Dưới đây là 5 chiến lược để lãnh đạo thành công một nhóm mới:

Lắng nghe, cởi mở, tương tác, nhận định, đánh giá.

5 chiến lược dẫn dắt một nhóm mới hiệu quả (Ảnh: LinkedIn Stuart Andrews).
5 chiến lược dẫn dắt một nhóm mới hiệu quả (Ảnh: LinkedIn Stuart Andrews).

1. Lắng nghe - Nền tảng của những mối quan hệ tốt đẹp

Đầu tiên, người lãnh đạo cần hỏi các thành viên trong nhóm một số câu hỏi sau:

- Mục tiêu của từng người.
- Từng thành viên dành nhiều thời gian để làm gì?
- Điều đó phù hợp như thế nào với chiến lược của công ty? 

Từ đó, nhà lãnh đạo có thể đặt các mục tiêu có thể đo lường được và truyền đạt chúng cho nhóm theo cách dễ hiểu nhất.

Lắng nghe là chiến lược các nhà lãnh đạo cần nghĩ đến đầu tiên khi bắt đầu một nhóm mới (Ảnh: Unsplash).
Lắng nghe là chiến lược các nhà lãnh đạo cần nghĩ đến đầu tiên khi bắt đầu một nhóm mới (Ảnh: Unsplash).

2. Cởi mở - Chia sẻ để xây dựng niềm tin 

Những thành viên chia sẻ những điều về họ cho nhà lãnh đạo thì nhà lãnh đạo cũng nên chia sẻ về chính bản thân mình. 

Đó là lý vì sao bước tiếp theo là, nhà lãnh đạo cần giúp các thành viên trong nhóm tìm hiểu về chính nhà lãnh đạo:

Bạn là ai và bạn hy vọng đạt được điều gì. 

Từ đó, sẽ hình thành sợi dây kết nối, xây dựng niềm tin và hình thành các kênh giao tiếp cởi mở hơn.

Đây là điều cần thiết cho một nhóm mới, khi mọi người xuất phát là những “người lạ" của nhau.

Cởi mở với nhau là điều cần thiết trong bất kỳ mối quan hệ nào, trong đó, có đội nhóm (Ảnh: Unsplash).
Cởi mở với nhau là điều cần thiết trong bất kỳ mối quan hệ nào, trong đó, có đội nhóm (Ảnh: Unsplash).

3. Tương tác - Xây dựng sự gắn kết

Vì bắt đầu là những “người lạ" nên đôi khi những chia sẻ chưa tự tin và đầy đủ.

Nhà lãnh đạo cần tìm hiểu kỹ hơn về sơ yếu lý lịch và cả những yếu tố khác về các thành viên trong nhóm.

Sự phát triển của mạng xã hội cũng là một điểm thuận lợi để các nhà lãnh đạo thu thập thông tin và tương tác với các thành viên.

Đồng thời, nhà lãnh đạo có thể tạo cơ hội tương tác giữa các thành viên với nhau để tăng sự gắn kết.

Tương tác sẽ giúp tăng sự gắn kết trong đội nhóm (Ảnh: Unsplash).
Tương tác sẽ giúp tăng sự gắn kết trong đội nhóm (Ảnh: Unsplash).

4. Nhận định - Tập trung vào kỹ năng

Từ các thông tin đã thu thập từ sơ yếu lý lịch cũng như nhìn vào thực tế, nhà lãnh đạo có thể có những nhận định khách quan về các thành viên trong nhóm.

Sau đó, nhà lãnh đạo có thể xác định ai là người phù hợp nhất cho từng vai trò dựa trên bộ kỹ năng của họ.

Đây là một bước thách thức đối với nhà lãnh đạo để phát huy và tận dụng được hết tiềm năng của những thành viên trong nhóm mới.

Sau khi thấu hiều thì bước tiếp theo là hành động, phân công công việc cho phù hợp (Ảnh: Unsplash).
Sau khi thấu hiều thì bước tiếp theo là hành động, phân công công việc cho phù hợp (Ảnh: Unsplash).

5. Đánh giá - Chiến lược xuyên suốt 

Nhà lãnh đạo có thể xem xét thêm các dự án và chương trình đang diễn ra trước khi họ đảm nhận vai trò này.

Từ đó, điều chỉnh lại cho phù hợp với từng thành viên và thống nhất với các thành viên về công việc hiện tại.

Đồng thời, trong quá trình thực hiện, các nhà lãnh đạo cũng cần kèm cặp và theo dõi, cũng như có những đánh giá để điều chỉnh cho kịp thời.

Đánh giá nên là chiến lược xuyên suốt trong phát triển đội nhóm (Ảnh: Unsplash).
Đánh giá nên là chiến lược xuyên suốt trong phát triển đội nhóm (Ảnh: Unsplash).

Lời kết

Bằng cách làm theo các chiến lược này, các nhà lãnh đạo có thể hướng dẫn thành công một nhóm mới để trở thành một nhóm có hiệu suất cao.

Lược dịch có bổ sung của bài viết LinkedIn của Stuart Andrews.