Với sự xuất hiện của điện thoại thông minh, mọi người buộc phải “mang theo” công việc bất kể giờ giấc. 

Cùng với đó là tốc độ gia tăng “work from home” tỏa đến mọi ngóc ngách trong đời sống.

Giờ đây, “work from home” không còn là giải pháp tình thế. Nó đã thực sự đi vào cuộc sống như một “new normal".

Hiện nay, nhà ở hay quán cafe thực sự là văn phòng của hàng triệu người trên toàn cầu.

Trong khi, những người lớn tuổi ở các vị trí quản lý dần chìm vào sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống không lành mạnh.

Thì Gen Z phản ứng trước thời cuộc bằng cách ngừng cống hiến với làn sóng quiet quitting.

Bên cạnh đó, sự không có mặt trực tiếp khi làm việc từ xa cũng khiến nhân viên cảm thấy không được ghi nhận sự nỗ lực hoặc đối mặt với định kiến “lông bông” của xã hội.

Điều này dẫn đến xu hướng loud labourer - nói nhiều hơn làm.

Họ chăm chỉ thể hiện mình rất bận rộn với công việc trên mạng xã hội nhưng thực tế họ luôn thờ ơ với việc hoàn thành nhiệm vụ.

Song song đó, khái niệm tri thức trọc phú ra đời đang nhận khá nhiều bình luận trái chiều.

Liệu sự “hiểu biết" quá nhiều mà không đào sâu để lĩnh hội một cách đầy đủ có cần thiết để phát triển một con người hay tạo ra giá trị cho xã hội không?

Quiet quitting - Mặc kệ mọi trách nhiệm ngoài giờ làm việc

Thời gian gần đây, những tranh luận về quiet quitting (âm thầm nghỉ việc) diễn ra trong giới cổ cồn trắng trên khắp thế giới nổi lên rất nhiều.

Theo The Guardian: “Đây là những nhân viên mất niềm tin vào công ty và từ bỏ nỗ lực hàng ngày.

Họ có các dấu hiệu là không còn kiểm tra email vào cuối tuần hoặc nhận nhiệm vụ cấp bách khi trời tối.

Họ cố gắng tồn tại ở văn phòng bằng cách làm việc một cách hạn chế nhất có thể.”

Trào lưu “âm thầm nghỉ việc” phổ biến khi hashtag #QuietQuitting thu về hơn 17 triệu lượt xem trên TikTok.

Chúng cũng lan rộng sang Twitter, LinkedIn và trên trang tin lớn như CNN, Guardian, New York Times.

Các nhà quản lý nên theo sát để nhanh chóng nhận ra vấn đề về kiệt sức hoặc lý do khác ở nhân viên. (Nguồn: CNN).
Các nhà quản lý nên theo sát để nhanh chóng nhận ra vấn đề về kiệt sức hoặc lý do khác ở nhân viên. (Nguồn: CNN).

Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, không tìm được ý nghĩa trong công việc đã khiến cho trào lưu “quiet quitting” trở nên phổ biến trên toàn cầu.

Mức độ tương tác thấp của nhân viên đối với công việc đã gián tiếp gây thiệt hại 7,8 nghìn tỉ USD cho các doanh nghiệp trên toàn cầu.

Nhà tâm lý học Ben Granger cho rằng “quiet quitting” là cách để bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất trong môi trường làm việc độc hại.

Trong khi đó, Zaid Khan - TikToker 24 tuổi lại cho biết:

“Trong vài năm qua, sức khỏe tinh thần và thể chất thực sự đóng vai trò quan trọng đối với năng suất làm việc, tại hầu hết tất cả các lĩnh vực ngành nghề”.

Họ chỉ mong muốn được tận hưởng trọn vẹn khung thời gian cá nhân.

Họ không làm bất kỳ nhiệm vụ nào liên quan đến công việc như cách để nạp năng lượng và cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Trong Báo cáo Rủi ro Toàn cầu 2021 chỉ số "vỡ mộng ở giới trẻ" là 8 trong số 10 rủi ro.

