa con người và công nghệ.

Biểu tượng của logo ngân hàng VPbank là hình ảnh cách điệu bông hoa sen đang nở, loài hoa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, thể hiện mong muốn của VPbank đóng góp vào sự phát triển bền vững, thịnh vượng và trường tồn cho đất nước Việt Nam. Biểu tượng của logo ngân hàng VPBank là hình ảnh cách điệu bông hoa sen đang nở, loài hoa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, thể hiện mong muốn của ank đóng góp vào sự phát triển bền vững, thịnh vượng và trường tồn cho đất nước Việt Nam.

Màu đỏ tươi của cánh hoa thể hiện sự nhiệt huyết, tinh thần làm việc hăng say, tính sáng tạo, sự thịnh vượng và may mắn cũng như tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, đối với cộng đồng trong mỗi hoạt động của VPBank.

Đặc biệt, nét chữ ‘K’ ở cuối logo được tạo thành bởi cánh hoa sen màu đỏ hướng lên trên, thể hiện quyết tâm của ank muốn đem đến khách hàng những sản phẩm và dịch vụ độc đáo, khác biệt với chất lượng tốt nhất, với phong cách hiện đại, chuyên nghiệp và đáng tin cậy nhất, với mong muốn giúp khách hàng biến ước mơ thành hiện thực thông qua những nỗ lực hành động.

Cùng với hình ảnh cánh hoa sen, cánh hoa trong chữ ‘K’ đem đến cảm giác về một sự nhất quán, kiên định với định hướng phát triển bền vững của ngân hàng, xây dựng hình ảnh một ank là đối tác uy tín cho sự hợp tác bền chặt và cùng phát triển với các khách hàng.

Triển khai các concept lớn

Đi cùng bông hoa thịnh vượng là một tuyên ngôn hoàn toàn mới: "Vì một Việt Nam thịnh vượng".

Lãnh đạo VPBank lý giải, tuyên ngôn mới thể hiện được khát vọng mang sự thịnh vượng toàn diện cho mỗi cá nhân, xã hội và đất nước. Lãnh đạo VPBank lý giải, tuyên ngôn mới thể hiện được khát vọng mang sự thịnh vượng toàn diện cho mỗi cá nhân, xã hội và đất nước.

Khách hàng và giới đầu tư đặt kỳ vọng vào lần thay đổi này của VPBank, bởi sau lần tái định vị thương hiệu đầu tiên, ngân hàng đã có những bước tăng trưởng nhảy vọt.

Quay về hơn 10 năm trước (năm 2010), thời điểm VPBank chính thức đổi tên và lần đầu công bố phương châm "Hành động vì những ước mơ", ngân hàng khi đó vẫn xếp ở nhóm các ngân hàng có lợi nhuận ít.

Thời điểm đó, khi thị trường ngân hàng đua nhau thâu tóm khách hàng lớn với những khoản vay trăm tỷ, nghìn tỷ, VPBank ngược dòng tìm đến khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, thậm chí siêu nhỏ.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và siêu nhỏ (MSME) là xương sống của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Điều này đặc biệt đúng với Việt Nam .Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (sử dụng từ 1-249 lao động) chiếm 96% trong tổng số các công ty, sử dụng 47% lượng lao động và đóng góp 36% giá trị gia tăng quốc gia. 

Một sự cải tổ toàn diện cùng chiến lược hoạt động có phần liều lĩnh đã giúp VPBank “lột xác”, vươn mình trở thành một trong những “ông lớn” đứng đầu thị trường.

Triển khai từ các sản phẩm hiện đại đến các hoạt động mới

Sản phẩm mới - Trải nghiệm toàn diện về “thịnh vượng"

Cụ thể, VPBank cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài chính toàn diện, các xu hướng tiêu dùng tài chính thông minh, các gói hỗ trợ linh hoạt, hiệu quả.

Những giải pháp tài chính tiêu dùng sẽ giúp người dân có thu nhập thấp có điều kiện và động lực cải thiện cuộc sống.

null

Các dịch vụ dành cho khách hàng trung lưu (VPBank Prime) và khách hàng ưu tiên (VPBank Diamond) không chỉ mang lại nhiều giải pháp tài chính đa năng hơn, mà còn giúp tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ để khách hàng chinh phục nhiều mục tiêu quan trọng của cuộc đời.

