ESG - Lối đi bền vững cho doanh nghiệp

Tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị (Environmental, Social, and Governance - ESG) là một tập hợp các tiêu chuẩn cho hoạt động của công ty mà các nhà đầu tư có ý thức về mặt xã hội sử dụng để sàng lọc các mối đầu tư tiềm năng. 

null                                     

Tiêu chí môi trường (E) xem xét cách một công ty hoạt động như một người quản lý của mẹ tự nhiên. 
Tiêu chí xã hội (S) kiểm tra cách công ty đó quản lý mối quan hệ với nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng nơi các nhà cung cấp hoạt động. 
Quản trị (G) liên quan đến lãnh đạo của công ty, trả lương cho giám đốc điều hành, kiểm toán, kiểm soát nội bộ và quyền cổ đông.

Không đơn thuần chỉ để thu hút nhà đầu tư, các số liệu nghiên cứu chỉ rằng những vấn đề ESG đang ngày một trở thành động lực mạnh mẽ thôi thúc người tiêu dùng đến với sản phẩm và dịch vụ của một thương hiệu. 

null

Tại Mỹ, nơi mà phần đông người tiêu dùng thuộc thế hệ Millennials, 66 % trong số này cho biết họ sẵn sàng chi tiền cho một nhãn hàng được chứng nhận phát triển bền vững; 75% cho rằng doanh nghiệp cần phải đem lại lại giá trị cho cộng đồng thay vì chỉ chạy theo lợi nhuận.

Lựa chọn lối sống có ý thức

Lối sống và hành vi tiêu dùng có cân nhắc đến những người xung quanh, đến môi trường, và đến xã hội thường được liên hệ với các nền kinh tế phát triển hơn. 

Tuy nhiên, khảo sát cho thấy nhiều người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng theo đuổi “lối sống xanh” để hướng đến môi trường, xã hội nhiều hơn. 

Ống hút và cốc có thể tái sử dụng tại các quán cà phê, túi đựng cỡ lớn tại siêu thị, và các thương hiệu thời trang thân thiện với môi trường giờ đây đã trở thành những hình ảnh phổ biến tại nhiều thành phố trên khắp cả nước. 

Điển hình như Starbucks, khi khách hàng sử dụng cốc của mình sẽ được tặng kèm 1 ly nước nhỏ miễn phí. Điển hình như Starbucks, khi khách hàng sử dụng cốc của mình sẽ được tặng kèm 1 ly nước nhỏ miễn phí.

Theo một khảo sát người tiêu dùng Việt Nam, 91% người trả lời cho biết họ nhận thức được và tham gia vào lối sống có ý thức. 

Xu hướng sống xanh, tiêu dùng xanh

Sống xanh, tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt phổ biến tại các nước phát triển và đang lan tỏa mạnh mẽ sang các nước đang phát triển có thu nhập ở mức trung bình trở lên. 

Đây được coi là bước triển khai thực tiễn và quan trọng của khái niệm tiêu dùng bền vững, nhằm giảm tác động của xã hội đối với môi trường.

Tiêu dùng xanh là mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe của con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.

Tiêu dùng xanh nâng cao “sức chịu đựng” sau đại dịch COVID-19. Tiêu dùng xanh nâng cao “sức chịu đựng” sau đại dịch COVID-19.

Nó xuất phát từ mong muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai và nâng cao chất lượng sống cho con người. 

Trong xu hướng tiêu dùng xanh, các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường được ưu tiên lựa chọn và được coi như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.

Thách thức hay cơ hội cho doanh nghiệp

Vấn đề biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh trong việc thu hút người tiêu dùng chọn lối sống xanh đã thôi thúc ngành sản xuất thay đổi. 

Chẳng hạn như, trong ngành thời trang, các thương hiệu toàn cầu như Nike, Adidas, Zara, H&M, Levi’s… đã đồng loạt có những hành động hướng đến sản xuất bền vững, góp phần giảm bớt căng thẳng liên quan đến môi trường và khí hậu. 

Trong đó, Nike cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại các nhà máy vào năm 2025. Trong đó, Nike cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại các nhà máy vào năm 2025.

Zara cam kết đến năm 2025 chỉ sử dụng bông, vải lanh và polyester hữu cơ hoặc tái chế để làm quần áo, hạn chế sản xuất gây tác hại đến môi trường. 

