Xu hướng việc làm không biên giới lên ngôi sau đại dịch COVID-19

Tuyển dụng nhân sự trực tuyến thật sự sẽ mở ra thị trường việc làm “không biên giới” sau đại dịch.

Người lao động có thể làm việc tại nhà hoặc kết hợp cả làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng.

Họ đến từ nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa, nhiều chủng tộc.

Tuy nhiên, họ vẫn có thể kết nối, tạo ra giá trị và đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.

null
Việc làm xuyên biên giới đang trở thành xu hướng nhờ vào sự kết nối của công nghệ.

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp sau dịch cũng cao hơn.

Họ đòi hỏi quy trình tuyển dụng và các tiêu chí đánh giá ứng viên được điều chỉnh chặt chẽ hơn.

Bên cạnh trình độ chuyên môn, ứng viên tiềm năng trong giai đoạn mới còn cần phải đáp ứng nhu cầu về các kỹ năng mềm, linh hoạt trong hình thức làm việc và có thái độ cởi mở.

Việt Nam - Điểm đến của nhân lực chất lượng cao nước ngoài

Tỷ lệ người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam còn lớn hơn các quốc gia phát triển trong khu vực như Singapore hay Thái Lan.

Theo Navigos, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp FDI, bởi nền kinh tế phát triển nhanh và điều kiện địa lý thuận lợi, chính trị ổn định cùng nhiều chính sách thương mại tự do đã được thông qua.

Dự báo từ VietnamWorks (thuộc Navigos Group), nhu cầu tuyển dụng người nước ngoài của thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trên 20% trong mỗi năm.
null
Việt Nam là nơi sống và làm việc hấp dẫn nhất Đông Nam Á với người nước ngoài. (Nguồn: Navigos Group).

Cụ thể, có 30% ứng viên nước ngoài được hỏi chọn Việt Nam là quốc gia họ muốn tới làm việc nhất, đứng đầu các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Nguyên nhân chủ yếu khiến người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam là sự trải nghiệm văn hóa và môi trường làm việc.

Theo đó, có 25% người được hỏi cho biết họ hứng thú với văn hóa Việt Nam, và 24% khác muốn được trải nghiệm thị trường mới.

Ngoài ra, mức thu nhập tốt hơn, mức sống thấp, nhiều cơ hội nghề nghiệp và an toàn về địa lý, chính trị cũng là 3 nguyên nhân lớn mà người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, người nước ngoài đến Việt Nam làm việc còn có 3 phúc lợi đặc biệt gồm kinh phí cho việc dịch chuyển; chi phí nhà ở; và chi phí khi về nước.

Khi nhìn nhận về các đồng nghiệp Việt Nam, những yếu tố được đồng nghiệp nước ngoài đánh giá cao lần lượt là làm việc chăm chỉ, khả năng linh hoạt và tính chính trực.

Nhân công Việt Nam được các quốc gia ưu tiên và quan tâm

Thời gian qua, đại bộ phận lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực sản xuất - chế tạo, nhà máy, công xưởng.

Số lượng này chiếm trên 80% số lượng người đi làm việc tại nước ngoài hàng năm.

Ngoài ra, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, xây dựng cũng là những ngành nghề mà các quốc gia/vùng lãnh thổ có nhu cầu tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài.

null
Nhân công Việt Nam ưa chuộng làm việc ở một số lĩnh vực nhất định.

Lao động Việt Nam luôn được người sử dụng lao động và các cơ quan hữu quan tại nước tiếp nhận đánh giá tích cực.

Đặc biệt, họ cảm thấy hài lòng về sự chăm chỉ, cần cù, nắm bắt nhanh công việc, làm việc có chất lượng và năng suất. 

Tại một số thị trường như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, lao động Việt Nam luôn được doanh nghiệp ưu tiên.

null
Nhật Bản là điểm đến phổ biến của nhân công Việt Nam.

Người sử dụng lao động cũng tiếp nhận nhân công Việt Nam nhiều hơn so với lao động nhiều quốc gia phái cử khác.

Tiềm năng thị trường lao động nước ngoài tăng trưởng sau dịch

Đến nay, với việc tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam và các nước, chính sách phòng chống dịch bệnh đã thích ứng với việc tiếp nhận lao động nước ngoài.

Việc các nước và vùng lãnh thổ mở cửa chào đón, Thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang nhận được tín hiệu tích cực, từng bước phục hồi, dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết nhiều biện pháp đồng bộ đang được triển khai để thực hiện mục tiêu đưa 90.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay.

null
Lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2022: Nhiều tín hiệu khởi sắc.

Điển hình chỉ trong quý I/2022, gam màu khởi sắc khi Việt Nam đưa hơn 2500 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể:

  • Các nước Châu Âu tiếp nhận lao động nước ngoài từ năm 2021.
  • Đài Loan (Trung Quốc) mở lại từ ngày 15/2/2022 (đóng cửa từ 19/5/2021).
  • Nhật Bản bắt đầu mở lại từ tháng 3/2022 (sau hơn một năm đóng cửa từ cuối tháng 1/2021).

Một số thị trường lao động khác cũng đã có chính sách tiếp nhận lao động với các điều kiện và quy định phù hợp trong thời gian qua.

Số liệu cụ thể lao động xuất cảnh của một số thị trường như sau:

Nhật Bản là 451 lao động; Singapore là 363 lao động; Hàn Quốc là 325 lao động; Đài Loan (Trung Quốc) có 248 lao động; Hungary là 99 lao động…

Lời kết

Như vậy, các chính sách cũng như yêu cầu về lao động của các nước đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn lực.

Từ đó, người lao động nắm bắt nhu cầu thị trường để tiếp tục phục hồi và phát triển hoạt động XKLĐ trong thời gian tới.