Thị trường nhiều biến động tạo ra sự mất cân bằng Cung - Cầu

Trong 3 năm gần đây, thị trường liên tục chứng kiến các sự kiện mang tính “bất thường”, từ COVID-19, chiến tranh Nga - Ukraine, tới đứt gãy chuỗi cung ứng.

Đồng tiền bị mất giá và lạm phát, thắt chặt tiền tệ và nguy cơ suy thoái kinh tế, tới sự đổ bộ của các chính sách mới của quốc gia.

Những sự kiện lớn liên tiếp này, chính là cú huých tạo ra sự mất cân bằng của Cung hoặc Cầu ở quy mô lớn.

null
Đặc biệt những tình hình thay đổi cực đoan này, sẽ mở ra những nhu cầu mới hoặc làm gia tăng hơn những nhu cầu hiện hữu.

Đây là một điều rất hiếm khi xảy ra trong điều kiện thị trường bình thường, vì bản chất con người không dễ dàng thay đổi theo cái mới.

Và đây cũng chính là cơ hội cho startup có được những khách hàng có sẵn nhu cầu lớn đó, một cách tự nhiên, và tiết kiệm chi phí nhất.

Cơ hội và thách thức của các startup

Trong bối cảnh khó khăn, khan hiếm dòng tiền như hiện nay, sẽ không cho phép startup đốt nhiều tiền cho hoạt động quảng cáo.

Họ không được tốn quá nhiều tiền để tạo Cầu, thu hút khách hàng mới, hay giữ chân khách hàng cũ bằng khuyến mãi.

Do đó với startup có Cầu chưa đủ lớn và mạnh thì sẽ rất khó để phát triển trong tình hình hiện nay.

Mặt khác, với startup có Cầu cực mạnh và lớn, tới mức Cung tạo ra không đủ đáp ứng cho việc ngày càng gia tăng của Cầu, lại đang có thế mạnh để thắng.

Vì để thắng, việc startup chỉ cần tập trung làm thật tốt đó là không ngừng sáng tạo để tạo ra thêm Cung.

Nếu như startup có thể tạo ra và sở hữu nguồn Cung vốn khan hiếm đó, thì startup đó có thể tăng trưởng mạnh.

Khẩu vị đầu tư của bà Hoàng Thị Kim Dung - Nhà đầu tư từ quỹ Genesia Venture: Cầu mạnh và vượt quá cung

Đối với các nhà sáng lập startup, có nhiều khó khăn họ phải đối mặt mỗi ngày, sẽ luôn có 2 bài toán lớn đều liên quan tới “cân bằng”.

Đó là: Cân bằng Gia đình - Startup, và Cân bằng Cung - Cầu cho startup để có thể phát triển bền vững.

Đây đều là những điều vô cùng quan trọng, nhưng lại rất khó để cân bằng được.

null
Nếu bằng với Cung thì là quá lý tưởng nhưng rất hiếm có trong thị trường.

Nó đòi hỏi các nhà sáng lập luôn cần phải nỗ lực liên lục điều chỉnh, sáng tạo, tối ưu nguồn lực và thời gian để có thể duy trì được điểm gọi là “Bền Vững”.

Khi được hỏi về khẩu vị đầu tư của mình, bà Dung ưa thích đầu tư vào startup giải quyết một bài toán trong thị trường mà ở đó, Cầu phải mạnh và lớn, thậm chí có thể vượt quá Cung.

Các startup điền hình trong thị trường Cầu cao hơn Cung

Nếu như startup trong thị trường Cầu cao hơn Cung, thì chắc chắn cần phải tập trung giải quyết thật tốt Cung trước tiên để kích hoạt giao dịch, vì Cầu đã có sẵn ở đó.

1. MVillage - tạo Cung và nỗ lực tạo ra nguồn Cung độc đáo

Khoảng cách ngày càng gia tăng giữa Cung - Cầu về nhà ở phù hợp cho thế hệ trẻ tại Việt Nam.

Cụ thể, rất nhiều người Việt trẻ đang phải đối mặt với tình trạng - nhà thuê là sự lựa chọn duy nhất.

