Xu hướng tiêu dùng chánh niệm hậu COVID-19
Những tác động của dịch bệnh khiến hành vi người tiêu dùng thay đổi lớn.
Các doanh nghiệp để tồn tại, điều quan trọng là phải chấp nhận chuyển đổi kỹ thuật số để khai thác sự thay đổi ngày càng tăng trong hành vi của người tiêu dùng.
Thế hệ Gen Y hay Gen Z được biết đến là một trong những nhóm đối tượng đón đầu, cập nhật các xu hướng của thời đại một cách nhanh nhất.
Trong đó có xu hướng tiêu dùng chánh niệm, xu hướng mới được hình thành hậu COVID-19.
Nhóm tiêu dùng này tập trung vào 3 tiêu chuẩn trước khi mua hàng:
Đạo đức và bền vững, Không gian đơn giản và an toàn, Tiêu dùng dựa trên nhu cầu.
Người tiêu dùng trong nhóm này hình thành nên thói quen mới, mua sắm có trách nhiệm hơn và chỉ mua những thứ cần thiết cho cuộc sống của họ, không chạy theo đáp ứng những nhu cầu mới, mua sắm bảo vệ trái đất và hạn chế tiêu dùng hướng tới lối sống bền vững hơn.
Những kênh bán sở hữu nguồn cung minh bạch đảm bảo chất lượng sản phẩm và kết nối giữa người mua và bán.
Từ đó CSR (trách nhiệm xã hội) càng trở thành giải pháp mà hầu hết doanh nghiệp đều muốn hướng tới để cải thiện hình ảnh của mình.
Đây là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh, đóng góp cho xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
Nhóm tiêu dùng này nuôi dưỡng và đầu tư vào những sản phẩm thiết thực, để tạo nên “không gian an toàn", đảm bảo sức khỏe cho gia đình.
Hành vi này cũng được thúc đẩy bởi lối sống tối giản đang là trào lưu hot nhất hiện nay.
Giờ đây, các thương hiệu muốn duy trì sự tương tác với nhóm tiêu dùng này thì cần phải đưa ra giá trị thực sự của sản phẩm đối với các nguyên nhân và vấn đề mà khách hàng quan tâm.
Thức uống healthy, tốt cho sức khỏe
Khi kinh tế ngày càng phát triển, người tiêu dùng Việt càng quan tâm đến yếu tố sức khỏe trong các sản phẩm tiêu dùng.
Báo cáo của Nielsen cũng tiết lộ, đối với nhóm ngành thực phẩm và nước giải khát, các thương hiệu có cam kết "xanh" và "sạch" tăng trưởng nhanh hơn so với toàn thị trường 2,5 - 11,4%.
Một báo cáo khác của Nielsen "Hậu COVID-19 - sẵn sàng cho một cuộc sống mới" cho thấy những thực phẩm - đồ uống nhanh tại Việt Nam thuyết phục người tiêu dùng nhờ có chứa các dinh dưỡng bổ trợ như Vitamin C, Vitamin D, Omega 3 hoặc lợi khuẩn; Giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh; Được làm từ thành phần tự nhiên; Được sản xuất với chất lượng an toàn cao nhất; Được sản xuất bởi những thành phần chất lượng. Nguyên liệu đầu vào của thực phẩm được 70% người tiêu dùng đánh giá cao.
Theo xu thế chung, giới trẻ Việt cũng quan tâm đến vấn đề sức khỏe khi lựa chọn thức uống với nhu cầu về các sản phẩm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng tăng cao.
Tuấn Khang - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM chỉ chọn uống các thức uống tốt cho sức khỏe như sữa, trà xanh, nước trái cây.
"Khi tôi còn bé, bố mẹ đã rất kỹ trong việc chọn đồ uống cho tôi. Tôi cũng đọc những bài viết về tuổi thọ và sức khỏe nên chỉ chọn uống các sản phẩm tốt cho sức khỏe", Khang lý giải.
