Nhóm các xu hướng tiếp tục phát triển

Nhìn chung, các xu hướng truyền thông mạng xã hội tiềm năng này đã từng xuất hiện trên thị trường.

Tuy nhiên, chúng được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới.

1. TikTok - “ngựa ô” trong thị trường mạng xã hội và thu hút khách hàng thế hệ Z

Theo thống kê mới nhất từ Sensor Tower, TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong Quý 1 năm 2022, đánh bại nhiều ứng dụng do tập đoàn Meta sở hữu.

Theo đó, nền tảng mạng xã hội này đã được tải xuống hơn 176 triệu lần trong quý I/2022, khiến TikTok trở thành ứng dụng thứ 5 đạt tổng số hơn 3,5 tỷ lượt tải xuống.

null
Bảng xếp hạng số lượt tải về từ các ứng dụng. (Ảnh: Sensor Tower).

Với thói quen “thích xem lười đọc” của những người trẻ, TikTok đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu.

Chính vì vậy, gen Z là đối tượng chính sử dụng TikTok để tạo nên những đoạn clip 15s đầy sự sáng tạo và chia sẻ với những người có cùng sở thích trên toàn cầu.

null
TikTok thu hút đông đảo khách hàng thế hệ Z.

Vậy các nhãn hàng đã sử dụng TikTok như thế nào để tiếp cận tệp khách hàng này như thế nào?

Oreo là thương hiệu đi đầu trong việc sử dụng cách quảng bá truyền thống trên nền tảng TikTok.

Oreo kết hợp giữa hình thức banner in-app với quảng cáo native in-feed.

KOL tham gia vào chiến dịch của thương hiệu bằng cách gửi lời “Chúc mừng năm mới" mang thương hiệu Oreo đến bạn bè.

null
Chiến dịch truyền thông của Oreo trên Tiktok.

Sau khi chiến dịch kết thúc, sự hiện diện của Oreo trên TikTok vẫn còn có sức ảnh hưởng nhất định.

2. Quảng cáo trên mạng xã hội sẽ phát triển nhanh chóng

Vừa qua, Google vừa thông báo gia hạn việc xóa bỏ Cookies cho đến năm 2023 thay vì 2022 như những thông báo trước đây trên toàn nền tảng.

Từ đây, Google có thể đưa ra các công nghệ mới thay thế Cookies của bên thứ ba để sử dụng trong quảng cáo.

Nếu Google cắt đứt theo dõi của bên thứ ba, nó sẽ gây hại cho các công ty quảng cáo khác.

Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang đẩy mạnh quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.

Theo công ty Zenith, quảng cáo ở trên các nền mạng xã hội sẽ là kênh quảng cáo có sự tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2021-2024 với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm ước đạt 14.8%.

null
Quảng cáo trên mạng xã hội sẽ vượt qua quảng cáo truyền hình. (Ảnh: Zenith).

Trong đó, Pepsi là một case study điển hình cho sự thành công trong chiến lược marketing trên nền tảng mạng xã hội.

Với sự phát triển của mạng xã hội và các phương tiện kỹ thuật số, Pepsi đã đầu tư ngân sách của mình vào việc triển khai các chiến dịch Social Media Marketing.

Một số chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội nổi bật của Pepsi có thể được kể đến như: “Pepsi #Summergram”, “ Khui hè hết nấc”, “Pepsi mang Tết về nhà”,…

null
Chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội thành công của Pepsi.

Điều này đã giúp Pepsi kết nối với hàng triệu người trên khắp thế giới cùng lúc, nhanh chóng và tiện lợi.

3. Xu hướng bán hàng trên mạng xã hội

Theo Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2022, các hoạt động kinh doanh trên MXH (mua bán trong cộng đồng) như Facebook, Zalo, Instagram, Tik Tok… tiếp tục bùng nổ.

Trong năm 2021 có tới 57% doanh nghiệp cho biết có sử dụng hình thức kinh doanh này.

Nghiên cứu của Accenture năm 2021 cho biết gần hai phần ba thành viên các MXH được khảo sát đã tiến hành mua bán trong cộng đồng.

Con số tương ứng là gần hai tỷ người trên phạm vi toàn cầu đã trải nghiệm hình thức mua bán trong cộng đồng.

null
Doanh số năm 2025 có thể vượt mức 1.200 tỷ USD. (Ảnh: Accenture).

Trong khi cơ hội là đáng kể cho các doanh nghiệp lớn, các cá nhân và thương hiệu nhỏ hơn cũng có lợi.

59% người mua trên mạng xã hội được khảo sát cho biết, họ có nhiều khả năng ủng hộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua thương mại mạng xã hội.

4. Sự lên ngôi của video marketing sau đại dịch

Tầm quan trọng của video trực tiếp được thể hiện rõ trong khi đại dịch nổ ra.

Bởi thời điểm này, rất nhiều sự kiện và hoạt động trải nghiệm buộc phải tạm dừng.

Livestream nổi lên như một kênh thiết yếu giúp các thương hiệu duy trì kết nối với người dùng.

