Thúc đẩy chuyển đổi số hậu COVID-19

Trong báo cáo trên, Việt Nam được dự báo ​​sẽ đạt 220 tỉ đô la tổng giá trị hàng hóa giao dịch trên không gian số.

Bên cạnh sự nổi lên của nền kinh tế số đó, một nền kinh tế truyền thống cũng đang dần được số hóa.

Tác động của dịch COVID-19 đã đẩy nhanh nhiều hoạt động số hóa (digitization), rồi cao hơn là chuyển đổi số (digital transformation).

Sau đó mới tới một tiến trình chuyển đổi số thật sự, đưa các công nghệ số vào để cải thiện quy trình kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng.

Tương tự, chuyển đổi số có dấu ấn quan trọng và nổi bật trên nhiều hoạt động, ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.

Tiến trình thích ứng và chuyển đổi này tạo ra một cơ hội lớn trong rất nhiều ngành nghề.

Chuyển đổi số cần được coi như “vaccine” hỗ trợ phục hồi, tăng tốc kinh tế xã hội, đặc biệt là giai đoạn hậu đại dịch.

Hội thảo trực tuyến “Paths to Digital Careers” do dự án Digiforce tổ chức ngày 20-2-2021 thu hút hơn 1.400 người tham dự trực tuyến cho thấy sức hút về cơ hội nghề nghiệp mới trong không gian số này.

Tại hội thảo, các diễn giả đã trao đổi những khía cạnh khác nhau về cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng cần thiết.

Trong số đó liên quan đến những nghề nghiệp mới như marketing số (digital marketing), phân tích dữ liệu (data analytics), tài chính công nghệ (FinTech), giáo dục công nghệ (edtech).

Một số ngành, lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số, trong đó, chú trọng tới việc triển khai các sáng kiến nhằm liên kết giữa các ngành, lĩnh vực để cung cấp một trải nghiệm mới, mang lại giá trị cho người dân, doanh nghiệp và xã hội. Một số ngành, lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số, trong đó, chú trọng tới việc triển khai các sáng kiến nhằm liên kết giữa các ngành, lĩnh vực để cung cấp một trải nghiệm mới, mang lại giá trị cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.

Sự phát triển của số hóa dữ liệu và chuyển đổi số tất yếu tạo ra nhiều việc làm cho những người có thể làm việc với dữ liệu.

Sử dụng dữ liệu, đưa ra các phân tích nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Business analytics là việc sử dụng công nghệ để phân tích, trình bày dữ liệu nhằm hỗ trợ việc đưa ra các quyết định trong các tổ chức.

Nó xem xét cách mà các doanh nghiệp cấu trúc hệ thống thông tin của họ, và cách mọi người và các tổ chức sử dụng công nghệ.

Nhằm cải thiện quy trình làm việc và đổi mới sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Ở một cấp độ phức tạp hơn thì Business Analytics còn bao gồm cả thuật toán, mô hình và công cụ chuyên dụng để so sánh dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau. Ở một cấp độ phức tạp hơn thì Business Analytics còn bao gồm cả thuật toán, mô hình và công cụ chuyên dụng để so sánh dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau.

Từ những dữ liệu số hóa về hóa đơn mua hàng của khách hàng, người phân tích dữ liệu có thể đưa ra những đánh giá, dự đoán, hiểu biết sâu sắc về những hàng hóa có thể sẽ bán chạy.

Điều này cũng có thể được ứng dụng cho các trường đại học trong tuyển sinh, xây dựng chương trình học, thiết kế các khóa học theo hướng cá nhân hóa.

Vừa phù hợp với năng lực và vừa là sở thích của người học, đặc biệt là với những chương trình ngoại khóa.

Hoặc một ngân hàng hay công ty chứng khoán có thể biết được thói quen giao dịch, nguồn tiền, mức độ lời lỗ trong hoạt động đầu tư của một khách hàng mà đưa ra những đề xuất đầu tư hay sản phẩm phù hợp.

Về cơ bản, phân tích dữ liệu cho phép các công ty hiểu được nhu cầu của khách hàng có khi còn trước cả khách hàng nhận ra là mình có nhu cầu đó hoặc giúp khách hàng tiêu dùng và đầu tư thông minh hơn.

Cơ hội phát triển của ngành nghề “số”

Tiềm năng của công nghệ máy học nói riêng, trí tuệ nhân tạo nói chung, kết hợp với các robot, phân tích dữ liệu và kết hợp nó với tự động hóa là vô cùng lớn.

Không chỉ đang được ứng dụng trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, ngân hàng bán lẻ.

Nó còn thâm nhập vào cả khu vực ngân hàng đầu tư, nơi mà những mối quan hệ mềm, khó số hóa là tài sản vô hình quan trọng.

Ví dụ như Citigroup đã ứng dụng phân tích dữ liệu lớn để nâng cao hiệu quả tiếp cận và tư vấn khách hàng trong cả một lĩnh vực được cho là “các con bot” không thể xâm nhập là tư vấn tài chính doanh nghiệp và “làm deal”.