“Do đặc thù công việc bận rộn nên mình ưu tiên sự tiện lợi khi chọn thức uống, càng dễ mang đi, càng tiện sử dụng và nhất là cung cấp dinh dưỡng để mood “healthy” được bật ở chế độ cao nhất thì mình càng thích.”, cô nàng chia sẻ.
Có lẽ chính nhịp sống hiện đại, năng động và thường xuyên di chuyển của những Gen Z/Gen Y Việt càng cho thấy xu hướng đồ uống healthy đang được bắt sóng ở mức cao nhất.
Nhất là khi áp lực công việc và học tập khiến các bạn trẻ thường gặp phải rào cản về mặt thời gian trong việc bổ sung dưỡng chất khiến nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm tiện lợi, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, cứng cáp nhận được sự quan tâm đặc biệt.
Thức uống trendy, mang phong cách trẻ trung, hiện đại
Ở lứa tuổi coi trọng hình thức, thích khoe với bạn bè và cộng đồng những hình ảnh đẹp, người tiêu dùng trẻ cũng đề cao hình thức đẹp mắt của các thức uống.
"Một ly sinh tố, một chiếc bình đựng nước giữ nhiệt hay đơn giản là một chai nước giải khát đóng sẵn... nếu đẹp mắt đều khiến mình thích thú và muốn chụp hình khoe với mọi người", Bảo Trâm, 25 tuổi, lễ tân một bệnh viện thẩm mỹ tại TP.HCM chia sẻ.
Đồng thời, theo các chuyên gia tâm lý, tuổi trẻ chính là lứa tuổi có nhu cầu thể hiện cá tính và phong cách bản thân cao nhất.
Để đáp ứng nhu cầu này của người tiêu dùng trẻ, những thương hiệu đồ uống liên tục phải đổi mới sáng tạo.
Đại dịch đã hình thành cho người tiêu dùng thói quen giảm thiểu việc ăn uống bên ngoài và thận trọng khi ghé các nhà hàng, quán cafe.
Thay vào đó, họ tìm kiếm các sản phẩm mang lại trải nghiệm tương tự nhưng lại được phục vụ ngay tại nhà.
Vì vậy, mọi người có xu hướng mua nguyên liệu và tự làm các món đồ uống tại nhà để gợi nhắc những trải nghiệm bên ngoài.
Để được lựa chọn, các quán cafe cần có công thức pha chế đặc biệt để không những có hương vị ngon hơn, mà còn đem lại giá trị tinh thần cho người thưởng thức.
Hình thức đồ uống đóng chai, đóng lon của các thương hiệu F&B từ đó cũng được ưa chuộng trên hết.
Thức uống đi kèm sự tiện lợi và thoải mái
Bên ngoài học tập, làm việc, người trẻ còn có rất nhiều mối quan tâm khác ngoài xã hội.
Họ thích tham gia các hoạt động thưởng thức nghệ thuật, vui chơi, gặp gỡ bạn bè nên thường không muốn mất nhiều thời gian cho các thức uống.
"Một thức uống có thể mang đi, dễ bảo quản trong mọi hoàn cảnh sẽ ghi điểm với mình và nhóm bạn của mình hơn là những thức uống đòi hỏi sự cầu kỳ trong thưởng thức", Thu Hà, 22 tuổi, nhân viên văn phòng tại Đà Nẵng chia sẻ.
Ngoài ra, người chưa nhiễm COVID-19 thì lo lắng bất an, kẻ đã từng F0 thì cũng mất ngủ do di chứng “hậu COVID-19”.
Tất cả mọi người có xu hướng tìm đến các loại thức uống giúp thư giãn, giải tỏa tinh thần và cải thiện giấc ngủ, tiêu biểu là các loại trà thảo mộc, sữa hạt,…
Ngoài ra, các thương hiệu cần chú ý điều chỉnh lượng đường trong đồ uống hoặc thay thế các chất làm ngọt tự nhiên để không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Với người Việt Nam, một cốc nước me, nước sấu, tào phớ hoa nhài,… là những món giải khát tuổi thơ in đậm trong ký ức của mỗi người.