H&M hiện có 35% sản phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu tái chế và mục tiêu đến năm 2030 sẽ chỉ dùng loại nguyên liệu này.

Hàng loạt “ông lớn” cam kết về thời trang bền vững. Hàng loạt “ông lớn” cam kết về thời trang bền vững.

Hay, cũng trong xu thế sản xuất bền vững, BMW cho ra mắt mẫu ô tô điện BMW i3 được sản xuất theo quy trình tiết kiệm 50% năng lượng và 70% nước, 95% kết cấu xe có thể tái chế. 

Mẫu xe điện được BMW ra mắt với tên BMW i3. Mẫu xe điện được BMW ra mắt với tên BMW i3.

“Ông lớn” ngành thiết kế nội thất IKEA đã bỏ sản phẩm nhựa dùng một lần trong các chuỗi cửa hàng và nhà hàng vào năm 2020, đặt mục tiêu sẽ giảm trung bình 70% tác động khí hậu tổng thể trên mỗi sản phẩm vào năm 2030. 

null

Và có nhiều doanh nghiệp toàn cầu hướng đến sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình.

Doanh nghiệp cần thêm những “mảng màu xanh” trong quản trị

Các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) ngày càng thúc đẩy các chiến lược đầu tư và trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu đối với các nhà đầu tư trên toàn cầu. 

Khi các nhà đầu tư mong đợi ESG trở thành một phần trong chiến lược kinh doanh, DN cần chủ động thể hiện cam kết và truyền đạt lợi ích của các hoạt động ESG một cách rõ ràng hơn nữa.

Nắm bắt cơ hội lớn

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong năm quốc gia có khả năng chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nhiều nhất do phần lớn dân số sống ở các vùng trũng ven biển. 

Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam diễn ra hàng năm. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam diễn ra hàng năm.

Ước tính, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm thu nhập quốc dân của đất nước lên tới 3,5% vào năm 2050; 37% dân số sống ở các vùng trũng, vốn chỉ chiếm 15% diện tích đất của cả nước.

Việt Nam cũng là một trong những nền kinh tế tập trung carbon nhất tại châu Á, sau Trung Quốc và Mông Cổ. 

Việt Nam đã phát hành “trái phiếu xanh” lần đầu vào năm 2019 thông qua Nghị định 163 của Chính phủ. Việt Nam đã phát hành “trái phiếu xanh” lần đầu vào năm 2019 thông qua Nghị định 163 của Chính phủ.

Điều này tạo ra các kênh huy động vốn phục vụ việc bảo vệ môi trường thay vì chỉ dựa vào nguồn tài trợ duy nhất từ ngân hàng.

ESG trong quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp là một phần không tách rời trong khung ESG, quyết định các quy định, thông lệ và quy trình qua đó một công ty được kiểm soát và chỉ đạo nhằm đạt được cân bằng lợi ích của các bên liên quan. 

Để duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Việt Nam sẽ cần phát triển thị trường vốn và vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng. 

Việc tăng vốn đầu tư nước ngoài sẽ buộc các công ty tập trung nhiều hơn vào yếu tố bền vững, qua đó giúp gắn các hoạt động ESG vào hoạt động chung của doanh nghiệp. 

null

Với tầm quan trọng ngày càng tăng của việc đầu tư vào ESG, các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ chịu áp lực lớn hơn trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn ESG, tập trung vào tăng trưởng bền vững và công bố nhiều hơn về các vấn đề ESG.

Về cốt lõi, nhiệm vụ của các nhà đầu tư là xem xét sự tăng trưởng, rủi ro, chi phí vốn và tìm cách cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận tốt nhất có thể. 

Đối với đầu tư ESG, lợi nhuận cần được hiểu theo quan điểm của các bên liên quan khác nhau - chủ sở hữu công ty, nhân viên, người mua và nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng chịu tác động bởi doanh nghiệp - chứ không chỉ các nhà đầu tư chứng khoán. 

Dự đoán nguồn vốn sẽ tiếp tục đổ vào các doanh nghiệp ESG trong năm nay. Dự đoán nguồn vốn sẽ tiếp tục đổ vào các doanh nghiệp ESG trong năm nay.

Ví dụ, ở Mỹ, mức đầu tư ESG hiện tại là hơn 20% tổng số tài sản được quản lý chuyên nghiệp, lên tới hơn 11 nghìn tỷ USD; ở Châu u, hiện con số này hơn 17 nghìn tỷ USD. 

