Cơ hội nghề nghiệp và nhu cầu tuyển dụng lớn
Cách mạng 4.0 đã tạo ra thế hệ "những người bản địa số" chủ động tiếp nhận và trau dồi kiến thức.
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng cho các công việc liên quan đến công nghệ và máy tính dự kiến sẽ tăng 12% từ năm 2014 đến năm 2024.
488.500 việc làm mới sẽ được bổ sung thêm, nhanh hơn mức tăng trưởng trung bình cho tất cả ngành nghề khác.
Vì vậy trong tương lai, nhu cầu về nguồn nhân lực giúp thực hiện và triển khai công nghệ mới này là rất lớn.
Hiện tại, số lượng dự án, việc làm về các mảng công nghệ mới như IoT, AI, Big Data đang tăng lên rất nhanh và có mức lương khởi điểm cao hơn so với các lĩnh vực công nghệ khác.
Ở Việt Nam, nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành Công nghệ thông tin nói chung và lĩnh vực IoT nói riêng trong vòng 20 năm tới được xác định với quy mô lên tới hàng triệu kỹ sư.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở trước mắt các kỹ sư tương lai khi thời gian vừa qua, lĩnh vực này đã thu hút sự quan tâm đầu tư phát triển rất lớn.
Các tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin trong nước và quốc tế đã đầu tư trong lĩnh vực này như:
Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, Samsung, Intel, Microsoft, IBM, Google…
Những khó khăn của ngành Công nghệ thông tin đối với nhân sự
Để làm tốt trong thị trường công nghệ thông tin, nhân sự cần phải xác định được thách thức và vạch ra cho mình lộ trình nghề nghiệp cụ thể.
1. Kiến thức liên tục cập nhật thường xuyên và trau dồi ngoại ngữ
Công nghệ thông tin là ngành học có vốn kiến thức thay đổi từng ngày và luôn luôn phát triển.
Vì thế, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn sinh viên cần phải chủ động liên tục cập nhật kịp thời.
Đồng thời, nhân sự cũng cần tích lũy các tri thức về công nghệ thông tin mới nhất của thế giới.
Từ đó mới có cơ hội cạnh tranh việc làm, mở ra cánh cửa để bước vào sân chơi toàn cầu hóa.
Bên cạnh đó, việc trau dồi ngoại ngữ để có cho mình một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn cũng vô cùng quan trọng.
Mr.Cho Hansem nhấn mạnh về cơ hội làm việc cho sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản:
"Để có thể gia nhập thị trường nhân lực tại đây thì lực lượng lao động trẻ ngoài việc trau dồi kiến thức chuyên môn tốt thì việc học tiếng cũng là yếu tố quan trọng để các bạn có thể sẵn sàng trở thành kỹ sư công nghệ thông tin tại Nhật Bản”.
2. Sức ép bị loại trừ do cạnh tranh cao
Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin đang được tập trung đầu tư mạnh mẽ vào nguồn nhân lực chất lượng cao.
Số lượng các bạn sinh viên theo đuổi ngành này mỗi năm càng tăng lên.
Vì thế, những người trong nghề công nghệ thông tin sẽ phải đối mặt với sức ép bị đào thải rất cao.
Nhưng ngược lại, nếu là người nhanh nhẹn, luôn nâng cao trình độ bản thân và phát huy hết khả năng của mình thì các bạn sinh viên không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Trong lĩnh vực CNTT, sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ trở thành nhân lực chất lượng cao.
Mỗi người sẽ có sở trường riêng vì vậy các bạn sinh viên có thể bắt đầu làm nghề ở những vị trí khác nhau.
Điều này vừa với khả năng của bản thân sau đó có thể học nâng cao để đạt được vị trí cao hơn trong mục tiêu của mình.
3. Thách thức "làm chủ" công nghệ tương lai và quá tải thông tin
Công nghệ thông tin bùng nổ cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hội nhập đã gần như xóa nhòa tất cả mọi ranh giới.
Thế hệ trẻ, tiêu biểu là Gen Z đã có lợi thế được tiếp cận các thành tựu của công nghệ thông tin từ sớm.
Tuy nhiên, đi đôi với ưu thế tiếp cận thông tin dễ dàng, thế hệ trẻ dường như đang "quá tải" trước khối lượng thông tin vô cùng lớn và liên tục được cập nhật.
Điều này không khó hiểu bởi Gen Z phải đối mặt với khoảng cách kỹ năng ngày càng lớn do gia nhập lực lượng lao động trong thời điểm công nghệ thay đổi nhanh chóng.
Mặc dù giới trẻ có thể quen thuộc với công nghệ song nhiều người vẫn chưa được đào tạo chính quy về kỹ thuật, tự động hóa hay các kỹ năng mềm cần thiết để phát triển bản thân trong thời đại mới.
Nỗ lực theo kịp yêu cầu không ngừng tăng lên của những công việc tạo ra từ nền kinh tế số mới, đòi hỏi ở người trẻ khả năng chắt lọc và thấu hiểu sâu.
Để đạt được khả năng "làm chủ" kiến thức, làm chủ công nghệ, sự tiếp nhận thông tin là chưa đủ với thế hệ trẻ.
Họ cần được đào tạo chuyên sâu bởi những chương trình chuẩn quốc tế, thường xuyên được cập nhật những kiến thức mới nhất về công nghệ, đi kèm tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu thực tiễn xã hội.
Lời kết
Ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn hiện nay.
Kế bên sự tăng trưởng thuận tiện, khó khăn của ngành công nghệ thông tin vẫn còn tồn tại và gây ra nhiều hạn chế, đòi hỏi nhân sự phải nắm bắt và kịp thời thích ứng.