Nhóm Xu hướng Chiến lược Marketing Dựa trên Công nghệ năm 2022 bao gồm các xu hướng quan trọng trong lĩnh vực Marketing kết hợp với công nghệ.

Xu hướng chiến lược Marketing Dựa trên Công nghệ được chia thành 4 nhóm chính, bao gồm:

Nhóm chiến lược hướng tới tỷ lệ chuyển đổi số
Digital Transformation (Chuyển đổi số);
Contextual Marketing (Tiếp thị theo ngữ cảnh);
Nhóm chiến lược hướng tới trải nghiệm khách hàng
Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trên di động;
Trải nghiệm trên Digital tích hợp vào thực tế;
Augmented Marketing (Tiếp thị tăng cường);
Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo);
Nhóm chiến lược tối ưu hóa hoạt động Marketing
Predictive Marketing and Augmented Analytics (Tiếp thị dự đoán);
Data-Driven Marketing (Tiếp thị dựa trên dữ liệu);
Nhóm chiến lược hướng tới mối quan hệ Thương hiệu - Khách hàng
Dominating one channel (Độc chiếm kênh chiến lược).

Nhóm chiến lược hướng tới tỷ lệ chuyển đổi số

Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới cho doanh nghiệp.

1. Digital Transformation (Chuyển đổi số)

Digital Transformation giúp các doanh nghiệp tận dụng được các công nghệ mới để cải thiện quy trình kinh doanh, tăng năng suất và giảm chi phí.

Điển hình như Sakuko, hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng Nhật Bản xây dựng App Sakuko, giúp công ty đến gần hơn với khách hàng của mình, định vị vững chắc thương hiệu trong lòng mỗi khách hàng.

Đồng thời ứng dụng giúp khẳng định vị thế của Sakuko-Hệ thống bán lẻ hàng Nhật số một tại Việt Nam.

null
Dù chịu ảnh hưởng do giãn cách xã hội kéo dài nhưng Sakuko vẫn đảm bảo hoạt động một cách ổn định nhất có thể.

2. Contextual Marketing (Tiếp thị theo ngữ cảnh)

Với Contextual Marketing, các doanh nghiệp tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm cá nhân hóa thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu về hành vi và sở thích của khách hàng.

Một ví dụ điển hình cho xu hướng này là Tesla bán chạy hơn Mercedes-Benz mặc dù chi nhiều hơn đáng kể cho quảng cáo so với các nhà sản xuất ô tô khác như Mercedes-Benz.

null
Ô tô của Tesla bán chạy hơn Mercedes-Benz.

Điều này là do Tesla có cuộc trò chuyện với khách hàng về lối sống không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Tesla tạo ra một kết nối quan trọng đã tạo ra một lượng đáng kể lòng trung thành với thương hiệu.

Nhóm chiến lược hướng tới trải nghiệm khách hàng

Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ, để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên số.

Các doanh nghiệp buộc phải áp dụng các công nghệ hướng đến cá nhân hóa trải nghiệm của từng khách hàng để xây dựng các sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

3. Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trên di động

Không chỉ dừng ở việc có ứng dụng trên thiết bị di động.

Doanh nghiệp hướng đến vận dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động tiếp thị là để tối ưu trải nghiệm khách hàng trên di động.

Xu hướng này được thể hiện rõ ràng nhất qua việc Google cho mắt tiện ích Mobile Usability gần đây.

null
Tiện ích Mobile Usability.

Công cụ này sẽ hỗ trợ Marketer đánh giá các vấn đề người dùng sử dụng điện thoại di động gặp phải khi vào Web.

Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra giải pháp cải thiện trải nghiệm di động của người dùng, gia tăng thời gian On Page.

4. Trải nghiệm trên Digital tích hợp vào thực tế

Digital sẽ không còn chỉ tồn tại trên Internet.

Các doanh nghiệp đang dần biến chúng thành những trải nghiệm ngoài đời thực của khách hàng.

Chẳng hạn, Gã khổng lồ Alibaba đã phát triển một cửa hàng “Fashion AI” tại Hồng Kông để đơn giản hóa trải nghiệm bán lẻ thời trang thông qua trí tuệ nhân tạo.

null
Gã khổng lồ Alibaba đã phát triển một cửa hàng “Fashion AI” tại Hồng Kông.

Khách hàng không cần phải cầm quần áo để thử khi vào phòng thay đồ mà chỉ cần đứng trước gương thông minh và thêm sản phẩm vào Virtual Shopping Cart.

