Tình trạng của bộ máy ảnh hưởng tới từng cá nhân trong đó, và năng suất của cá nhân cũng có tác động mật thiết tới sức khoẻ của doanh nghiệp. COVID-19 tạo nên những gánh nặng kinh tế, kèm theo là trạng thái giãn cách xã hội trong thời gian dài, buộc doanh nghiệp phải vận hành từ xa.

Điều kiện làm việc đặc thù này mang tới những tác động ngoài ý muốn, nổi bật nhất là những bất ổn về tâm lý cho đội ngũ nhân viên.

Điều này buộc các tổ chức phải có những thay đổi về chính sách đối nội, bởi sự suy sụp của nội bộ công ty có thể đem tới những hậu quả khó lường, không kém những tác động khách quan của đại dịch.

“Xa mặt nhưng không cách lòng”: thách thức khi làm việc tại nhà mùa giãn cách

Về bản chất, con người là động vật mang tính xã hội cao, trong đó sự kết nối và tính đồng nhất của nội bộ tổ chức như một chất dẫn quan trọng giúp mọi mô hình doanh nghiệp sáng tạo đổi mới và nâng cấp hoạt động hiệu quả.

Nghiên cứu “Sáng tạo mang tính Xã hội” của Dale Carnegie & Associates năm 2021 chỉ ra, “Sự thành công của ý tưởng sáng tạo trong tổ chức là kết quả của sự tác động giữa nỗ lực của các nhân, đội nhóm và tổ chức với nhau."

Vậy nhưng, hiện trạng giãn cách dài ngày đã ngăn cản những kết nối giữa người với người, gây ra hiện tượng tâm lý Sốt Cabin (Cabin fever).

Nhìn chung, Cabin fever không chỉ gây khó khăn về mặt cảm xúc cho cá nhân mà còn khiến họ bị cô lập với tập thể. Nhìn chung, Cabin fever không chỉ gây khó khăn về mặt cảm xúc cho cá nhân mà còn khiến họ bị cô lập với tập thể.

Hậu quả của hiện tượng này là cá nhân dễ kiệt sức, khó tập trung hoặc thiếu động lực hoàn thành công việc.

Khi một chấm nhỏ bị mất kết nối có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống giao tiếp và mối quan hệ xã hội - tiền đề để thúc đẩy sáng tạo đổi mới hiệu quả trong doanh nghiệp.

Làm việc online trong khoảng thời gian dài cũng là một tác nhân gây nên sự đứt gãy liên kết của bộ máy doanh nghiệp.

Việc tư duy và thảo luận nhóm trở nên khó khăn hơn do các nền tảng online vẫn còn hạn chế trong việc bảo toàn tính tự nhiên của giao tiếp.

Hơn thế nữa, những sai số về mặt công nghệ có thể khiến quy trình giao tiếp gặp trục trặc, tạo ra những hiểu lầm về thông tin giữa người truyền đạt và người nhận, có thể gây trầm trọng thêm tâm lý mất kết nối của nội bộ nhân viên.

Tuy xã hội đang dần trở về nhịp làm việc và sinh hoạt bình thường, nhưng nguy cơ tái bùng phát và những mầm mống dịch bệnh vẫn có thể khiến Covid quay trở lại bất cứ lúc nào.

Nếu không có những quyết sách điều chỉnh, khuyến khích tái gắn kết đội ngũ kịp thời, doanh nghiệp có thể phải hứng chịu hậu quả do sự mất kết nối trong hệ thống nguồn lực gây ra.

Nền tảng giải pháp cho những thách thức trên xoay quanh triết lý lấy nhân viên làm gốc. Dưới đây là hai hướng giải pháp chính mà các doanh nghiệp có thể tham khảo.

Trao quyền tự chủ cho nhân viên khi quay trở lại làm việc

Một nghiên cứu trên 20.000 nhân viên ở Anh cho thấy, những người nói họ có mức độ tự chủ cao hơn trong công việc hoặc văn hóa làm việc cảm thấy hạnh phúc hơn với công việc của họ, tác động tích cực đến năng suất cá nhân và đội nhóm.

Lúc này, một mô hình hỗn hợp giữa trao quyền tự chủ trong công việc hàng ngày với sự giám sát, quản thúc chặt chẽ từ cấp trên có thể giúp các nhân viên dần tái thích ứng với nhịp công việc trước dịch.

Chẳng hạn quản lý có thể tránh xếp lịch các cuộc họp vào các ngày liên tiếp cho cấp dưới, hoặc người nhân viên chủ động đánh dấu những khung giờ nghỉ ngơi cố định và cho phép bản thân suy nghĩ về những vấn đề riêng tư.

Tăng cường các hoạt động CSV (Creating Shared Value) cho “người nhà”, thúc đẩy bứt tốc sau dịch

Khái niệm CSV (tạo lập giá trị sẻ chia) được nâng cấp từ các hoạt động CSR (trách nhiệm xã hội doanh nghiệp). CSV đến từ chính động lực lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cộng đồng của tổ chức.

Mấu chốt trong tiến trình làm CSV là tái thiết hiệu suất doanh nghiệp bằng cách sử dụng mọi nguồn lực theo cách hiệu quả hơn, trong đó đội ngũ nhân viên là yếu tố quan trọng.

Nói cách khác, muốn tạo ra giá trị bền vững cho xã hội, trước tiên cần đặt lợi ích đội ngũ lên hàng đầu, đặc biệt trong các kế sách ứng phó đại dịch.