Đối với doanh nghiệp, VPBank không chỉ trở thành người bạn đồng hành mà còn là một “đòn bẩy tài chính” hữu hiệu nâng các doanh nghiệp đến những thành công hơn.

Ngân hàng cũng chỉnh trang lại các điểm giao dịch VPBank Express, thay mới các máy ATM và máy gửi tiền tự động (CDM).

Tại đây, khách hàng có thể sử dụng tính năng mới rút tiền bằng QR code với app VPBank NEO hay gửi tiền vào tài khoản bất cứ lúc nào. Tại đây, khách hàng có thể sử dụng tính năng mới rút tiền bằng QR code với app VPBank NEO hay gửi tiền vào tài khoản bất cứ lúc nào.

Khách hàng ngày nay đều hướng đến sự tiện lợi, nhanh chóng, không muốn chịu những giới hạn về thời gian với các dịch vụ ngân hàng. 

Vì thế các kiosk tự phục vụ 24/7 VPBank NEO Express cũng được mở mới với diện mạo khang trang và công nghệ hiện đại để cung cấp hàng loạt dịch vụ tài chính tự phục vụ tiện lợi và an toàn cho khách hàng. Vì thế các kiosk tự phục vụ 24/7 VPBank NEO Express cũng được mở mới với diện mạo khang trang và công nghệ hiện đại để cung cấp hàng loạt dịch vụ tài chính tự phục vụ tiện lợi và an toàn cho khách hàng.

Các hoạt động mới vì cộng đồng

Bên cạnh việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, chương trình “Light Up Vietnam” là sự kiện ghi dấu sứ mệnh “Vì một Việt Nam thịnh vượng” của VPBank.

Sự xuất hiện của những ngôi sao đình đám nhất nhì Vpop, hệ thống âm thanh - ánh sáng chất lượng quốc tế và sân khấu được thiết kế cực hoành tráng của đại nhạc hội chính là “hồi trống đầu” cổ vũ cho sự sôi động trở lại của nền kinh tế, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, của một Việt Nam cuộn trào sức sống mới.

“Cùng với những hoạt động như thắp sáng các tòa nhà biểu tượng trên khắp cả nước, trao sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi vì COVID-19, khám chữa bệnh miễn phí cho các tiểu thương nghèo tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.., chúng tôi kỳ vọng đại nhạc hội “Light Up Vietnam” sẽ lan tỏa ý nghĩa của những giá trị thịnh vượng mới mà VPBank tiên phong khởi xướng đến với cộng đồng, từ đó khơi dậy khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người Việt trẻ.” Đại diện VPBank cho biết.

null

VPBank đã đầu tư và chuẩn bị rất kỳ công cho sự kiện, với mong muốn chương trình sẽ khởi đầu cho sự “hồi sinh” của những sắc màu lễ hội rực rỡ cũng như cổ vũ cho một tinh thần Việt Nam luôn lạc quan, vững vàng sau đại dịch.

Artwork sáng tạo - chất xúc tác đến từ cảm xúc

Những tấm pano “biết nói"

Năm 2022, chiến dịch “Sống trọn thịnh vượng riêng” của VPBank đã khéo léo nắm bắt câu chuyện về dịch bệnh, thông qua đó kết nối với người dùng.

Có thể nói, đây là chiến dịch thành công nhất  của VPBank. Có thể nói, đây là chiến dịch thành công nhất của VPBank.

Chiến dịch này đã giúp VPBank xếp thứ hai trong bảng xếp hạng ngành hàng Banking (theo YMI) & trở thành chiến dịch Tết có lượng người tham gia thảo luận nhiều nhất của lĩnh vực Banking.

Những tấm pano được dựng lên khắp thành phố để tạo ấn tượng với người dân thành phố.

Cư dân của mỗi quận huyện sẽ được nhìn thấy một câu chuyện khác nhau, đặc trưng cho chính vùng đất mình đang sinh sống và lớn lên mỗi ngày. Cư dân của mỗi quận huyện sẽ được nhìn thấy một câu chuyện khác nhau, đặc trưng cho chính vùng đất mình đang sinh sống và lớn lên mỗi ngày.

Những điều này có thể đơn giản và quen thuộc đến mức đã trở thành một đặc tính “bất thành văn” mà bất kỳ ai cũng biết.

