Hướng tới việc sử dụng chất liệu hỗ trợ sức khoẻ
Theo nghiên cứu từ các giảng viên Khoa Truyền thông và Thiết kế Đại học RMIT, ngành dệt may hướng tới sử dụng các loại vải vóc hỗ trợ sức khỏe bằng việc tích hợp tính năng kiểm soát khí hậu và các tính năng khác nhằm nâng cao hiệu suất và thoải mái hơn.
Nhiều công nghệ sử dụng trong quần áo thông minh đến từ tự nhiên.
Chúng cung cấp những giải pháp “công nghệ cao” đến từ những đặc tính tự nhiên vốn có và những cơ chế hỗ trợ qua lại trong các đặc tính cơ lý có sẵn.
Hóa học hiện đại là nguồn cải tiến sáng tạo cho các công nghệ dùng sản phẩm tự nhiên trong dệt may, bao gồm các chế phẩm từ thực vật, chiết xuất thực vật, và rất nhiều các nguyên tố, kết tinh, khoáng chất, hợp khoáng tự nhiên đa dạng.
Trong khi việc sử dụng các nghiên liệu tự nhiên này đến từ công nghệ hiện đại, nhưng những nguyên liệu này đều đã được tổ tiên chúng ta biết đến hàng trăm năm trước.
Trong khi công nghệ trong may mặc bắt đầu chủ yếu với các loại xơ nhân tạo (bởi vì vào thời gian đầu, việc phối trộn các nguyên liệu vào xơ nhân tạo diễn ra dễ dàng hơn), thì ngày càng có nhiều nhà sáng chế đang tạo ra “quần áo thông minh” với bông là nguyên liệu chính.
Xu hướng sức khỏe thời hiện đại (được thúc đẩy bởi người tiêu dùng trẻ, được sống trong lối sống lành mạnh hơn) sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu về quần áo không chỉ mang tính thời trang và có chức năng bảo vệ, mà còn cung cấp những phương thức hỗ trợ sức khỏe cá nhân.
Khi càng nhiều cải tiến được tiến hành, quần áo thông minh sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong ngành may mặc – và bông sẽ là một nguyên liệu quan trọng cho quần áo thông minh.
Thời trang bền vững đem đến một làn gió mới cho người tiêu dùng
Bên cạnh hướng tới những chất liệu hỗ trợ sức khoẻ thì thời trang bền vững cũng sẽ trở thành xu hướng lên ngôi trong năm nay.
Được ví như một "cơn sóng thần" càn quét qua hàng trăm quốc gia trên thế giới, đại dịch COVID-19 đang len lỏi vào từng ngõ ngách kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng rõ rệt tới ngành công nghiệp thời trang.
Tuy nhiên, từ những khó khăn đó, ngành thời trang trên thế giới đã có những bước ngoặt mang tính lịch sử.
Giờ đây, các thương hiệu không chỉ chú trọng đến mẫu mã, xu hướng mà còn phải thực sự quan tâm tới tính bền vững do tất cả đang phải thắt chặt hầu bao vì dịch bệnh.
Từ đó, xu hướng thời trang bền vững bắt đầu phát triển mạnh mẽ, đem đến một làn gió mới cho người tiêu dùng.
Theo các nhà nghiên cứu, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ý thức hơn về các vấn đề sinh thái liên quan đến thời trang theo xu hướng toàn cầu.
Trong đó có việc giặt giũ không nước, tái sử dụng, tái chế và bán lại quần áo cũ và quần áo cổ điển trên thị trường quần áo qua sử dụng đang nở rộ.
Thay đổi hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng
Người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi cách mua sắm để ứng phó với khủng hoảng từ dịch COVID-19.
Phong tỏa do dịch đã thúc đẩy mô hình bán hàng trực tuyến và xu hướng này dường như vẫn tiếp diễn vì người tiêu dùng dần yên tâm hơn với thương mại điện tử.
Cũng như cách tương tác mới với thương hiệu thông qua hình thức phát trực tuyến và môi trường trực tuyến.
Đại dịch rõ ràng đã thúc đẩy hành vi của người dùng trên nền tảng kỹ thuật số và khuyến khích việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử.
COVID-19 đã khiến sàn thương mại điện tử trở thành người bạn đồng hành thân thiết, kênh mua sắm thuận tiện và an toàn cho người dùng, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Đẩy mạnh các kênh truyền thông mới như Zoom, Teams hay TikTok
Cách truyền thông với người tiêu dùng cũng vì vậy mà sẽ cần thay đổi.
Theo đó, các nhà làm truyền thông cần chú ý đến các từ khóa như trực tuyến, tiện dụng và mang tính giải trí để theo kịp xu hướng này.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học RMIT đánh giá, dù ngày càng nhiều thương hiệu quốc tế trong ngành thời trang đang gia nhập thị trường nội địa.
Các thương hiệu trong nước có khả năng cung cấp sản phẩm độc đáo với giá cả và chất lượng phù hợp vẫn tiếp tục được ưu ái.
Do dịch COVID-19, các kênh truyền thông mới như Zoom, Teams và TikTok đang tăng trưởng mạnh và thay đổi cách người tiêu dùng giao tiếp.
Từ đó ảnh hưởng đến kỳ vọng trong cách thương hiệu cá nhân hoá thông điệp và tương tác với họ, theo các nhà nghiên cứu của RMIT.
Theo nghiên cứu mới nhất từ Statista, Facebook vẫn là mạng xã hội dẫn đầu, còn Zalo nắm giữ hạng hai.
Đáng lưu ý là TikTok đang bước vào cuộc chơi tại Việt Nam và đặc biệt nhắm đến thế hệ trẻ.
Chúng ta đang chứng kiến một số thay đổi mang tính kiến tạo trong hành vi và xu hướng mua sắm trên mạng xã hội được dẫn dắt bởi người tiêu dùng thế hệ Z và Millennial.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng Việt mua sắm tại một thương hiệu phụ thuộc vào thương hiệu đó và bản thân họ.
Theo Hofstede, vì Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa tập thể, KOL - người có sức ảnh hưởng và bằng chứng xã hội vẫn đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Một thế giới không có cookie sẽ giải phóng sức sáng tạo
Khi chúng ta chuyển sang thế giới không còn cookie vào cuối 2023, với các chiến lược quảng cáo mục tiêu, mua sắm và tối ưu hóa của các công ty bị gián đoạn và hạn chế.
Theo các nhà nghiên cứu khi đó sáng tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trên các kênh mua sắm trực tuyến không kém trực tiếp.
Điều này nhằm tiếp cận người tiêu dùng trên suốt hành trình từ mua sắm trên các kênh bán hàng, đến quá trình xây dựng thương hiệu và hoạt động kinh doanh của bất kỳ công ty nào.
Tổng hợp, nguồn: VnEconomy, Thời Trang Trẻ