Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển điện gió

Chia sẻ tại toạ đàm "Đầu tư điện gió trong bối cảnh mới", ngày 8/12, về tiềm năng phát triển điện gió tại Việt Nam, ông Nguyễn Văn Vy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết:

Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió rất lớn, với tổng tiềm năng kỹ thuật đạt 377GW, trong đó điện gió trên bờ khoảng 217GW, và 160GW điện gió ngoài khơi.

Cũng theo ông Vy, trọng tâm chuyển đổi phát triển năng lượng giai đoạn 2030-2050 của Việt Nam sẽ tập trung vào phát triển điện sạch, kết hợp với công nghệ số giúp tận dụng tối đa năng lượng tái tạo với chi phí thấp ngày càng tăng. 

Đồng thời, gia tăng nhanh việc sử dụng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo trong phát triển kinh tế xã hội.

Theo đó, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió là giải pháp tối ưu.

Việt Nam là nước có tiềm năm gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực. Việt Nam là nước có tiềm năm gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năm gió lớn nhất trong bốn nước của khu vực, với hơn 39% tổng diện tích ước tính có tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65 m, tương đương công suất 512 GW.

Riêng điện gió ngoài khơi, Việt Nam có tiềm năng khoảng 160 GW. Đây cũng là nguồn điện giảm thiểu carbon nhiều nhất. Kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy, điện gió ngoài khơi giúp giảm 20% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Với Việt Nam, nhờ nguồn gió mạnh, các dự án điện gió ngoài khơi có thể đạt công suất lớn hơn 50%, tương đương hệ số công suất của thuỷ điện.

Ninh Thuận: Nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động. Ninh Thuận: Nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động.

Đại diện Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cho rằng, với 4-5 GW điện gió ngoài khơi phát triển đến năm 2030, Việt Nam sẽ tiết kiệm khoảng 800 triệu USD nhập khẩu than mỗi năm, giúp tạo ra 40.000 việc làm tại địa phương.

Xác định đây là nguồn điện chủ đạo trong phát triển năng lượng tái tạo tới năm 2030, trong phương án tính toán mới nhất cập nhật tháng 11 của dự thảo quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương đã nâng công suất nguồn đặt điện gió ngoài khơi (offshore) lên 4 GW vào năm 2030. 

Tăng 1 GW so với các phương án trước đó. Với mức này, tỷ trọng điện gió ngoài khơi trong hệ thống điện khoảng 2,6% vào năm 2030 và tăng lên gấp hơn 4 lần (10,8%) vào năm 2045.

Bên cạnh tiềm năng tự nhiên, Chính phủ đang thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ cho việc phát triển điện gió.

Đơn cử, việc ban hành biểu giá bán điện năng (FIT) cho các dự án điện gió từ năm 2021 đến cuối năm 2023, đồng thời góp phần giảm rủi ro tài chính cho các dự án điện gió để có thể nghiệm thu đưa vào vận hành trước thời hạn mới.

Nhiều điểm “nghẽn” còn tồn tại

Bên cạnh những lợi thế về điều kiện tự nhiên, sự hỗ trợ của Chính phủ, thì ông Nguyễn Văn Vy đánh giá ngành điện gió hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều nhiều “điểm nghẽn”.

Được đánh giá là quốc gia giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo, nhưng việc khai thác ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng.

Nguyên nhân chủ yếu là các rào cản liên quan tới cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện… đã hạn chế việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo để đưa nguồn điện vào sử dụng trên thực tế.

Điện gió giúp thay thế dần nguồn điện than nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, năng lượng này cần được mở đường phát triển bằng cơ chế chính sách cụ thể. Điện gió giúp thay thế dần nguồn điện than nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, năng lượng này cần được mở đường phát triển bằng cơ chế chính sách cụ thể.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, do tác động của dịch COVID-19, công tác triển khai xây dựng gặp khó khăn về nhập khẩu các thiết bị, thiếu chuyên gia nước ngoài phối hợp kỹ thuật, dẫn đến nhiều dự án không kịp tiến độ theo cơ chế FIT. 

Mạng lưới truyền tải chưa đáp ứng, khối lượng lưới chưa đủ lớn để truyền tải, nhu cầu đất đai cho các dự án điện gió trên bờ cần khoảng 28.000 ha, vấn đề mất đất trồng trọt và kế sinh nhai của người dân đang là mối quan tâm sâu sắc.