 Sáng tạo nhờ các yếu tố Việt

Bên cạnh quá trình tái định vị thương hiệu của VPBank là sự hỗ trợ của Pencil Group - công ty chuyên tư vấn và thiết kế tái định vị cho doanh nghiệp.

Anh Nguyễn Tiến Huy - CEO của Pencil Group, người tiên phong trong kỷ nguyên kết nối. Ông Nguyễn Tiến Huy - CEO của Pencil Group, người tiên phong trong kỷ nguyên kết nối.

Các thương hiệu lớn từ Việt Nam thường chọn các đơn vị tư vấn nước ngoài cho các dự án tái định vị thương hiệu.

Trong cuộc đấu thầu công bằng giữa các đơn vị nước ngoài và một đơn vị trong nước với các nhân sự Việt có kinh nghiệm quốc tế, sáng tạo Việt đã được khẳng định.

Pencil Group là đơn vị đã đấu thầu và chiến thắng 5 tập đoàn đa quốc gia, trong gói thầu tư vấn chiến lược và triển khai truyền thông thương hiệu VPBank mới.

Tại vòng trình bày trước hội đồng quản trị của VPBank, Pencil Group đã biến buổi thuyết trình thông thường thành một triển lãm trưng bày các ứng dụng sáng tạo của hệ thống nhận diện mới và được chủ tịch phê duyệt ngay tại chỗ.

Trước đến giờ các tập đoàn tỷ đô của Việt Nam hay nghĩ rằng cứ phải nước ngoài mới làm được, nhưng thực tế giờ đã khác nhiều rồi.

Thiết kế chi nhánh mới, rồi phát triển các thương hiệu mới VPBank Prime và VPBank NEO cũng là Pencil Group thực hiện.

Khi ngành tài chính cần đổi mới hoàn toàn về thương hiệu

“Trong bối cảnh mới, ngành tài chính cần đổi mới về thương hiệu, thể hiện được “lifestyle” (lối sống) phù hợp hơn với sự dịch chuyển của xã hội.

Do đó hình ảnh các thương hiệu ngành tài chính vốn được cho là khô khan nay cần được đổi mới để đi cùng với sự thay đổi trong đời sống số của đại bộ phận người dân”, CEO Nguyễn Tiến Huy nhấn mạnh.

Cũng theo anh Nguyễn Tiến Huy, đặc biệt là trong giai đoạn hậu COVID-19, dịch chuyển về lối sống số diễn ra mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Vì tất cả mọi người giao tiếp cùng với nhau, kết nối với nhau qua không gian online hết sau thời gian giãn cách.

Đồng thời, giải pháp tài chính cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp hay kể cả những doanh nghiệp lớn hàng đầu bây giờ cũng có sự dịch chuyển lớn.

Do đó, các ngân hàng, tổ chức tài chính cũng phải chuyển mình để thích ứng, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội. Do đó, các ngân hàng, tổ chức tài chính cũng phải chuyển mình để thích ứng, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội.

Nơi người Việt được thỏa sức sáng tạo

Theo đánh giá của giới truyền thông, việc một doanh nghiệp của Việt Nam như Pencil Group là tác giả chiến lược thương hiệu, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu và truyền thông thương hiệu cho một ngân hàng lớn, nhiều tham vọng như VPBank cũng cho thấy năng lực sáng tạo của người Việt không hề thua kém doanh nghiệp nước ngoài.

Khoảng 10 năm gần đây, xu hướng các nhân sự cao cấp người Việt rời khỏi các tập đoàn đa quốc gia để đứng riêng phát triển các doanh nghiệp dịch vụ truyền thông tiếp thị, càng ngày càng phổ biến.

Trong số đó, có các doanh nghiệp đã vươn lên đứng ngang hàng với các tập đoàn đa quốc gia và chiến thắng trong những dự án phát triển thương hiệu lớn của nước nhà.

Như Pencil Group, doanh nghiệp này là đơn vị đã đấu thầu và chiến thắng 5 tập đoàn đa quốc gia trong gói thầu tư vấn chiến lược, triển khai truyền thông thương hiệu VPBank mới.

Anh Thư - Trends Việt Nam

Đăng ký và mở tại khoản VPBank TẠI ĐÂY.