Nền kinh tế vẫn tăng trưởng

Theo Tim Leelahaphan - chuyên gia kinh tế phụ trách Việt Nam và Thái Lan thuộc Standard Chartered, nhận xét "Nền tảng kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì mạnh mẽ. Việt Nam là một trong các nền kinh tế hoạt động tốt nhất thế giới trong giai đoạn dịch bệnh".

Dù dãn cách, nền kinh tế Việt Nam vẫn năng động theo cách riêng của mình. Dù dãn cách, nền kinh tế Việt Nam vẫn năng động theo cách riêng của mình.

Điều này xảy ra nhờ nền kinh tế Việt Nam có sức khỏe tốt, Chính Phủ phản ứng nhanh chóng trước dịch bệnh đồng thời với mũi nhọn xuất khẩu, Việt Nam đã tận dụng cơ hội để hưởng lợi khi nhiều nền kinh tế khác đóng băng.

Nhưng bên cạnh đó còn một nhân tố khác thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển trong đại dịch đó chính là nền kinh tế số sôi động, phát triển nhanh và hút vốn lớn.

Nền kinh tế số Việt Nam trong dịch

Trong bối cảnh dịch bệnh, nền kinh tế số Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung được dự báo khởi sắc, và sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong trung hạn. Năm ngoái, kinh tế số mang lại cho Việt Nam 14 tỷ USD, tăng trưởng 16%.

Với hơn 60 triệu người dùng Internet trên 100 triệu dân, Việt Nam được đánh giá là một trong các nước sở hữu tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá tại khu vực ASEAN.

Báo cáo e-Conomy SEA 2020 từ Google, Temasek và Bain & Co. cho biết, giá trị nền kinh tế số của Việt Nam sẽ tăng lên 52 tỷ USD vào năm 2025, tăng gần 20% so với năm 2020 và gấp 17 lần so với năm 2015.

Nền kinh tế số đã dần "thấm" vào mọi khía cạnh đời sống của người dân. Nền kinh tế số đã dần "thấm" vào mọi khía cạnh đời sống của người dân.

Đồng thời đại dịch đã khiến nhiều người thay đổi hành vị và thói quen càng tiêu dùng kèm với việc Chính Phủ thực hiện phổ cập điện thoại và với Nghị quyết 52 về mục tiêu đến năm 2025, nền kinh tế số tại Việt Nam đạt 20% GDP, cũng là cơ sở giúp kinh tế số phát triển lớn mạnh bất chấp dịch bệnh.

Hút vốn đầu tư đặc biệt trong mảng thanh toán và bán lẻ

Thị trường thương mại điện tử non trẻ nhưng phát triển nhanh

Theo Euromonitor International, dù thương mại điện tử chỉ mới chiếm tỷ trọng khoảng 3% thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2020 - mức thấp nhất tại Đông Nam Á, song tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực này vẫn hết sức hấp dẫn.

Nhưng với tốc độ tăng trưởng 18% và quy mô đạt 11,8 tỷ USD, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số năm 2020 điều này là cực kỳ hấp dẫn đối với những nhà đầu tư có vốn lớn.

Năm ngoái Việt Nam ghi nhận có tới 30% người Việt mua mọi thứ từ thực phẩm đến đồ điện tử qua mạng do tác động của Covid, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng với đại dịch người tiêu dùng sẽ thay đổi thói quen và hành vi tiêu dùng không chỉ trong mà cả sau đại dịch.

Vốn đầu từ nước ngoài đổ vào mảng thanh toán và bán lẻ

Theo quan sát, từ năm 2016 đến nửa đầu 2020, giới đầu tư đã rót 1,9 tỷ USD vào lĩnh vực trực tuyến của Việt Nam. Và, hàng loạt startup được hậu thuẫn bởi Warburg Pincus, Goldman Sachs, JD.com cùng các công ty trong khu vực, thậm chí cả Amazon, cũng đang nhắm đến tầng lớp trung lưu đang tăng ở Việt Nam.

Thanh toán và bán lẻ tiếp tục là 2 lĩnh vực nhận được nhiều nhất các khoản đầu tư giá trị lớn trong năm 2020. Thanh toán và bán lẻ tiếp tục là 2 lĩnh vực nhận được nhiều nhất các khoản đầu tư giá trị lớn trong năm 2020.

Có thể thấy thanh toán và bán lẻ tiếp tục là 2 lĩnh vực nhận được nhiều nhất các khoản đầu tư giá trị lớn trong năm qua. Xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp tục trong năm nay.

Và gần đây nhất, một liên minh giữa Alibaba Group và Baring Private Equity Asia sẽ rót 400 triệu USD để đổi lấy 5,5% cổ phần thuộc CrownX - nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan tại Masan Consumer Holdings và VinCommerce. Theo thỏa thuận công bố ngày 18/5/2021, Masan sẽ hợp tác với đơn vị thương mại điện tử tại Đông Nam Á của Alibaba là Lazada.

Còn M-Service JSC - startup đứng sau ví điện tử Momo, vào tháng 1/2021 cũng đã huy động được hơn 100 triệu USD từ một nhóm đầu tư, bao gồm Warburg Pincus. Bên cạnh đó, theo thông tin từ Crunchbase, một nhóm nhà đầu tư, trong đó có Sumitomo Corp. và JD.com, đã rót cho Tiki 192,5 triệu USD.

Theo doanh nhân Sài Gòn.