Bên cạnh đó, dịch bệnh khiến còn cho các dự án gặp một số khó khăn như: quá trình giải phóng mặt bằng bị đình trệ; khó khăn trong huy động nguồn nhân lực làm việc tại công trường dự án; chuỗi cung ứng bị gián đoạn do tình trạng khó khăn và tắc nghẽn trong quá trình nhập khẩu và vận chuyển trang thiết bị.

Nhà đầu tư điện gió đang gặp “khó khăn kép”. Nhà đầu tư điện gió đang gặp “khó khăn kép”.

Ngoài những hạn chế nêu trên, điện gió ngoài khơi cũng là một thách thức lớn đối với ngành năng lượng Việt Nam khi được coi là công nghệ mới, còn nhiều vướng mắc về thiết bị cũng như chi phí.

Cùng với đó, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam chia sẻ bên cạnh những khó khăn do dịch bệnh gây ra, do thời gian đầu tư điện gió kéo dài nên đã gặp nhiều rủi ro về chính sách và thủ tục đầu tư. 

Đặc điểm của điện gió là chi phí dự án phần lớn đều là chi đầu tư trả trước, không phát sinh chi phí nhiên liệu và chi phí vận hành, bảo trì trong suốt vòng đời của dự án tương đối nhỏ.

Do đó, vốn và chi phí vốn là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn đầu tư của điện gió.

Nhưng hiện nay, hợp đồng mua bán điện theo mẫu của Bộ Công Thương còn tồn đọng một số lỗ hổng, khiến các nhà đầu tư đứng trước nhiều rủi ro. Điều này cũng khiến các ngân hàng và định chế tài chính từ chối cho các nhà đầu tư tiếp cận vốn.

Ngoài ra còn tồn tại các khó khăn về quy hoạch biển, các địa phương và nhà đầu tư còn lên những phương án khai thác, sử dụng diện tích mặt biển chưa phù hợp. 

Do đây là dòng năng lượng mới, nên nhiều địa phương còn thiếu quy hoạch không gian biển và kinh nghiệm trong khai thác dòng năng lượng này.

Từ đó, dẫn đến các khó khăn về thủ tục xin cấp phép sử dụng biển.

Khuyến nghị từ quốc tế

Việt Nam sẽ là quốc gia đi đầu ở khu vực Đông Nam Á trong phát triển điện gió.

Tuy nhiên, sản lượng lớn thì cần có cơ chế chính sách phù hợp cũng như một lượng lớn vốn đầu tư để khởi động. 

Do đó, ông Mark Hutchinson khuyến nghị Việt Nam cần xây dựng đấu giá nhất quán để các công ty trong nước và quốc tế có thể đầu tư vào chuỗi cung ứng, đào tạo nhân viên, xây dựng cảng và cơ sở hạ tầng.

Phát triển điện gió giúp Việt Nam thay thế dần nguồn năng lượng nhiệt điện, tiết kiệm hàng trăm triệu USD nhập khẩu than mỗi năm, Phát triển điện gió giúp Việt Nam thay thế dần nguồn năng lượng nhiệt điện, tiết kiệm hàng trăm triệu USD nhập khẩu than mỗi năm,

Nhằm bảo đảm phát triển và thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực điện gió ngoài khơi, GWEC có một số đề xuất sau cho Chính phủ Việt Nam.

Ban đầu, Việt Nam sẽ hạn chế giá FIT cho 4-5GW để các dự án điện gió ngoài khơi được hỗ trợ thông qua FIFT.

Việt Nam sẽ thiết kế chuyển đổi phù hợp sang hình thức đấu giá và có đủ thời gian bảo đảm hợp đồng mua bán điện PPA có khả năng vay vốn. 

Tiếp theo, cần thông báo trước tối thiểu 2 năm đối với những thay đổi lớn về chính sách và thực hiện tham vấn để tối đa hóa tính minh bạch.

Cơ chế đấu giá phải có đủ quy mô vừa đủ (2-3 GW).

Các nhà phát triển ở trong cung ứng biết sẽ có nhiều chuỗi đấu giá như vậy, họ sẽ đầu tư vào chuỗi cung ứng, nhập khẩu, đào tạo nhân viên...

Việt Nam cần tiến hành các nghiên cứu về lưới, cấp phép, quy hoạch không gian biển cũng như nghiên cứu chi tiết về thiết kế đấu giá. Tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, thử nghiệm công nghệ nguồn điện tái tạo mới. 

Đồng thời, tham khảo các quốc gia thành công trong khai thác điện gió để đưa ra những giải pháp có tính khả thi cao.

Theo Doanh nghiệp Việt Nam