Các chỉ số sức khỏe tinh thần giảm sút đáng kể từ đại dịch COVID-19.

Chúng khiến 80% thanh niên trên toàn thế giới bị trầm cảm, lo lắng và thất vọng.

Shep Moyle - Giám đốc điều hành Coaching International chia sẻ.

“Những nhà lãnh đạo nên đánh giá lại thành kiến thế hệ.

Là một cựu giám đốc điều hành, tôi biết mình đã sai lầm khi gửi những email lúc 4h30 hoặc gọi cho cấp dưới vào cuối tuần để giao việc khẩn cấp. 

Nhiều người đã quen với kỳ vọng nhân viên sẽ cống hiến hết mình, kể ra khi bắt họ làm thêm giờ hoặc vượt quá trách nhiệm được quy định.

Với việc loại bỏ không gian văn phòng vật lý, các công ty phải tạo ra cảm giác thân thuộc và những lý do thực tế để thúc đẩy người lao động hơn nữa.”

Những ý kiến trái chiều cho rằng “quiet quitting” là cái cớ của sự lười biếng.

Nhiều ý kiến cho rằng "lặng lẽ giảm việc" thể hiện sự thiếu trách nhiệm với việc mình làm.

Brad Polumbo, nhân viên chính sách tại Quỹ Giáo dục Kinh tế đưa ra nhận xét:

“ Âm thầm nghỉ việc là suy nghĩ xấu xa và nó chỉ khiến cho người trẻ ngày càng kém đi.

Trào lưu âm thầm nghỉ việc là hoàn toàn nhảm nhí. 

Tuy nhiên, thật đáng buồn khi nhiều người trẻ lại tán thành với hệ tư tưởng độc hại này. 

Nó chỉ khiến họ tự chuốc lấy thất bại và khó khăn.”

Đọc thêm: 

Đại dịch quiet quitting liệu có bùng phát?

Quiet quitting là do lãnh đạo tồi không phải nhân viên tệ.

Nghỉ việc âm thầm, sa thải âm thầm, trào lưu hay giọt nước tràn ly?

Trái ngược với người âm thầm nghỉ việc, họ chọn mặc kệ mọi thứ thì những người lao động ồn ào lại thích nhận nhiệm vụ dễ dàng và khoe khoang chúng.

Loud labourer - Những người dành nhiều thời gian để nói hơn làm

Thực ra, loud labourer là hiện tượng không mới và phổ biến trong môi trường công sở. 

Thế nhưng, khái niệm này mới được chú ý gần đây đi kèm với quiet quitting.

Loud labourer là những người luôn than vãn với công việc.
Loud labourer là những người luôn than vãn với công việc.

Những người loud labourer không những tác động đến doanh thu, năng suất của công ty mà còn kéo thành tích tập thể đi xuống.

Họ luôn phóng đại với mọi người về những công việc đã thực hiện, dù là những việc lặt vặt. 

Đối với những cá nhân này, làm tròn trách nhiệm là khái niệm không có thật.

Ngoài ra, họ cũng thường xuyên đăng hình làm việc chăm chỉ lên mạng xã hội để sống ảo.

Những người dành nhiều thời gian để nói hơn làm không những tác động đến doanh thu và năng suất của công ty mà còn kéo thành tích tập thể đi xuống.

Khi được giao việc, điều đầu tiên mà nhóm lao động ồn ào làm là thở dài, than vãn.

Khi cảm thấy những tiếng thở dài, rên rỉ và càu nhàu không còn đủ nữa. 

Họ áp dụng các chiến thuật tự quảng bá bản thân khác.

Loud labourer luôn khoe khoang quá sự thật về sự đóng góp của mình.
Loud labourer luôn khoe khoang quá sự thật về sự đóng góp của mình.

Chẳng hạn, khoe khoang trong cuộc họp về công sức đã bỏ ra để dồn vào một dự án.

