Giải mã gen Z

Thế hệ Z được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2010 hoặc những năm cuối thập niên 1990 đến những năm đầu thập niên 2010.

Ngoài Gen Z thì còn có một số cái tên khác dành cho thế hệ này như:

iGeneration, Gen Tech, Gen Wii, Homeland Generation, Net Gen, Digital Natives, Plurals và Zoomers.
null
Gen Z là thế hệ đầu tiên của “người bản địa kỹ thuật số”, những người coi Internet là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

Giải mã Insight Gen Z

1. Có khả năng sử dụng công nghệ

Thế hệ Z được sinh ra trong khoảng thời gian mà công nghệ bắt đầu có những bước tiến mới đột phá và họ được tiếp xúc sớm với công nghệ.

Gen Z luôn thoải mái và dễ dàng bắt kịp sự phát triển của công nghệ cũng như thích nghi với những cái mới một cách nhanh chóng.

Các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Tinder, Instagram có số lượng Gen Z sử dụng chiếm tỷ lệ cao.

2. Cởi mở với sự thay đổi

So với những thế hệ trước, thế hệ Z luôn luôn muốn thay đổi và cởi mở với sự thay đổi.

Chẳng hạn Gen Z không kỳ thị và luôn đối xử công bằng với những người thuộc LGBT.

Gen Z ý thức mạnh mẽ về những gì đang diễn ra trên thế giới, từ biến đổi khí hậu, dịch bệnh, những định kiến xã hội, phân biệt chủng tộc, hay chiến tranh đều khiến Gen Z quan tâm.

3. Người tiêu dùng khôn ngoan

Đa phần người tiêu dùng Gen Z tận dụng thẻ tín dụng để mua sắm và sớm tạo thói quen quản lý dòng tiền mỗi tháng để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng và tạo ra nguồn tích lũy ổn định cho mục đích tự do tài chính.

4. Tính đột phá

Gen Z thích thể hiện bản thân mình theo một cách riêng biệt và cá tính hơn rất nhiều.

Khác với thế hệ Y là "Chạy theo xu hướng" thì các bạn trẻ ngày nay thích là người "Đi đầu xu hướng".

Gucci - “Xanh” - chiến lược thời trang bền vững hướng tới gen Z

Nỗ lực xây dựng hành tinh xanh của Gucci được thể hiện rõ nét nhất bắt đầu từ bộ sưu tập “Off the Grid”.

“Off the Grid” sử dụng nguyên liệu tái chế, hữu cơ, 100% Nylon sinh học và có nguồn gốc bền vững để hoàn thiện sản phẩm.

null
Gucci là một trong những thương hiệu nổi bật trong việc dẫn dắt các hãng thời trang lớn hướng đến sự bền vững.

Đây là một trong những chiến dịch hướng tới thế hệ Gen Z, thích tái chế và tiêu dùng thông minh.

Gen Z là những người trẻ mong muốn được tự làm chủ cuộc chơi.

Họ chủ động tìm hiểu những phương thức đầu tư mới, để dòng tiền luôn được “sinh sôi” thay vì tiết kiệm “ăn chắc mặc bền”.

Gen Z, nhóm khách hàng bị ám ảnh bởi công nghệ nhưng đầy tiềm năng về độ chịu chi.

Điều này vô tình đã tạo ra một tiêu chuẩn mới đáp ứng hầu hết các nhu cầu tài chính cơ bản của người dùng.

Đồng thời, Gen Z không chỉ có xu hướng tiêu dùng “xanh” mà còn muốn lan tỏa thông điệp sống thân thiện với môi trường cho mọi người.

Gen Z: Doanh nghiệp cần làm gì để tiếp cận thế hệ khách hàng mục tiêu của thế kỷ mới?

1. Xây dựng một thương hiệu thân thiện với thiết bị di động

Đa số Gen Z dùng thiết bị di động để thực hiện các giao dịch cũng như hoạt động giải trí.

2. Tối ưu nội dung khác biệt trên mọi nền tảng xã hội

Mục đích sử dụng mỗi mạng xã hội cũng có thể khác nhau.

Trong khi Instagram là nơi Gen Z thể hiện hình ảnh, khao khát của bản thân, Facebook lại đa phần là nơi họ tìm đọc tin tức.

Hãy tối ưu nội dung trên từng nền tảng, không thể chỉ “Copy & Paste” từ mạng xã hội này sang mạng xã hội khác.

3. Ngôn ngữ hợp thời

Thương hiệu không thể gây chú ý nhóm khách hàng Gen Z nếu thương hiệu không nói cùng một ngôn ngữ với họ.

Vì vậy, các thương hiệu cần phải luôn cập nhật với những xu hướng mới, không khiến mình lạc hậu so với thế giới của Gen Z.

Kết luận

Gen Z không giống bất kỳ thế hệ nào trước đây.

Họ có chất riêng, đa dạng và sẵn sàng đưa ra ý kiến ​​của mình.

Với sức mua ngày càng tăng và xu hướng tác động đến các vấn đề xã hội, các thương hiệu cần thực sự thấu hiểu, nghiên cứu để có thể triển khai các dạng Content và chủ đề phù hợp.

Đây là một phần trong nội dung báo cáo Marketing Trends Report 2022 do Trends Việt Nam thực hiện nhằm cung cấp những xu hướng Marketing nổi bật trong năm 2022.