Citigroup tạo ra những cơ hội rộng lớn với dữ liệu lớn, mới, độc, lạ mở ra nhu cầu khổng lồ cho một bộ phận nhân lực trong nghề làm việc dữ liệu. Citigroup tạo ra những cơ hội rộng lớn với dữ liệu lớn, mới, độc, lạ mở ra nhu cầu khổng lồ cho một bộ phận nhân lực trong nghề làm việc dữ liệu.

Ở Anh và Mỹ, nhu cầu hiện tại của những vị trí này rất lớn và cứ có thể làm được là có việc, bằng cấp là chuyện phụ.

Chẳng hạn ở trường đại học của người viết, một sinh viên có kỹ năng thu thập và phân tích dữ liệu của khoa công nghệ làm thêm với vai trò trợ lý nghiên cứu cho 4-5 dự án nghiên cứu trong trường cùng một lúc là bình thường.

Nhờ đó, sinh viên có thu nhập tương đương thậm chí cao hơn các bạn mới tốt nghiệp ra làm việc cho ngân hàng toàn thời gian.

Những cơ hội nghề nghiệp không chỉ giới hạn ở những người có kỹ năng làm việc với dữ liệu. Bên cạnh đó còn mở ra với người có nhiều kỹ năng cũ nhưng chuyển đổi lên không gian số. Những cơ hội nghề nghiệp không chỉ giới hạn ở những người có kỹ năng làm việc với dữ liệu. Bên cạnh đó còn mở ra với người có nhiều kỹ năng cũ nhưng chuyển đổi lên không gian số.

Ví dụ, ở các công ty FinTech, vị trí đang “nóng” hàng đầu không phải là công nghệ hay dữ liệu mà là vị trí chuyên gia đảm bảo tuân thủ quy định (compliance).

Vì các công ty FinTech hoạt động trong những lĩnh vực nhạy cảm là thanh toán, quản lý tiền và cho vay (mà dẫn đầu hiện tại là mảng thanh toán).

Nên nhu cầu tuân thủ quy định chống rửa tiền, biết rõ khách hàng, và đảm bảo an toàn dữ liệu, bảo mật dữ liệu là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Ngoài ra, các công ty FinTech, Insurtech, edtech cũng đang cần rất nhiều người làm marketing số, bán hàng, chăm sóc khách hàng.

Fintech là việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào dịch vụ tài chính. Thống kê cho thấy, hiện nay tại Việt Nam đang khoảng 10 công ty Fintech được cấp phép hoạt động tại Việt Nam (MoMo, Payoo, 123pay,…). Fintech là việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào dịch vụ tài chính. Thống kê cho thấy, hiện nay tại Việt Nam đang khoảng 10 công ty Fintech được cấp phép hoạt động tại Việt Nam (MoMo, Payoo, 123pay,…).

Vì nhìn chung công nghệ đem vào là để nâng cao trải nghiệm của người dùng dịch vụ.

Do đó, trọng tâm vẫn là chuyển những hiểu biết từ hành vi người dùng sang việc tiếp cận và giữ chân họ.

Điều quan trọng là họ cần có kỹ năng làm việc trên không gian số, hiểu biết tương đối về công nghệ, lợi ích của ứng dụng để mà thực hiện công việc hiệu quả hơn.

Đào tạo nghề nghiệp số

Những trường hợp kể trên chỉ ra rằng dù là nghề làm việc với dữ liệu, hay là cầu nối giữa công nghệ với khách hàng trên thế giới số.

Vẫn cần có những kỹ năng mới và do đó phát sinh nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các nghề nghiệp số.

Tuy nhiên, ở các kênh đào tạo truyền thống như đại học, thì quá trình đào tạo có thể kéo dài, và do đó có thể không đáp ứng kịp nhu cầu thị trường.

Ở đây dẫn đến một cơ hội mới cho việc đào tạo lại nguồn nhân lực tận dụng chính các lợi thế mà thế giới số tạo ra, đó là các chương trình học trực tuyến.

Lấy ví dụ, các tổ chức đào tạo truyền thống như ACCA và ICAEW cũng nhận ra nhu cầu nghề nghiệp số trong lĩnh vực tài chính kế toán mà đưa ra các chứng chỉ, khóa học ngắn tương ứng.

Ví dụ nguồn học liệu “AI in Finance” của ICAEW hoặc các chứng chỉ phân tích dữ liệu và về chuyển đổi số. Ví dụ nguồn học liệu “AI in Finance” của ICAEW hoặc các chứng chỉ phân tích dữ liệu và về chuyển đổi số.

Đây là một cơ hội cho những tổ chức đào tạo ứng dụng công nghệ, dùng sự linh hoạt của mình để đưa ra các chương trình đào tạo nhanh, ngắn hạn, học liền dùng liền để cung cấp nguồn nhân lực cho thị trường.

Đáp ứng phần nào nhu cầu “nóng”, trong lúc chờ đợi nguồn nhân lực đào tạo bài bản được cung ứng ra thị trường.

Trên thế giới số thì đào tạo nhân lực cũng có thể tận dụng những lợi ích mà chính thế giới đó mang lại.

Tổng hợp, nguồn: Kinh tế Sài Gòn, CafeF