Những đối tượng này rất giỏi với việc phát triển các kế hoạch chi tiết và tầm nhìn, thành tựu đạt được trong tương lai.

Đặc biệt với tình hình làm việc từ xa và trên không gian ảo, nỗ lực của nhân viên ngày càng vô hình.

Nhiều người cảm thấy bị đánh giá thấp vì không có sếp hoặc đồng nghiệp nào chứng kiến ​​sự vất vả của họ.

Trong thế giới làm việc từ xa, họ tự ti với người có công việc văn phòng.

Nơi đó, những người khác được nhìn thấy và ghi nhận sự nỗ lực. 

Vì vậy, loud labourer cố gắng tìm mọi cách để phô bày nỗ lực cá nhân.

Họ luôn thể hiện mình rất bận rộn, cuộc sống luôn xoay quanh việc làm và deadline bất tận.

Hơn một thế kỷ trước, Thorstein Veblen, nhà xã hội học người Mỹ, đã phát hiện ra xu hướng conspicuous consumption (tiêu dùng phô trương).

Thuật ngữ dùng chỉ hành động thái quá người giàu thể hiện sự giàu có.

Ngày nay, hiện tượng đó được xuất hiện trong thuật ngữ mới conspicuous production (phô trương năng suất). 

Thay vì thể hiện địa vị thông qua việc ăn uống tại nơi đắt đỏ, mọi người cố gắng nâng cao địa vị của mình bằng cách phô trương năng suất quá mức.

Đối với một số người, trở thành nhân viên ồn ào sẽ dễ dàng thăng tiến hơn. 

Hòa cùng xu thế chán nản trong công việc và tự đề cao bản thân, khái niệm trọc phú tri thức đã gây ra làn sóng tranh cãi trong thời gian gần đây.

Trọc phú tri thức - Thuật ngữ chỉ sự học vẹt hay việc phủ định sự học?

Với bài phát biểu tại trường Đại học Fullbright có chủ đề “Phá vỡ những khuôn mẫu và kiến tạo thế giới theo cách của bạn”.

Nhà báo Đinh Đức Hoàng đã “chỉ ra sự thất thế” của các “trọc phú kiến thức” và đề cao giá trị của “tri thức nguyên bản”. 

Sau khi nhà báo Đinh Đức Hoàng đăng nguyên văn bài phát biểu này lên Facebook cá nhân đã gây ra cuộc tranh luận dữ dội trên mạng xã hội và cả trên báo chí. 

Xem thêm video toàn bài phát biểu 


Trong đó, các bình luận dưới bài viết chiếm hơn 44% sắc thái tiêu cực.

Điều này thể hiện chủ yếu thái độ phản đối nội dung và chê tác giả, chê bai cách chọn người phát biểu…

Một trong những nội dung khiến cộng đồng bàn luận nhiều nhất chính là cụm từ “trọc phú kiến thức” (Bildungsphilister - thuật ngữ do nhà Triết học người Đức Friedrich Nietzsche) mà diễn giả đề cập. 

Nhà báo Đinh Đức Hoàng dẫn F.Nietzsche để nói với sinh viên rằng: 

“Việc đọc nhiều sẽ chỉ khiến các bạn trở thành những “trọc phú kiến thức” chứ không giúp bạn trở thành người giỏi hơn”.

Sau khi bài viết đăng tải 7 ngày (19/09 - 25/09), nội dung này đã đạt lượng tương tác ~12.000 lượt kike và ~ 6.000 lượt share.

Sự tương tác này vượt rất xa tỷ lệ thông thường của nội dung hiệu quả cao trên Facebook (10 like : 1 share). 

Đọc thêm: Báo cáo phân tích hiện tượng truyền thông “Trọc phú kiến thức”

Tác giả đã nói đúng một phần thực tế lối học “copy and paste” hay “trọc phú kiến thức” theo cách gọi của tác giả là:

Sự sao chép một cách máy móc mà ít tư duy, ít khám phá tự thân. 