Giá trị sát sườn nhất mà doanh nghiệp có thể chia sẻ cho nhân viên của mình chính là giáo dục. Giá trị sát sườn nhất mà doanh nghiệp có thể chia sẻ cho nhân viên của mình chính là giáo dục.

Hãng thời trang nội địa YODY là một case study thành công trong việc chia sẻ giá trị giáo dục đến đội ngũ của mình.

Từ những ngày đầu tiên khi làn sóng dịch lần thứ 4 nổ ra, Ban lãnh đạo đã tổ chức đào tạo mỗi 2 ngày một lần cho hệ thống hàng nghìn nhân viên, khuyến khích họ tham gia chương trình rèn luyện bứt tốc hiệu suất.

Hành động này đã cải thiện hiệu suất chung của bộ phận kinh doanh lên 5 lần, rèn luyện tinh thần “chiến binh” và nâng cấp kỹ năng chuyên môn bài bản, tạo đà cho việc bùng nổ sau dịch.

Áp dụng CSV, doanh nghiệp có thể giúp đội ngũ nhân sự của mình tiếp cận với những nguồn kiến thức mới ngay cả sau giãn cách.

Đây là giải pháp tối ưu cho việc tái thúc đẩy động lực nhân sự, giúp tạo kết nối sâu sắc giữa nội bộ doanh nghiệp.

Việc học tập những kiến thức mới có thể giúp nhân viên dần thoát khỏi trạng thái Cabin Fever, đồng thời là cơ hội vàng để doanh nghiệp nâng cấp chất lượng nguồn lực lao động.

“Trực tuyến hóa” nhưng phải đảm bảo tính kết nối - chìa khóa cho hoạt động đào tạo nhân sự sau dịch

Theo ông Lê Khắc Nhiên An - Digital Transformation, ASEAN Manufacturing Plants tại Bosch và là Chuyên gia Huấn luyện tại Dale Carnegie Việt Nam, thời điểm “tái thiết bình thường mới” chính xác là giai đoạn lấy lại những gì đã mất.

Chuyên gia này nhận định, sẽ có sự cạnh tranh gắt gao giữa các doanh nghiệp. Do đó, càng nâng cấp chín muồi trình độ nguồn nhân lực và tinh thần sẵn sàng bứt tốc khi quay trở lại, tổ chức sẽ càng tạo được lợi thế cạnh tranh.

Trong bối cảnh này, hình thức Live Online Learning (LOL) của Dale Carnegie Việt Nam xuất hiện đã và đang giải quyết nhu cầu đào tạo nhân sự rất lớn của nhiều tổ chức.

Các khóa học chuẩn toàn cầu của Dale Carnegie Việt Nam đi sâu vào đào tạo các kỹ năng quản trị doanh nghiệp như khoá Dịch vụ Khách hàng Vượt trội, Giao tiếp Hiệu quả với các Khuynh hướng Tính cách khác nhau, Khai mở Tài năng Đội ngũ…

LOL giúp đội ngũ rèn luyện tư duy và hình thành những kỹ năng mới trong môi trường trực tuyến, hoàn toàn phù hợp trong giai đoạn “bình thường mới”. LOL giúp đội ngũ rèn luyện tư duy và hình thành những kỹ năng mới trong môi trường trực tuyến, hoàn toàn phù hợp trong giai đoạn “bình thường mới”.

Khác với các mô hình học online qua video thu sẵn, LOL được tiến hành trực tiếp với tương tác thật giữa người học và giảng viên.

Phương pháp Huấn luyện ngay tại thời điểm (Coaching in the moment) mà Dale Carnegie áp dụng vẫn giữ nguyên hiệu quả tương tác - chìa khóa của mối quan hệ xã hội và tinh thần sáng tạo,nhờ đó, cảm xúc và hành vi của học viên trong lớp trực tuyến vẫn đảm bảo tính tương đương với phương thức huấn luyện offline.

Mô hình đào tạo “Biến đổi Đột phá” nổi tiếng toàn cầu của tổ chức giáo dục có lịch sử hơn 100 năm Dale Carnegie sẽ tiếp tục được ứng dụng và thích ứng linh hoạt với học viên trên nền tảng trực tuyến LOL.

Khi cả xã hội dần quen và chấp nhận việc “trực tuyến hóa” mọi hoạt động làm việc, sinh hoạt và học tập, hình thức đào tạo Live Online Learning của Dale Carnegie Việt Nam càng chứng tỏ được tính ưu việt.

Phương pháp đào tạo mang tính thời điểm và khuyến khích tương tác này thúc đẩy cải thiện mức độ tiếp thu của học viên, giúp đội ngũ của các tổ chức tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới một cách nhẹ nhàng, đồng thời vượt qua những rào cản tinh thần rất cần được tái kết nối trở lại.

Trong mọi tình huống, việc thấu hiểu đội ngũ lao động, trao quyền tự chủ nhất định và lan tỏa giá trị giáo dục, bảo vệ sức khỏe tinh thần cho nhân viên luôn là những chính sách cần ưu tiên.

Bằng việc thấu hiểu và trao đi những cơ hội gia tăng tri thức cho người lao động - doanh nghiệp đang đầu tư cho chính mình và tạo lợi thế cạnh tranh bằng nguồn nhân sự chất lượng, sẵn sàng cho một thị trường kinh doanh nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức trong tương lai.

Ban biên tập Trends Việt Nam