Video trực tiếp được sử dụng bởi tất cả mọi người. Từ những người có ảnh hưởng, nghệ sĩ nổi tiếng đến các thương hiệu lớn hay doanh nghiệp nhỏ.

null
Xu hướng Livestream được nhà bán hàng ưa chuộng hiện nay.

Đối với các nhà tiếp thị nội dung, video trực tiếp được ưu tiên hàng đầu trong danh sách.

Ngay cả khi cuộc sống đang trở lại bình thường, nhu cầu của khán giả đối với dạng thông tin này sẽ không giảm đi.

Người tiêu dùng thích nội dung video nói chung. Đặc biệt, họ tương tác với tỷ lệ cao hơn nhiều khi nội dung đó đang phát trực tiếp.

5. Người tiêu dùng chuyển sang tương tác đa kênh

Một sự thật hiển nhiên đó là khách hàng sẽ không bao giờ chỉ tập trung và xuất hiện trên một kênh duy nhất.

Bên cạnh đó, trong cuộc sống ngày nay, việc tiếp xúc đồng thời với nhiều kênh thông tin khác nhau là điều hoàn toàn dễ hiểu.

null
Khách hàng sẽ sử dụng nhiều nguồn tham khảo khác nhau trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Doanh nghiệp càng marketing trên nhiều kênh, đồng nghĩa với việc khách hàng càng có nhiều lựa chọn tương tác với doanh nghiệp.

Đầu tư vào các kênh phù hợp cũng là một chiến lược Marketing hiệu quả của Pepsi.

Bên cạnh tận dụng mạng xã hội và fanpage, Pepsi cũng đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo trên TV, đặt các banner và billboard quảng cáo ngoài trời để tiếp cận và thu hút khách hàng, từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu.

Bằng những nội dung thú vị, lôi cuốn cùng hình ảnh được thiết kế bắt mắt, fanpage của Pepsi tại Việt Nam đã thu hút hơn 37 triệu lượt thích và theo dõi trang.

null
Pepsi tận dụng sức mạnh của mạng xã hội.

Một chiến dịch quảng cáo trên TV thành công của Pepsi có thể kể đến chiến dịch “Pepsi mang Tết về nhà” kết thúc năm 2021.

Đặt những tấm biển quảng cáo ngoài trời cũng là một cách hiệu quả để Pepsi cải thiện độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng.

null
Pepsi đặt các bảng quảng cáo ngoài trời.

6. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Influencer Marketing

Sau đại dịch, các influencers có lượng khán giả đông đảo và gắn bó hơn bao giờ hết.

Các thương hiệu cần tận dụng tối đa các cơ hội để thúc đẩy doanh số bán hàng và mức độ tương tác.

Ngành công nghiệp này được dự báo sẽ có giá trị khoảng hơn 16 tỷ USD năm 2022.

null
Ngành Influencer Marketing 2022 được định giá tăng 18.8% với năm 2021. (Ảnh: Influencer Marketing Hub)

Những nền tảng tập trung vào Influencer Marketing được đầu tư hơn 800 triệu USD vào năm 2021.

Tổng số các doanh nghiệp liên quan đến Influencer Marketing tăng trưởng 26% vào năm 2021, và đạt khoảng hơn 18.000 doanh nghiệp.

Influencer Marketing đã đóng góp rất nhiều thành quả cho ngành truyền thông quảng cáo, đặc biệt là khi được ứng dụng bởi các doanh nghiệp Thương mại điện tử.

Shopee không ngần ngại triển khai hàng loạt chiến dịch với các KOL khủng như Cristiano Ronaldo, BlackPink hay những đại diện của showbiz Việt như Hương Giang và Hoài Linh.

null
BLACKPINK trở thành đại sứ thương hiệu của Shopee trong toàn khu vực.

Nhóm các xu hướng truyền thông mạng xã hội mới nổi

Khi Internet và công nghệ kỹ thuật số trở thành một phần không thể tách rời khỏi cuộc sống, các xu hướng mới được dự đoán sẽ bùng nổ trong tương lai.

7. Metaverse sẽ là kết nối trong tương lai của Internet

Vũ trụ ảo (Metaverse) đang trở thành một xu hướng thịnh hành trong thời gian gần đây.

Ngày càng nhiều người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua những tài sản, sản phẩm và dịch vụ ảo trên các nền tảng này.

Metaverse được ghép giữa từ "meta" và "universe" - tức "vũ trụ", được xem là thế hệ tiếp theo của Internet, trong đó các nền tảng hỗ trợ môi trường ảo 3 chiều thông qua máy tính cá nhân thông thường.

Giới công nghệ cho rằng, Metaverse chính là chương tiếp theo sau mạng xã hội.

null
Năm 2021, Facebook chính thức đổi tên công ty thành Meta, định hướng tiến tới nền tảng Metaverse.

Một số nghệ sĩ lớn như Justin Bieber, Ariana Grande và DJ Marshmello đã trình diễn thông qua Avatar của mình.

Gần đây, ông lớn công nghệ Facebook thông báo thành lập một nhóm phụ trách hiện thực hóa tầm nhìn của Mark Zuckerberg về Metaverse, với mục tiêu trong vòng 5 năm tới, Facebook sẽ chuyển từ “chủ yếu là một công ty truyền thông xã hội sang một công ty Metaverse”. Và đây chính là phát súng báo hiệu một kỷ nguyên Internet mới.