Phơi bày thực trạng ấy là cần thiết, hữu ích, và rất nên làm.

Nhưng ngay cả ở chỗ này, Thái Hạo cho rằng tiếng Việt đã có một từ diễn đạt rất đúng, ai nghe cũng hiểu ngay và hiểu đúng là “học vẹt”. 

Tác giả đã không dùng nó mà lại sa vào một lối nói có vẻ hàn lâm nhưng nhiều mâu thuẫn, thậm chí có những nhầm lẫn, và dễ gây hiểu lầm.

Anh gần như phủ nhận luôn cả sự học – sự học theo nghĩa đọc, xem, nghe những tri thức vô giá mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng thiên niên kỷ đầy gian lao nhọc nhằn, và cả hiểm nguy. 

Đề cao đến mức gần như tuyệt đối cái mà tác giả gọi là “tri thức tự thân” hay “tri thức nguyên bản” nhưng lại xem nhẹ và coi thường sự tiếp thu tri thức từ người khác để lại và trao truyền là vừa phiến diện, vừa mâu thuẫn.

Tình hình thực tế Việt Nam ngày nay mà Đinh Đức Hoàng không để ý là người học đọc sách quá ít. 

Vì vậy, điều cần thúc đẩy và cổ xúy là văn hóa đọc.

Người Việt cần đọc sách nhiều hơn, xem phim tài liệu nhiều hơn, nghe giảng nhiều hơn chứ không phải là coi thường những thứ ấy.

null

null

Toàn bài chia sẻ của Thái Hạo trên Facebook cá nhân của tác giả.
Toàn bài chia sẻ của Thái Hạo trên Facebook cá nhân của tác giả.

Thái Hạo cũng chia sẻ thêm:

“Có lẽ cũng vì quá say sưa nói mà tác giả Đinh Đức Hoàng quên mất rằng tri thức chỉ hữu ích và có giá trị khi nó được sinh thành trên một cái nền vững chắc. 

Làm đề tài khoa học, đầu tiên bao giờ cũng có phần “lịch sử vấn đề”. 

Vì sao thế? Vì việc phải đọc và biết những tri thức về đề tài mình đang nghiên cứu là một yêu cầu bắt buộc. 

Cái phát minh, khám phá, phát hiện của anh chỉ có ý nghĩa khi nó được đảm bảo rằng anh đã thấu hiểu hết những gì đã có và bây giờ là góp thêm vào đó một chút của riêng mình, hay là lật nhào cái cũ ấy đi. 

Nếu không làm công việc bắt buộc này thì người học rất dễ rơi vào thói vĩ cuồng, là cái mà học giả Cao Xuân Hạo gọi một cách mỉa mai là “một phút lóe sáng của thiên tài”. 

Những chữ rất căn bản trong kinh Phật là Văn - Tư - Tu. 

Sự học, theo Phật, đầu tiên là phải nhìn, nghe, đọc, quan sát, thu nhận thông tin (văn); rồi suy nghĩ, tư duy về những thông tin ấy như phân tích, hệ thống, khái quát, phản biện… (tư); cuối cùng là thực hành, tức là tri hành hợp nhất, là vận dụng và áp dụng vào thực tiễn. 

Không có thứ hiểu biết nào được sinh ra từ hư không cả, sự học phải khởi đầu bằng việc “nghe” (văn); cũng không có thứ tư duy nào có thể vận hành trên một cái nền trắng tinh cả. 

Tóm lại, đối với sự học, việc thâu góp tri thức của nhân loại là vô cùng hệ trọng.

Quan điểm của tác giả Đinh Đức Hoàng có nguy cơ gây ra sự rẻ rúng đối với sách vở, sự khinh thị đối với người thầy, và hiểu một cách rộng lớn hơn, là coi thường giáo dục. 

Chính sự phiến diện trong nhìn nhận vấn đề, sự thiếu cân nhắc trong trình bày và thái độ quá tự tin về những suy nghĩ chủ quan đã dường như mang đến một ý niệm lệch lạc.

