Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu cho ngành nông nghiệp hiện nay
Trong những năm qua, thị trường kinh tế đã có nhiều thay đổi do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng trong và ngoài nước thua lỗ, cạn kiệt nguồn ngân sách hoặc phải đóng cửa vĩnh viễn do gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản.
Từ thực tế này, nền kinh tế chủ yếu dựa vào các nền tảng thương mại điện tử, hoặc thông qua nhiều kênh mạng xã hội để xử lý đầu ra của sản phẩm.
Vì vậy, chuyển đổi số đã trở thành giải pháp hàng đầu hỗ trợ nền kinh tế và là giải pháp tối ưu để phát triển kinh tế nông nghiệp, giúp nông dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của các hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ số và ứng dụng công nghệ mới như:
Dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), Điện toán đám mây (Cloud), công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… làm giảm đáng kể chi phí sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh.
Chuyển đổi số giúp nông dân, trang trại và doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sản xuất.
Chuyển đổi số là giải pháp tích cực, khắc phục được những điểm yếu cố hữu của sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, đồng thời hình thành chuỗi giá trị, liên kết sản xuất hiệu quả.
Nhiều quốc gia ứng dụng mô hình “nhà máy thực vật khép kín”
Sản xuất nông nghiệp trong tương lai sẽ hầu như là ở trong các nhà máy thực vật khép kín.
Đây chắc chắn là một xu hướng mạnh mẽ.
Tương lai của ngành sản xuất nông nghiệp sẽ có chi phí thấp nhưng ổn định.
Nó sẽ có chất lượng tốt hơn và ít tốn nhân công hơn.
Dân số thế giới dự đoán sẽ đạt 9,8 tỷ người vào năm 2050 trong đó 2/3 số dân sẽ sống ở thành thị.
Chúng ta sẽ cần đến các loại hình công nghệ hiện đại để có thể cung cấp đủ thức ăn cho tất cả mọi người.
Một trong những chìa khóa giúp giá thành các loại thực phẩm này ở mức có thể đáp ứng được đó chính là tăng sản lượng mà không cần nhiều nông dân.
Cơ sở nông trại của doanh nghiệp Bowery đặt tại New Jersey với hệ thống trồng rau tự động
Những khay trồng nông sản được xếp chồng lên nhau theo chiều dọc để tiết kiệm diện tích.
Mỗi một khu vực đều được kiểm soát mức về độ ánh sáng, nước và dinh dưỡng trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tối ưu.
Điều này cho phép canh tác nhiều giống cây trồng hơn với mức độ tiêu thụ nước ít hơn và không có sinh vật gây hại nào.
Điều nãy cũng cho phép trồng những giống rau có hương vị độc đáo.
Phần lớn các hoạt động của cơ sở này đều được diễn ra theo quy trình tự động, dữ liệu về quá trình canh tác được thu thập bởi các cảm biến và hệ thống máy tính kiểm soát môi trường phát triển cho nông sản.
Nhà máy thực vật sản xuất 120 tấn rau ăn lá một năm tại Trung Quốc
Tại Thị trấn Shizong, quận thông Châu, thành phố Nam Thông, Trung Quốc là một thị trấn nông nghiệp truyền thống với 60 triệu mét vuông đất canh tác nơi có nhà máy thực vật đang được xây dựng.
Ưu điểm lớn nhất là các loại rau được trồng trong nhà máy thực vật không sử dụng thuốc trừ sâu.
Do đó vi khuẩn, sâu bệnh cần phải được kiểm soát và cách ly trong quá trình cây con sinh trưởng và phát triển.
So với canh tác truyền thống thì nhà máy thực vật có ưu điểm là không chiếm nhiều diện tích đất, không bị giới hạn bởi điều kiện môi trường, có thể sản xuất quy mô lớn.... và đặc biệt tốn ít nhất công.
Với nhà máy sản xuất thực vật có diện tích 40 ngàn mét vuông có thể sản xuất 120 tấn rau xà lách mỗi năm mà chỉ cần 4 công nhân chăm sóc.
Nhà máy thực vật phát triển sẽ thực hiện sản xuất cây trồng liên tục thông qua kiểm soát môi trường với độ chính xác cao.
Nhà máy không phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời, đất hay thuốc trừ sâu, mà nó dựa vào dung dịch dinh dưỡng và ánh sáng nhân tạo.
Nhà kính thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp tại Nhật Bản
Để trồng cà chua và các loại rau màu mẫn cảm với các điều kiện môi trường, Nhật Bản đã thiết kế loại hình nhà kính thông minh kiểu “nhà máy thực vật”.
Ưu điểm nổi bật của loại hình nhà kính này là xóa bỏ “tính thời vụ” trong sản xuất rau quả, nhờ việc tạo lập điều kiện tối ưu về môi trường.
Do đó, cây trồng sinh trưởng, phát triển và quang hợp, phát triển cho thu hoạch trong thời gian ngắn hơn.
Năng suất thu hoạch cao hơn so với sản xuất ngoài trời; tiết kiệm mặt bằng sản xuất; chi phí sản xuất chỉ tương đương thậm chí thấp hơn so với trồng cây ngoài trời.
Sản phẩm trồng trong nhà kính dễ chiếm lĩnh thị trường và có giá bán cao hơn sản phẩm cùng loại do chất lượng sản phẩm tốt hơn, tươi hơn, sạch hơn, sản xuất ít bị hư hao, tổn thất do các yếu tố ngoại cảnh và sâu bệnh gây ra.
Năng suất lao động cao, giá thành sản phẩm hạ do hầu hết các khu chăm sóc và quản lý sản xuất đều được tự động hóa.
Người nông dân có thể quản lý sản xuất cũng như điều chỉnh các yếu tố kỹ thuật từ cự ly nghìn dặm nhờ các phần mềm điện thoại điện toán đám mây.
Cũng nhờ đó, một gia đình nông dân đồng thời có thể tổ chức sản xuất rau ở nhiều nơi, nhiều địa điểm khác nhau, thậm chí ở ngay gần nhà hàng, siêu thị, hay các trung tâm tiêu thụ rau quả nào đó.
Lời kết
Có thể nói, nhờ ưu việt này mà thời gian thu hoạch cũng như chi phí vận chuyển được giảm thiểu, tăng độ tươi sống của rau quả.
Vì thế mà cắt giảm được các khoản chi phí không nhỏ phát sinh trong quá trình lưu thông từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.
Trong tương lai, đây sẽ là mô hình được ứng dụng rộng rãi hơn nữa để giải quyết vấn đề an ninh lương thực cho con người.