8. Thúc đẩy các mạng xã hội phi tập trung

Mạng xã hội phi tập trung trở nên phổ biến và dần thu hút phần lớn sự quan tâm của cộng đồng.

Bởi ở đó, các doanh nghiệp có quyền quyết định làm gì với dữ liệu của mình, toàn quyền kiểm soát sự tương tác mà không bị chi phối bởi bất kỳ bên thứ ba nào liên quan.

Giống như các nền tảng truyền thông xã hội khác, mạng xã hội phi tập trung cho phép người dùng đăng bình luận nội dung, sử dụng thẻ, chia sẻ chúng với người khác.

Các mạng xã hội phi tập trung có một đặc tính rất đặc biệt: nhiều mạng lưới phân tán có thể cùng tồn tại bên trong chúng.

Bất kỳ người dùng nào cũng có thể tạo ra mạng lưới của riêng mình, cho phép các cá nhân với cùng sở thích hoặc ý tưởng kết nối vào.

Một nền tảng mạng xã hội phi tập trung cực kỳ phổ biến là Mastodon, với hơn 4 triệu người dùng kể từ khi ra mắt năm 2016.

null
Mastodon, một mạng xã hội mở và phi tập trung để cạnh tranh với Twitter.

Nền tảng này bao gồm nhiều mạng nội bộ cho các cộng đồng khác nhau, cho phép người dùng kết nối với những người bạn cùng ý tưởng khác.

Thậm chí nó còn có nhiều công cụ chống lạm dụng để bảo vệ người dùng trước nguy cơ bị phỉ báng và những nguy hiểm khác.

Nhóm xu hướng truyền thông mạng xã hội bền vững

Đối mặt với kỷ nguyên đầy biến động, đặc biệt là những tác động của COVID-19 tới xã hội, phát triển bền vững trở thành giải pháp mà hầu hết doanh nghiệp đều muốn hướng tới để cải thiện hình ảnh của mình.

9. Chú trọng vào CSR để xây dựng tính toàn diện của thương hiệu

Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và ý thức được CSR là một phần không thể thiếu trong mục tiêu phát triển bền vững.

CSR giúp doanh nghiệp bảo vệ danh tiếng và nhanh chóng gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh.

Theo một cuộc thăm dò của Futerra, khoảng 88% người tiêu dùng nói rằng họ thích mua hàng hoá và dịch vụ từ các công ty thực hiện trách nhiệm xã hội.

null
88% người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm từ các công ty CSR. (Ảnh: Futerra).

Chính đây là yếu tố quan trọng giúp gia tăng sự tín nhiệm và thu hút được nhiều khách hàng, đối tác tiềm năng muốn đồng hành, hợp tác cùng phát triển với công ty.

Chẳng hạn, ở Việt Nam, HSBC Việt Nam đã thực hiện hàng trăm dự án về phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường tại khắp các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

null
HSBC mở rộng chương trình JA More than Money.

Trong đó tiêu biểu là những dự án như Future First, JA More Than Money, xây thư viện lưu động, khuyến khích nhân viên công ty tham gia hoạt động cộng đồng.

Nhờ đó, HSBC dễ dàng đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu, tìm kiếm nhóm khách hàng tiềm năng và thu hút cảm tình của người tiêu dùng đến thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp.

10. Lắng nghe khách hàng và đặt họ làm trung tâm của mọi chiến lược

Người tiêu dùng đang ngày càng có tiếng nói và trở nên quan trọng.

Các doanh nghiệp phải lắng nghe khách hàng để hiểu họ muốn gì, cần gì và đâu là lựa chọn phù hợp nhất dành cho họ.

Đây là nhiệm vụ trọng tâm các doanh nghiệp cần làm trước khi hoạch định các chiến lược phát triển sản phẩm.

Thông qua việc lắng nghe, doanh nghiệp sẽ nhận những ý kiến đóng góp từ phía khách hàng về chất lượng, những mẫu mã cũng như sự tiện dụng để cải tiến sản phẩm mới.

Chẳng hạn, McDonald’s đã lắng nghe khách hàng để cùng bảo vệ môi trường.

McDonald’s là một trong những thương hiệu đầu tiên chịu sức ép khi sử dụng ống hút nhựa.

McDonald’s quyết định sẽ lắng nghe khách hàng và tiến hành việc loại bỏ hoàn toàn ống hút nhựa.

Chiến dịch này được biết đến với tên gọi “I’m Lovin’ Paper Straws”.

null
McDonald’s đã lắng nghe khách hàng để cải thiện dịch vụ.

Xu hướng truyền thông xã hội năm 2022 được dự báo sẽ có nhiều mặt phát triển và thay đổi.

null
10 xu hướng truyền thông xã hội sẽ “lên ngôi” trong năm 2022.

Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh toàn cầu, các nhà quảng cáo cần cập nhật các thông tin mới nhất nhằm đảm bảo việc thích nghi với nhiều thay đổi từ thói quen người dùng, môi trường, nền kinh tế,…