Từ đó, quan điểm này có thể gián tiếp gây hại cho nền học vấn vốn đang rất cần chấn hưng ở Việt Nam.

Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người (Nguồn: Unsplash).
Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người (Nguồn: Unsplash).

Trong khi đó, sự học của con người, suy cho cùng là học cả đời. 

Đọc là một trong nhiều cách học để có tri thức. 

Vấn đề là đọc và học như thế nào, hiệu quả ra sao, tiếp nhận được gì mới là điều quan trọng.

Theo quan điểm của các triết gia: Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người. 

Vậy thì ngày nay, dù là thời đại mới gì đi chăng nữa, phủ nhận việc đọc nhiều thì có nên không?

Hơn nữa, chúng ta ở Việt Nam, cũng chỉ mới thoát nghèo vật chất và kiến thức chưa được bao lâu. 

Chúng ta cũng chỉ đang đi lẫm chẫm trên hành trình của mình truy tìm kiến thức, xác định một danh tính người học, vị trí của chúng ta trong biển học. 

Nên nói như diễn giả Đức Hoàng thì có vẻ hơi nặng nề về cái gọi là “trọc phú kiến thức”.

Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh cho rằng: “Rất thành công với tư cách là sản phẩm của KOL, nhưng trên phương diện “kiến thức”, bài viết của Hoàng khiến tôi … kinh hãi. 

Đó là cảm nhận sau khi tôi nhận ra thủ pháp của Hoàng: Đánh hỏa mù quan điểm bằng một văn phong tù mù và hỗn mang. 

Thủ pháp đó tạo sự hấp dẫn đối với người đọc nhưng làm làm lộ ra những lỗ hổng kiến thức, nhất là khi KOL tự khoe cái tôi một cách quá mức, dù được che đậy một cách… thông minh và liều lĩnh.”

Ông Phạm Tuấn Anh nhà sáng lập Minh Việt LLC - một công ty được đăng ký tại bang Nevada, Hoa Kỳ nêu quan điểm trên trang cá nhân.

“Nội dung bài phát biểu của Đinh Đức Hoàng “đi ngược lại hoàn toàn tinh thần khai phóng của nền đại học Mỹ. 

Cái gọi là “trọc phú kiến thức” mà diễn giả nhắc đến có lẽ là để nói về những người mới đi đoạn đầu của hành trình, mới leo được một vài con dốc đầu tiên và cảm thấy một nhu cầu cấp bách được khoe, được khen, được thừa nhận cho những nỗ lực ban đầu…

Hiểu ra điều đó chúng ta nên có một thái độ bao dung, đồng cảm và vì thế cũng nên ân cần cười vui hơn là lên án theo kiểu ghét cái thái độ. 

Làm thế không chỉ tốt cho người khác mà còn tốt cho cả chính chúng ta.”

Lời kết

Vì sao những xu hướng ấy được ủng hộ và lan tỏa ngày một rộng khắp?

Sau đại dịch, sức khỏe tinh thần con người được chú trọng nhiều hơn bao giờ hết. 

Tờ The Guardian (Anh) đưa tin, cuộc khảo sát nhân viên Dịch vụ Y tế quốc gia Anh vào năm 2021, cho thấy:

Chỉ số tinh thần của nhân viên đã giảm từ 6,1 xuống 5,8 (thang điểm 10) và mức độ gắn bó giảm từ 7 xuống 6,8.

Nhân viên thật sự cần một trạng thái cân bằng giữa công việc và cuộc sống. 

Đối với những nhân viên thích khoe khoang nhưng không làm gì đó là thái độ vô trách nhiệm rất đáng lên án.

Còn về sự học, tri thức luôn cần song hành với trải nghiệm để tạo nên giá trị trong xã hội.

Trước khi tạo ra kinh nghiệm thực tế, bản thân cần trang bị kiến thức là nền tảng, chứ người học không nên rút gọn tiến trình.