Lý do chính đến từ việc áp lực gia tăng dân số tập trung ở hai thành phố trung tâm là Hà Nội và TP.HCM.

Cùng với quỹ đất phát triển dự án bất động sản mới bị giới hạn, khiến cung không đủ cầu, từ đó làm tăng giá bất động sản lên chóng mặt, khiến việc sở hữu một ngôi nhà dành cho người trẻ bằng tiền họ tự kiếm được, ngày càng trở nên xa xỉ.

null
Việc của MVillage luôn cần tập trung làm thật tốt hiện nay, đó là liên tục thu hút được nhiều nguồn Cung tốt “độc quyền” và gia tăng thêm giá trị “độc đáo” cho nguồn Cung đó.

Hiện thực này kéo theo nhu cầu thuê nhà trong phân khúc thị trường nhà ở, ngày càng gia tăng mạnh mẽ trong bộ phận người Việt trẻ.

M Village xuất hiện trên thị trường với giải pháp nhà ở Co-living, theo hình thức lưu trú ngắn hạn và dài hạn.

Các cơ sở của MVillage đều được đặt ở các địa điểm thuận lợi ngay giữa trung tâm thành phố, giúp thuận tiện kết nối mọi điểm đến dành cho cư dân của mình.

2. Vietcetera - tạo ra nguồn Cung với nội dung chất lượng

Trong một xã hội kết nối hiện đại ngày nay, chúng ta luôn được tiếp xúc với rất nhiều thông tin, tới mức thực tế có tình trạng “bội thực thông tin” diễn ra.

Nhiều người Việt trẻ là độc giả tiến bộ, cởi mở và khắt khe, mong muốn mạnh mẽ được tiêu thụ nội dung chất lượng cao, có ý nghĩa, đa chiều, chỉn chu tôn trọng người đọc.

null
Vietcetera luôn phải đảm bảo nguồn Cung về nội dung đủ chất lượng đáp ứng được nhu cầu của độc giả cấp tiến.

Mặt khác, không nhiều người có đủ tâm huyết, thời gian, nguồn lực để sản xuất ra nội dung theo nhu Cầu đang tăng mạnh này, gây ra tình trạng thiếu Cung.

Do đó có thể nói, bài toán lớn nhất của Vietcetera luôn phải đối mặt đó là: đảm bảo nguồn Cung về nội dung đủ chất lượng đáp ứng được nhu cầu của độc giả cấp tiến. Vậy Vietcetera đã giải bài toán này như thế nào?

Không chỉ dừng lại ở hình thức nội dung là các bài viết, Vietcetera cũng từng bước trở thành nền tảng sản xuất phát hành nội dung Podcast đa dạng.

3. BuyMed: làm nguồn Cung để đáp ứng được Cầu gia tăng

Đã có những lúc BuyMed phải chứng kiến lượt truy cập website tăng đột biến do nhu cầu đặt mua hàng tăng cao của khách hàng.

Điều này khiến hệ thống server bị sập trong một khoảng thời gian ngắn.

Tuy nhiên, do Cầu của phân khúc khách hàng BuyMed lựa chọn khi đó luôn rất mạnh và lớn nên khách hàng vẫn đủ kiên nhẫn chờ nguồn Cung.

null
BuyMed đưa thuốc đến mọi nơi.

Khi đó BuyMed đã quyết định, chính mình tham gia làm nguồn Cung cùng với các đối tác cung ứng khác trên nền tảng phân phối của mình.

Quyết định tạo Cung này của BuyMed tất cả là để đảm bảo ít nhiều lấp đầy được Cầu luôn không ngừng gia tăng đến từ khách hàng.

Lời kết

Trong bối cảnh Cầu vượt quá Cung và nguồn Cung khan hiếm, thì chi phí và công sức bỏ ra để thu hút được nguồn Cung vì đó mà cao hơn.

Do đó, startup cần phải đảm bảo nền tảng phải có cơ chế giữ chân được Cung.

Một khi startup có thể tạo ra và giữ được nguồn Cung vốn khan hiếm đó, thì startup đó có thể trở thành người chiến thắng trong thị trường.