Các cuộc khảo sát cho thấy rằng các nhà đầu tư tổ chức và các nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp tìm cách sử dụng ESG chủ yếu để cạnh tranh lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro và quản trị rủi ro.

Nhà đầu tư mong đợi ESG sẽ trở thành một phần của chiến lược kinh doanh

Phần lớn các nhà đầu tư (82%) cho biết ESG cần được tích hợp vào chiến lược doanh nghiệp và một tỷ lệ lớn (66%) những người tham gia khảo sát tin rằng các vấn đề ESG sẽ được giải quyết nếu có sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao.

Đó là lý do tại sao chỉ đạo từ lãnh đạo doanh nghiệp là rất quan trọng, góp phần dẫn dắt quá trình chuyển đổi phương pháp doanh nghiệp triển khai các hoạt động ESG.

Tuy nhiên, xác định phạm vi của báo cáo ESG có thể trở thành thách thức lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là khi báo cáo về các vấn đề khí hậu thì ESG là yếu tố hàng đầu mà các nhà đầu tư mong muốn doanh nghiệp ưu tiên.

Ông Bee Han Theng, Chủ tịch và Lãnh đạo dịch vụ ESG, PwC Việt Nam cho biết, kết quả khảo sát cho thấy các nhà đầu tư đang quan tâm đến kết quả ngắn hạn cũng như các vấn đề xã hội mà có thể mang lại rủi ro và cơ hội cho các khoản đầu tư của họ trong dài hạn. 

Ông Bee Han Theng phát biểu trong buổi chia sẻ về ESG. (nguồn: PwC). Ông Bee Han Theng phát biểu trong buổi chia sẻ về ESG. (nguồn: PwC)

ESG - Xu hướng phát triển bền vững được “định hình” sau đại dịch COVID-19

Từ lâu, xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp đạt tiêu chí ESG đã không còn lạ lẫm trên thế giới. 

Tuy nhiên, xu hướng này mới chỉ được chú ý gần đây tại Việt Nam, khi mà nhận thức về phát triển bền vững ngày càng được nâng cao.

Trước diễn biến hiện nay của đại dịch COVID-19, xu hướng doanh nghiệp đạt tiêu chí này lại càng được đẩy nhanh hơn, khiến chiến lược đầu tư chuyển dịch sang ESG thay vì chỉ nhìn vào các chỉ tiêu tài chính truyền thống. 

Thực tế là rất khó để các nhà đầu tư bình thường có thể đo lường khách quan mức ESG của một công ty, mà phải dựa vào các tổ chức đáng tin cậy để xếp hạng ESG. 

Dù vậy, việc thông qua cơ quan báo chí, truyền thông cũng phần nào giúp nhà đầu tư có thêm góc nhìn về hoạt động của các doanh nghiệp vi phạm tiêu chí ESG. 

Chẳng hạn như cách đây vài năm, các quỹ đầu tư đã rút khỏi một doanh nghiệp tiếng tăm vì đơn vị này vi phạm về bảo vệ môi trường khi phá rừng. 

Hay gần hơn là xôn xao về sự việc một số doanh nghiệp tận dụng dịch COVID-19 để nâng giá hàng hóa, dẫn đến cái nhìn thiếu thiện cảm cho xã hội và ảnh hưởng đến quan hệ cộng đồng. 

Thực tế là ngay sau những thông tin tiêu cực trên, giá cổ phiếu của doanh nghiệp này đã giảm sàn vì bị bán tháo.

Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, việc có nhiều doanh nghiệp hoạt động hướng đến tiêu chuẩn ESG là thật sự cần thiết. 

Bởi khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề vì phải giãn cách xã hội, các công ty không chỉ nên chăm chăm vào lợi nhuận mà nên có những chính sách nhân văn, khi đó mới có thể “đắc nhân tâm”, tăng thêm sự gắn bó của khách hàng và cộng đồng. 

Cho dù mục tiêu kinh doanh xuyên suốt là vì lợi nhuận, vì những áp lực từ cổ đông, nhưng rõ ràng doanh nghiệp hãy nên xem trọng cả mối quan hệ với khách hàng và những đóng góp cho xã hội, đặc biệt là trong thời điểm như hiện nay.

Anh Thư - Trends Việt Nam