5. Augmented Marketing (Tiếp thị tăng cường)

Các doanh nghiệp hiện nay coi tiếp thị tăng cường là một chiến lược Marketing.

Tiếp thị tăng cường cho phép thương hiệu tương tác với người dùng và đưa ra những quyết định mua hàng thông minh hơn.

Có thể kể đến thương hiệu IKEA sử dụng AR giúp người mua hàng kiểm tra và hình dung sản phẩm trong không gian riêng của họ trước khi mua hàng.

null
IKEA cải tiến ứng dụng AR cho phép người dùng tự thiết kế không gian phòng.

6. Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo)

Trong bối cảnh kỹ thuật số ngày nay, tiếp thị phụ thuộc nhiều vào Internet, mạng xã hội và quảng cáo trực tuyến.

Sự phát triển của AI đã mở ra nhiều cơ hội cho các ngành tiếp thị, những người có thể hưởng lợi từ AI.

Nhãn hàng Dove đã sử dụng những engagement video được “customised” cho từng cá nhân làm “cây cầu chính” để kết nối và tương tác với người tiêu dùng.

null
Dove sử dụng video được cá nhân hóa để kết nối với người tiêu dùng.

Bằng cách này, Dove tạo cơ hội để người tiêu dùng được trải nghiệm, được ngắm nhìn, được chủ động đồng hành cùng thương hiệu.

Nhóm chiến lược tối ưu hóa hoạt động Marketing

Chuyển đổi số đang là xu hướng được thúc đẩy mạnh mẽ hậu COVID-19, đi kèm theo đó là sự lên ngôi của tiếp thị dựa trên dữ liệu.

7. Predictive Marketing and Augmented Analytics (Tiếp thị dự đoán)

Dựa trên dữ liệu trong quá khứ và hiện tại.

Phân tích dự đoán giúp các doanh nghiệp xác định xem xu hướng sắp tới sẽ biến đổi như thế nào, các sự kiện cũ có khả năng xuất hiện trở lại hay không.

Các công ty như Amazon và Netflix sử dụng chiến lược tiếp thị phân tích dự đoán để nhắm mục tiêu khách hàng và mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn.

null
Netflix cung cấp các danh mục phim dựa trên những hành vi và nhu cầu của người xem.

8. Data-Driven Marketing (Tiếp thị dựa trên dữ liệu)

Sự phát triển công nghệ cung cấp cho mỗi người tiêu dùng sự đa dạng hóa trong cách tiêu thụ thông tin.

Data-Driven Marketing là thời đại mà người dùng và dữ liệu quyết định nội dung và cách thức Marketing.

Spotify cũng dựa vào dữ liệu người dùng để gợi ý danh sách những giai điệu mang tính cá nhân cao khiến người dùng nghe hoài không chán.

null
Spotify gợi ý danh sách những giai điệu mang tính cá nhân dựa trên dữ liệu.

Nhóm chiến lược hướng tới mối quan hệ Thương hiệu-Khách hàng

Để có thể kinh doanh một cách bền vững và phát triển, doanh nghiệp hiện đại cần xây dựng tốt quan hệ với khách hàng.

9. Dominating one channel (Độc chiếm kênh chiến lược)

Chiến lược kênh phương tiện hiệu quả để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ và bản sắc thương hiệu đến khách hàng tạo bất kỳ vị trí địa lý nào.

Nike sử dụng kết hợp cả hai kênh trực tiếp và gián tiếp để bán sản phẩm của mình trực tiếp bằng cách sử dụng Website và mô hình nhượng quyền thương mại.

Đồng thời, Nike áp dụng chiến lược bán gián tiếp trên các thị trường trực tuyến và nhà bán lẻ ngoại tuyến bằng cách sử dụng các trung gian.

null
Nike kết hợp cả hai kênh trực tiếp và gián tiếp để bán sản phẩm của mình.

Kết luận

Nhóm chiến lược Marketing Dựa trên Công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp và nhà quản lý Marketing áp dụng các chiến lược thích hợp và đạt hiệu quả cao trong việc tiếp cận khách hàng, tăng doanh số bán hàng.

Đây là một phần trong nội dung báo cáo Marketing Trends Report 2022 do Trends Việt Nam thực hiện nhằm cung cấp những xu hướng Marketing nổi bật trong năm 2022.