Vào năm 2023, việc giữ chân nhân tài sẽ rất quan trọng trong việc lập kế hoạch nguồn nhân lực. 

Nâng cao và đào tạo lại kỹ năng cho nhân viên và nói chung là tạo cơ hội cho sự dịch chuyển nghề nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Vào năm 2023, các nhóm lập kế hoạch nguồn nhân lực sẽ tập trung sự chú ý vào ba hướng:

- Tính linh hoạt;
- Giám sát tại nơi làm việc;
- Sức khỏe tinh thần.

1. Tính linh hoạt - Những con số biết nói

Nhân viên thích sự linh hoạt tại nơi làm việc và không muốn từ bỏ nó. 

Minh chứng là:

- Trong Khảo sát Cơ hội tại Mỹ của McKinsey, 58% số người được hỏi cho biết họ thích làm việc từ xa ít nhất vài ngày một tuần.
- Ngoài ra, 87% nhân viên sẽ chọn làm việc từ xa 3 ngày mỗi tuần. 

Một khái niệm nữa đã tiếp tục đạt được đà phát triển là tuần làm việc 4 ngày. 

- Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Forbes về hơn 20 công ty đã thử nghiệm tuần làm việc 4 ngày cho thấy doanh số bán hàng tăng lên, giảm tình trạng kiệt sức và ít vắng mặt hơn. 
- Đáng chú ý hơn nữa, hầu hết tất cả các nhà tuyển dụng tham gia đều có kế hoạch tiếp tục tuần làm việc 4 ngày.

Người lao động ngày càng chú ý hơn đến những công việc mang tính linh hoạt cao (Ảnh: Unsplash).
Người lao động ngày càng chú ý hơn đến những công việc mang tính linh hoạt cao (Ảnh: Unsplash).

2. Giám sát tại nơi làm việc - Nên hay không?

Sự gia tăng của công việc từ xa cũng dẫn đến sự gia tăng các hoạt động giám sát tại nơi làm việc. 

Khi làm việc linh hoạt trở thành tiêu chuẩn, vào năm 2022, có:

- 60% công ty có nhân viên làm việc từ xa đã triển khai phần mềm giám sát để theo dõi hoạt động của lực lượng lao động;
- 17% lãnh đạo doanh nghiệp cho biết họ đang cân nhắc dùng thử phần mềm tương tự vào năm 2023. 

Theo một nghiên cứu gần đây của Spherical Insights & Consulting Study, thị trường phần mềm giám sát nhân viên toàn cầu được định giá 1,1 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến ​​sẽ đạt 2,1 tỷ USD vào năm 2030. 

Tuy nhiên, theo Giám đốc điều hành Satya Nadella của Microsoft, xu hướng nơi làm việc này phản ánh “ sự hoang tưởng về năng suất.

Có lẽ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên tìm kiếm các lựa chọn khác để gắn kết hơn với nhân viên.

Những phương án giám sát nhân viên cần mang tính gắn kết hơn (Ảnh: Unsplash).
Những phương án giám sát nhân viên cần mang tính gắn kết hơn (Ảnh: Unsplash).

3. Sức khỏe tinh thần - Một trong những ưu tiên hàng đầu 

Một cuộc khảo sát của Gympass, một nền tảng về phúc lợi của nhân viên, cho biết 48% người được khảo sát nói rằng sức khỏe của họ sẽ xấu đi vào năm 2022. 
Không chỉ vậy, 28% nói rằng họ không hài lòng trong công việc. 

Với tình hình kinh tế bất ổn hiện nay cùng với nỗi lo suy thoái kinh tế, sức khỏe tinh thần của người lao động được dự đoán sẽ xấu đi. 

Do đó, nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần sẽ tăng lên vào năm 2023. 

Hơn bao giờ hết, người sử dụng lao động đang coi việc hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho nhân viên là ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt là khi tình trạng kiệt sức là một trong những lý do hàng đầu khiến nhân viên nghỉ việc.

Sức khỏe tinh thần của nhân viên đang cần được các doanh nghiệp chú ý (Ảnh: Unsplash).
Sức khỏe tinh thần của nhân viên đang cần được các doanh nghiệp chú ý (Ảnh: Unsplash).

Lời kết

Đây là những gợi ý cho kế hoạch quy hoạch nhân sự năm 2023 tới đây của doanh nghiệp.

Theo đó, cần chú trọng vào các mô hình làm việc linh hoạt, có nên giám sát tại nơi làm việc hay không và làm sao để cải thiện sức khỏe tinh thần của nhân viên.

Tùy vào từng nhu cầu và văn hóa của doanh nghiệp, các công ty cần có định hướng phù hợp để bắt kịp những xu hướng và yêu cầu của thời đại.

Lược dịch từ bài viết của HR Forecast.